Dự luật mới ngăn Hollywood cúi đầu trước Trung Quốc

Tin điện ảnh · MarsLe ·

Nếu các anh ép Hollywood chọn giữa hỗ trợ của chính phủ Mỹ và tiền của Trung Quốc, dĩ nhiên họ sẽ chọn vế sau.

Căng thẳng giữa 2 cường quốc Mỹ - Trung đã leo thang thêm 1 bậc, bên cạnh kinh tế, giờ đây là vấn đề phim ảnh, mặc dù đại dịch đang khiến Hollywood lao đao. 

Nghị sĩ Ted Cruz đang muốn đề xuất 1 dự luật mà trong đó sẽ bắt buộc các hãng phim Mỹ phải lựa chọn giữa 1 bên là nguồn tài trợ từ Liên Bang hoặc bên kia là doanh số bán vé từ Trung Quốc (thị trường lớn thứ 2 thế giới). Dự luật được mang tên Stopping Censorship, Restoring Integrity and Protection Talkies Act, tạm dịch: Ngừng kiểm duyệt, Phục hồi sự toàn vẹn và Bảo vệ quan điểm tự do. Cuối tháng 4, Cruz đã đề xuất dự luật này, trong đó “cấm” các hãng phim dùng ngân sách từ Bộ quốc phòng (Department of Defense) cho sản xuất phim nếu họ thay đổi nội dung để phù hợp với kiểm duyệt tại Trung Quốc. Ngày 21 tháng 5, ông mở rộng ảnh hưởng của dự luật bằng đề cập đến toàn bộ ngân sách của chính phủ Mỹ. 

Để được phát hành tại Trung Quốc, các phim nước ngoài cần được thông qua kiểm duyệt – một quá trình đòi hỏi sẻ có sự biên tập, xáo trộn khâu chuyển ngữ, và thậm chí là đổi tựa phim. Không có gì là bí mật khi các hãng phim Hollywood phải nhường bộ để đổi lấy đặc quyền gia nhập thị trường điện ảnh lớn thứ 2 thế giới. Trong Top Gun 2, có sự đồng góp vốn của Tencent Pictures, cờ của Đài Loan và Nhật xuất hiện trên áo của nhân vật chính đã được “gỡ bỏ” để “phù hợp” với khán giả đại lục. 

Việc này không qua được mắt Cruz, một bộ phim về quân sự rất nổi tiếng của Mỹ “muốn” được phát hành tại đại lục phải được kiểm duyệt? “Thông điệp của phim, có phải là Maverick – 1 biểu tượng nổi tiếng của Mỹ đang sợ hãi trước Trung Quốc?” vị nghị sĩ đặt câu hỏi.

Dự luật The Script yêu cầu các hãng phim Mỹ phải nộp cho Quốc hội Mỹ tất cả Tựa phim đã thông qua kiểm duyệt tại Trung Quốc trong thập kỷ qua để có một đánh giá toàn diện. Vấn đề lớn khác là Đạo luật cấm các hãng phim liên doanh sản xuất với hãng phim Trung Quốc khi tiếp cận nguồn lực của chính phủ Mỹ. 

Luật Trung Quốc yêu cầu “chỉ được có 1 bản phim Trung Quốc hoàn chỉnh”, điều đó đồng nghĩa với các phim có hợp tác sản xuất, sau đó được phát hành trên khắp thế giới phải có nội dung đồng nhất như bản phim đã được kiểm duyệt tại Trung Quốc – và dẫn đến việc không thể sử dụng nguồn lực của chính phủ Mỹ trong sản xuất các phim này. 

Dự luật The Script là bản đề xuất mới nhất trong hàng loạt các dự luật mà Cruz đưa ra để tách rời Mỹ khỏi nền kinh tế của Trung Quốc, và nó cũng được đưa ra cùng thời điểm Nhà Trắng công bố chiến lược cứng rắn với Trung Quốc – dài 16 trang. 

Đây không phải là lần đầu tiên chính quyền bày tỏ mối quan tâm về sự ảnh hưởng đang lên rất nhanh của Trung Quốc với ngành điện ảnh. Năm 2016, đại gia Wanda đã sở hữu nhiều cổ phần trong hãng Legendary và hệ thống rạp AMC. Mười sáu thành viên của lưỡng đảng đã trình thư kiến nghị Ủy ban về đầu tư nước ngoài (CFIUS) đánh giá nguồn vốn đầu tư của Trung Quốc vào ngành điện ảnh – nhưng không có hiệu quả. 

Các nhà phân tích cho rằng, dự luật của Cruz có thể được đệ trình vì không có hành động nào của CFIUS được đưa ra. Nếu dự luật được thông qua, chúng ta sẽ có những buổi điều trần thường niên về vấn đề kiểm duyệt này. “Chỉ cần (chính phủ) bắt được 1 dấu vết của việc biên tập và thay đổi nào đó, họ sẽ có cơ hội gây áp lực với hãng phim,” nhà phân tích Sale Lilly từ RAND Corp. cho hay. 

Những người trong cuộc (từ 2 phía) cật lực phản đối dự luật của Cruz, vì chúng là 1 hành động chính trị không nên có vào thời điểm quan hệ Mỹ - Trung ngày càng xấu đi. 

Dự luật cũng được cho rằng sẽ khó thực thi trong thực tế vì nó nhắm đến việc phát hành hơn là giai đoạn sản xuất. Các công ty Trung Quốc thường can dự rất sâu vào các phim mà họ đầu tư, góp ý về sáng tạo để bảo đảm các phim này phù hợp với gout của khán giả bản địa, cũng như để dễ vượt qua khâu kiểm duyệt ở giai đoạn đầu tiên của kịch bản – một quá trình hoàn toàn khép kín, không thể kiểm soát bởi luật. 

Một vị máu mặt cười lớn, “Họ sẽ làm gì đây, yêu cầu chúng tôi gửi bản copy của từng bản phác thảo của mỗi bộ phim? Chúng tôi đâu có rảnh vậy!” 

Và nguồn hỗ trợ tài chính của chính phú cũng quá khó để tiếp cận, một nguồn tin khác cho hay. Việc mất nguồn lực của chính phủ có thể chỉ ảnh hưởng đến 1 số phim về đề tài quân đội như Top Gun 2 hay Lone Survivor (2013). 

“Nếu các anh ép Hollywood chọn giữa hỗ trợ của chính phủ Mỹ và tiền của Trung Quốc, dĩ nhiên họ sẽ chọn vế sau. Và điều đó đồng nghĩa sẽ có nhiều phim do Trung Quốc đầu tư và không có mối liên hệ nào với chính phủ Mỹ trong tương lai,” Philip Fang, 1 nhà xã hội học, cho biết. 

Thực tế, việc thúc đẩy Trung Quốc bãi bỏ hạn mức nhập khẩu phim – 1 phương án đã được thương thảo cùng với đệ trình thỏa thuận thương chiến, có thể sẽ đạt được nhiều kết quả tương tự như dự thảo của Cruz mà không cần đụng đến các công ty Mỹ. 

Năm 2015, trong báo cáo về Quy trình kiểm duyệt của Hollywood áp dụng cho Trung Quốc, Ủy ban đánh giá kinh tế & an ninh kết luận rằng việc dỡ bỏ hạn mức sẽ tạo ra khả năng “cản trở sự kiểm duyệt của Trung Quốc” tác động đến việc áp đặt tiêu chuẩn của Trung Quốc, và thao túng quá trình các phim được sản xuất.  

Nguồn: Variey