16 Easter Egg có thể bạn đã bỏ lỡ trong Mary Poppins Trở Lại

Tin điện ảnh · Maii ·

Có ai nhận ra tất cả các Easter Egg này trong Mary Poppins Trở Lại không nhỉ?

Kéo xuống để xem tiếp

Mary Poppins Returns – Mary Poppins Trở Lại đã công chiếu và bộ phim có rất nhiều Easter Egg – Trứng Phục Sinh thú vị và mang cảm giác hoài niệm. Sẽ hơi khó nhận ra nếu bạn chưa xem bản gốc năm 1964, nhưng nếu tìm hiểu một chút thì cũng sẽ rất thú vị đấy. Dưới đây là 16 Trứng Phục Sinh “ngon lành” của Mary Poppins Trở Lại.

1. “Làm ơn ngậm miệng lại, Michael. Người chứ có phải cá tuyết đâu.”

Câu nói Mary Poppins nói với Michael trong bản 2018 từng xuất hiện trong bản 1964. (IMDb)
Câu nói Mary Poppins nói với Michael trong bản 2018 từng xuất hiện trong bản 1964. (IMDb)

Câu đầu tiên mà Mary nói với những đứa trẻ nhà Banks năm xưa nguyên bản là “Close your mouth please, Michael – we are still not a cod fish”. Câu này cũng có trong bản gốc khi Mary Poppins của Julie Andrews nói với Michael.

2. Con vẹt biết nói, chiếc túi xách và chiếc nón của Mary Poppins

Con vẹt biết nói ở tay cầm cây dù của Mary cũng trở lại trong phần 2.

Bông hoa cúc trên nón của Mary Poppins được thay bằng chú chim trong phần 2. (IMDb)
Bông hoa cúc trên nón của Mary Poppins được thay bằng chú chim trong phần 2. (IMDb)

Chiếc nón của Mary Poppins trong bản gốc đính những bông hoa cúc và những quả mọng, trong khi phiên bản Mary Poppins của Emily Blunt thì đính một vật trang trí hình chim cổ đỏ, lấy cảm hứng từ chú chim đã hát chung với Julie Andrews trong bản gốc. Ngoài ra, chúng ta còn được nhìn thấy chiếc túi xách diệu kỳ có thể chứa mọi thứ của Mary Poppins. 

3. Những người phụ nữ nhà Banks

Đuôi con diều được làm từ miếng băng rôn đeo quanh người bà Banks trong bản 1964. (IMDb)
Đuôi con diều được làm từ miếng băng rôn đeo quanh người bà Banks trong bản 1964. (IMDb)

Trong phần phim đầu tiên, Winnifred Banks (Glynis Jones) đấu tranh vì quyền được đi bầu của phụ nữ thì ở phần hậu truyện, con gái cô, Jane Banks (Emily Mortimer) trở thành một nhà hoạt động công đoàn đấu tranh vì quyền lợi của những người lao động có thu nhập thấp.

Miếng vải mà mẹ cô đeo như một chiếc băng rôn cỗ vũ với dòng chữ “Votes for Women” được làm thành đuôi con diều mà Georgie thả.

4. Những chú chim cánh cụt nhảy múa

Những chú chim cánh cụt được 'nâng cấp' trong Mary Poppins Trở Lại.
Những chú chim cánh cụt được 'nâng cấp' trong Mary Poppins Trở Lại.

Những chú chim cánh cụt nhảy múa chung với Dick Van Dyke và Julie Andrews trong bài Jolly Holiday đã trở lại đầy thú vị trong hậu truyện. Chúng tên là Fred Astaire, Oliver Hardy, Gene Kelly và Charlie Chaplin.

Kỹ thuật vẽ 2D để tạo dựng lại những chú chim cánh cụt mắc mỏ và tốn gấp đôi thời gian so với dùng kỹ thuật vi tính. Điều thú vị là những họa sĩ làm nên các phân đoạn hoạt hình trong phim là những người đã từng tạo nên nhân vật Belle trong Beauty and the Beast. Họ vốn đã nghỉ hưu nhưng cuối cùng quay lại với dự án Mary Poppins Trở Lại.

5. Richard Sherman

Mary Poppins của Julie Andrew. (IMDb)
Mary Poppins của Julie Andrew. (IMDb)

Nếu để ý ở phần đầu phim, bạn sẽ thấy cái tên Richard M. Sharman xuất hiện với vai trò cố vấn âm nhạc.

Richard và Robert Sherman là những người đã tạo nên những bản nhạc đáng nhớ trong phần phim đầu tiên, cũng như nhiều bộ phim Disney khác.

Vị đạo diễn cảm thấy Sherman giống như người cỗ vũ đối Marc và Scott (2 nhà soạn nhạc của hậu truyện) hơn là cố vấn. Marc và Scott phát cho ông nghe bài nhạc mới và ông gật đầu hài lòng ngay tắp lự. 

6. Phần âm nhạc

Có những nốt trong bản nhạc gốc được lấy ra và chèn vào nhạc của Mary Poppins Trở Lại, nhưng khá khó phát hiện nếu chỉ xem một lần và đặc biệt là nếu bạn không biết gì về nhạc lý.

7. Vai cameo của Dick Van Dyke

Dick Van Dyke (trái) trong bản 2018 và Dick Van Dyke (phải) trong bản 1964. (IMDb)
Dick Van Dyke (trái) trong bản 2018 và Dick Van Dyke (phải) trong bản 1964. (IMDb)

Vai cameo của Dick Van Dyke chắc chắn là đáng nhớ nhất trong phim. Ông đóng vai Dawes Jr., con trai của Daws Sr. cũng do ông thủ vai trong phần 1 (Dick Van Dyke đóng 2 vai trong Mary Poppins). Khi lần đầu ông nghe tin Disney đang thực hiện phần hậu truyện của Mary Poppins, phản ứng của ông là “Can I be in it?” (“Tôi tham gia được không?”). Trong phim gốc, credit của bộ phim ghi diễn viên đóng ông Dawes Sr. là Nackvid Keyd, các chữ cái sau đó bắt đầu di chuyển và ghép lại thành cái tên Dick Van Dyke. Phần 2 cũng sử dụng phương pháp tương tự nhằm tri ân đến phần phim gốc.

8. Topsy rất giống với Chú Albert

Topsy có nhiều điểm chung với chú Albert (IMDb)
Topsy có nhiều điểm chung với chú Albert (IMDb)

Streep vào vai Topsy, nhân vật có nhiều nét tính cách rất giống với Chú Albert trong phần 1. Albert cũng có hoàn cảnh kỳ lạ tương tự, mỗi lần ông cười thì cơ thể sẽ bắt đầu trôi lên trần nhà. Đây là lần thứ 2 Meryl Streep hợp tác với Rob Marhsall sau bộ phim Into the Woods. Khi được ông mời tham gia, bà đã rất hào hứng.

9. Julie Andrews không xuất hiện, nhưng Angela Lansbury thì có

"Bà Potts" trong Beauty and the Beast và những chiếc bóng tay gợi nhớ đến Up. (IMDb)
"Bà Potts" trong Beauty and the Beast và những chiếc bóng tay gợi nhớ đến Up. (IMDb)

Julie Andrews – Mary Poppins trong bản gốc đã từ chối lời mời đóng vai cameo bởi bà không muốn khán giả tập trung vào mình mà bỏ qua màn trình diễn của Emily Blunt. Nhưng một nhân vật huyền thoại khác của Disney thì có xuất hiện trong phim, đó chính là Angela Lansbury. Bà đóng vai cô Eglantine Price trong Bedknobs and Broomsticks và bà Potts trong Beauty and the Beasts.

Bà thủ vai bà lão bán bong bóng trong Mary Poppins Trở Lại, nhân vật gốc trong truyện của P.L. Travers. Cảnh này cũng là Easter Egg liên quan đến bộ phim hoạt hình Up của Pixar. Trong phim, bà nói một câu nói thể hiện chủ đề của Mary Poppins Trở Lại, “Người lớn sáng mai là quên thôi,” (“The grown-ups will forget by morning.”) và Mary Poppins trả lời rằng: “Họ lúc nào cũng thế.” (“They always do”).

10. Jack và Bert có liên hệ

Bert và Jack có liên hệ. (IMDb)
Bert và Jack có liên hệ. (IMDb)

Bert the Chimney Sweep (Người quét ống khói) do Dick Van Dyke thủ vai, được xem là thầy của Jack the Lamplighter (Người đốt đèn) của Miranda. Phân cảnh khi họ nhảy múa và hát dưới những cây đèn làm người xem gợi nhớ lại bài Step in Time từ bản gốc.

11. Những đứa trẻ nhà Banks

Những đứa trẻ dễ thương của nhà Banks. (IMDb)
Những đứa trẻ dễ thương của nhà Banks. (IMDb)

Trong Mary Poppins 1964, chỉ có một nửa những đứa trẻ nhà Banks là được xuất hiện trên phim. Trong series sách 8 cuốn của P.L. Travers, Michael và Jane Banks có 2 đứa em sinh đôi khác là John và Barbara, vốn là nhân vật quan trọng trong câu chuyện. 1 năm sau đó, trong cuốn Mary Poppins Comes Back, một đứa trẻ khác của nhà Banks ra đời là Annabel. John và Annabel được chọn để xuất hiện trong Mary Poppins Trở Lại, còn Barbara được thay bằng một đứa trẻ tên Georgie.

12. Những bức tranh ở đoạn mở đầu

Khi đang nghiên cứu tư liệu làm phim, đạo diễn Rob Marshall tìm thấy một loạt các bức tranh sơn dầu phong cảnh London của Peter Ellenshaw, một họa sĩ Disney huyền thoại, người đã vẽ phông nền cho phim Mary Poppins gốc. Marshall quyết định sử dụng khoảng 1/3 tác phẩm của Ellenshaw để tạo điểm nhấn cho tông phim, còn lại là do các nhà làm phim tạo ra dựa trên phong cách của vị họa sĩ quá cố.

13. Những bậc thang bằng sách

Trong bài A Cover is Not the Book, Jack và Mary bước đi trên những bìa sách khổng lồ, có in tên của những chương nổi tiếng nhất trong series Poppins như The Day Out, Lucky ThursdayThe Marble Boy.

14. Nhà thờ St. Paul

Đàn bồ câu bay lên khi Jack đi ngang nhà thờ St. Paul là lời tri ân đến phần phim năm 1964. (IMDb)
Đàn bồ câu bay lên khi Jack đi ngang nhà thờ St. Paul là lời tri ân đến phần phim năm 1964. (IMDb)

Trong Mary Poppins Trở Lại, nhân vật Jack đạp xe ngang qua nhà thờ St. Paul. Trong phần phim đầu tiên, đây là nơi mà Jane và Michael nhìn thấy một bà lão bán đồ ăn cho những chú chim bồ câu. Khi Jack đạp xe ngang qua, một đàn bồ câu bay lên trời là lời tri ân dễ thương dành cho phim gốc.

15. Quả cầu tuyết

Nhà Banks có một quả cầu tuyết với bản sao nhà thờ St. Paul bên trong. Khi Jane và Michael đang lục lọi gác xép, Jane cầm lên một quả cầu tuyết đã bị cất vào xó từ rất lâu. Quả cầu tuyết đó đã từng được Mary Poppins cho Michael và Jane xem lúc cô hát những giai điệu tương tự như khi Michael hát vì nhớ vợ. Shaiman đã biến tấu những nốt cuối của bài hát gốc trở thành một giai điệu dài tạm biệt Mary Poppins của Emily Blunt ở cuối phim khi cô vú nuôi diệu kỳ bay về trời. 

16. Tướng quân Boom và chú chó Willoughby

Người hàng xóm của nhà Banks, Tướng quân Boom thường bắn đại bác để báo giờ, do Reginald Owen thủ vai trong phần 1. Nhân vật này còn sống và trở lại trong phần 2, do David Warner đóng.

Bà Lark, hàng xóm của nhà Banks có 2 chú chó Andrew và Willoughby. Trong phần gốc, chúng ta được gặp Andrew, còn phần 2, chúng ta được gặp Willoughby.

Nguồn: Tổng hợp