Review 4 phim ngụ ngôn ngắn của Wes Anderson (Netflix) - Lối kể chuyện độc đáo qua từng thước phim

Đánh giá phim · miduynph ·

Những câu chuyện ngụ ngôn của Roald Dahl đã được tái hiện sinh động bởi đạo diễn đại tài Wes Anderson.

Kéo xuống để xem tiếp

Màn kết hợp lần đầu tiên giữa Netflix và Wes Anderson đã mang đến cho khán giả những trải nghiệm điện ảnh đặc sắc. Tuyển tập 4 bộ phim ngắn mới đây của Wes Anderson gồm The Wonderful Story Of Henry Sugar, The Swan, The Rat Catcher, Poison được chuyển thể từ các truyện ngắn của tác gia nổi tiếng Roald Dahl. Với thời lượng ngắn ở từng bộ phim, người xem không khỏi rời mắt bởi câu chuyện được kể theo phong cách rất đặc trưng của Wes Anderson.

Trailer The Wonderful Story Of Henry Sugar

The Wonderful Story Of Henry Sugar

Là phần phim được ra mắt đầu tiên trong chuỗi 4 tác phẩm đặc sắc của Wes Anderson trên Netflix. Tác phẩm xoay quanh câu chuyện của gã quý tộc Henry Sugar (Benedict Cumberbatch). Một ngày, ông tình cờ đọc được một cuốn sách kỳ lạ ghi chép về năng lực nhìn thấy vạn vật mà không cần dùng đến mắt.

Chính nhờ phát hiện thần kỳ đó, Henry đã có những ngã rẽ quan trọng trong cuộc sống của mình. Ông không chỉ là một tên giàu có phông bạt mà còn nhận ra nhiều điều ý nghĩa khác trong cuộc đời.

Bộ phim gửi gắm thông điệp nhẹ nhàng nhưng mang đầy giá trị về mối quan hệ giữa vật chất và tinh thần. Tiền có thể đem đến cho bạn tất cả những ham mê hào nhoáng nhưng sống mà không có lý tưởng, mục đích thì mọi thứ rồi cũng trở nên vô vị. 

Henry Sugar say mê với cuốn sách chứa đựng điều kỳ diệu
Henry Sugar say mê với cuốn sách chứa đựng điều kỳ diệu

Với thời lượng 45 phút, bộ phim mang đến một màn trình diễn nghệ thuật ấn tượng cho khán giả. Sự kết hợp giữa văn học, điện ảnh, kịch sân khấu đã tạo nên những khung hình đặc sắc và đậm chất của Wes Anderson. Tác phẩm còn có cách xây dựng câu chuyện lồng ghép nhau, từng khung cảnh tưởng chừng không liên quan nhưng lại được chuyển đổi liên tiếp, mượt mà, lớp lang. 

The Wonderful Story Of Henry Sugar có sự góp mặt của Benedict Cumberbatch và Ralph Fiennes. Cả 2 đã thể hiện xuất sắc những biến chuyển linh hoạt của một tác phẩm đặc biệt mang màu sắc sân khấu như thế này.

Mảng màu sắc rạng rỡ không thể nhầm lẫn của Wes Anderson
Mảng màu sắc rạng rỡ không thể nhầm lẫn của Wes Anderson

The Swan

Bộ phim thứ 2 có lẽ sẽ là 17 phút mang đến cảm giác bứt rứt, ngột ngạt nhất cho người xem. The Swan kể về câu chuyện của một cậu bé bị bắt nạt bởi bạn bè bằng những trò quái gở đầy tàn nhẫn. Những đứa trẻ tưởng chừng như vô tư đó lại là nguyên nhân đẩy một đứa trẻ khác vào bi kịch. Không chỉ với con người, sự tàn bạo với động vật cũng được thể hiện rõ trong The Swan.

The Swan là bộ phim chứa nhiều đau thương day dứt nhất
The Swan là bộ phim chứa nhiều đau thương day dứt nhất

Dù chỉ qua những đạo cụ minh hoạ, Wes Anderson vẫn lột tả trần trụi, ám ảnh nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần mà nạn nhân phải chịu đựng. Văn phong của Roald Dahl cô đọng, súc tích đã góp phần để lại một cái kết nhiều phẫn nộ với câu chuyện của cậu bé Peter Watson.

The Rat Catcher

Bắt nguồn từ việc lũ chuột liên tục quấy phá, một phóng viên (Richard Ayoade) và một thợ cơ khí (Rupert Friend) đã liên hệ nhờ người bắt chuột (Ralph Fiennes) đến tiêu diệt lũ gặm nhấm phiền phức trên. Người bắt chuột ban đầu xuất hiện với dáng vẻ của một “thiên tài” cứu rỗi khách hàng. Ông tự tin khẳng định mình hiểu rõ về loài chuột. 

Người bắt chuột với khả năng thấu hiểu tường tận tính cách, dáng đi của loài chuột
Người bắt chuột với khả năng thấu hiểu tường tận tính cách, dáng đi của loài chuột

Nhưng sự thật, ông lại giống với loài chuột hơn bao giờ hết. Bản chất trốn tránh, sợ sệt, ám ảnh khiến người bắt chuột đánh mất con người mình. The Rat Catcher có những khung hình đối xứng rất riêng của Wes Anderson. 

Đặc biệt câu chuyện lần này của Roald Dalh được kể lại qua lối minh hoạ hấp dẫn. Đạo cụ của phim không quá chân thật như những gì thường thấy ở một bộ phim nhưng khi đưa vào tác phẩm lại tạo nên những dấu ấn riêng.

Hình ảnh con chuột được minh họa trong The Rat Catcher
Hình ảnh con chuột được minh họa trong The Rat Catcher

Poison

Không chậm rãi, từ tốn tạo nên bất ngờ cho người xem như 3 bộ phim trước, Poison gây tò mò, kịch tính ngay từ những phút đầu tiên. Câu chuyện gói gọn trong việc Harry (Benedict Cumberbatch) phải nằm bất động trong lo âu vì có một con rắn cạp nong đang ngủ trên bụng mình. 

Nỗ lực cứu giúp Harry của bác sĩ Ganderbai và Woods
Nỗ lực cứu giúp Harry của bác sĩ Ganderbai và Woods

Mọi khung cảnh trong tác phẩm này hiện lên đều cho thấy sự cấp bách, bức bối và căng thẳng theo chính nhân vật Harry. Các cảnh quay, bối cảnh, đạo cụ di chuyển liên tục nhưng không một chi tiết nào là thừa thãi, ngược lại còn mang đến màn hiệu ứng thị giác lôi cuốn. 

Mọi sự gấp gáp, ngổn ngang của Poison được đáp lại bằng một cái kết đầy bất ngờ. Có thể một vài khán giả sẽ dự đoán được plot twist này, nhưng ẩn ý sau cùng lại vô cùng chua chát và bẽ bàng. Sự tử tế, tình người rồi cũng không thể vượt qua khỏi định kiến phân biệt chủng tộc gay gắt lúc bấy giờ.

Phân biệt chủng tộc đã tạo nên những tổn thương sâu sắc cho nạn nhân
Phân biệt chủng tộc đã tạo nên những tổn thương sâu sắc cho nạn nhân

Thế giới ngụ ngôn đã được Wes Anderson xây dựng theo một cách hoàn toàn khiến khán giả bất ngờ. Ông không cố biến những trang chữ thành một bộ phim thật sự mà trực tiếp kể những câu chuyện đó theo cách màu sắc và cuốn hút hơn.

Phong cách hình ảnh trong các bộ phim của Wes Anderson

Phong cách hình ảnh trong các bộ phim của Wes Anderson

Trước khi đến với The French Dispatch, hãy cùng tìm hiểu về phong cách hình ảnh đặc trưng được thể hiện trong phim của Wes Anderson.