[REVIEW] Chú Ơi Đừng Lấy Mẹ Con - Trẻ em xem có thể thấy hay, nhưng người lớn xem chỉ thấy nhạt

Đánh giá phim · SarahTran ·

Chú Ơi Đừng Lấy Mẹ Con có thể sẽ hay đối với các khán giả nhí, nhưng nếu khán giả là người lớn thì chắc chắn chỉ thấy nhạt.

Kéo xuống để xem tiếp

Chú Ơi Đừng Lấy Mẹ Con là dự án điện ảnh tiếp theo của đạo diễn Đinh Tuấn Vũ sau bộ phim Chờ Em Đến Ngày Mai trong năm 2016. Phim có sự góp mặt của dàn diễn viên gồm những tên tuổi đang được giới trẻ yêu thích như Kiều Minh Tuấn, An Nguy, Will 365, “mẹ chồng” Lan Hương và hai thiên thần nhí Chu Diệp Anh, Hữu Khang… Đây có lẽ là một trong những phim Việt được PR "rầm rộ" nhất trong năm nay, khiến cho sự kỳ vọng của khán giả cũng tăng cao. Thế nhưng, những gì mà người xem nhận được chỉ là sự thất vọng.

Bỏ qua những scandal trước đó và nhận xét phim ở góc độ khách quan nhất, Chú Ơi Đừng Lấy Mẹ Con đã thất bại trong việc mang đến cho khán giả một bộ phim gia đình cảm động, có nội dung tươi mới hay đầy những tình tiết bất ngờ. Bởi nội dung phim hoá ra chẳng có gì đặc biệt, càng không có gì bất ngờ, lời thoại còn đậm chất "phim Việt Nam" và quan trọng hơn hết là diễn xuất của các diễn viên không thể nào truyền tải được hết cái hay của nhân vật. Phim có thể sẽ hay đối với các khán giả nhí, nhưng nếu khán giả là người lớn thì chắc chắn chỉ thấy nhạt.

Nội dung phim là câu chuyện về Nhện (Hữu Khang) từ nhỏ sống với mẹ, được gia đình ngoại vô cùng yêu thương, chiều chuộng. Một ngày, Thuỷ Tiên (An Nguy) - mẹ của Nhện - dẫn về anh chàng người yêu tên Đông Bắc (Kiều Minh Tuấn) và con gái riêng của anh là Bảo Ngọc (Chu Diệp Anh). Nhện dĩ nhiên là không chấp nhận san sẻ mẹ của mình với ai khác nên luôn khó chịu, tìm mọi cách để phá bĩnh mối quan hệ của mẹ Thuỷ Tiên và chú Đông Bắc. Mọi chuyện rắc rối hơn khi cha ruột của Nhện xuất hiện, và mối quan hệ của Thuỷ Tiên và Đông Bắc càng thêm trắc trở.

Phim gia đình có nội dung đơn giản, kết thúc luôn luôn có hậu, dễ đoán là chuyện bình thường, nhưng bù lại phim phải có một vài chi tiết hài hước, đáng yêu hoặc cảm động để níu chân khán giả. Chú Ơi Đừng Lấy Mẹ Con dĩ nhiên là có nội dung không thể nào đơn giản và dễ đoán hơn, nhưng xuyên suốt từ đầu đến cuối phim không hề có tình tiết nào thực sự nổi bật, cả phần hài hước, cảm động hay tình cảm lãng mạn đều chưa tới. Nhiều đoạn cố làm cho hài nhưng thật ra khá vô duyên và gượng gạo, ví dụ như vai cameo của Đức Phúc ở đầu phim xin đi nhờ nhà vệ sinh, hay lúc Đông Bắc bị dị ứng nước ngọt và kéo khăn trải bàn làm hỏng bữa cơm. 

Vai cameo của Đức Phúc khá vô duyên.
Vai cameo của Đức Phúc khá vô duyên.
Cảnh gây cười "nhạt" nhất phim.
Cảnh gây cười "nhạt" nhất phim.

Phim đã thất bại trong việc lấy đi nước mắt của khán giả không chỉ bởi diễn xuất chưa đủ nội lực của các diễn viên, mà còn bởi mắc phải một lỗi khá lớn của phim nhiều phim Việt, đó là các nhân vật chính trong phim đều "auto giàu", khiến phim mất đi tính chân thực và khó chạm được đến trái tim của số đông khán giả. So với những phim gia đình Việt khác như Nắng hay Khi Con Là Nhà thì Chú Ơi Đừng Lấy Mẹ Con vẫn còn thua xa về độ chân thực và gần gũi. Bên cạnh đó, lời thoại trong phim vẫn còn khá màu mè và đậm chất "phim Việt Nam", nhiều câu thoại của hai diễn viên nhí nghe qua thì có vẻ nhân văn và sâu sắc, nhưng thực chất lại làm mất đi bản chất hồn nhiên của trẻ con và khiến cho phim gượng hơn hẳn.

[REVIEW] Johnny English: Tái Xuất Giang Hồ - Tiếng cười làm quên đi những nỗi lo trong cuộc sống

[REVIEW] Johnny English: Tái Xuất Giang Hồ - Tiếng cười làm quên đi những nỗi lo trong cuộc sống

Johnny English: Tái Xuất Giang Hồ là bộ phim thuần giải trí đúng nghĩa.

Phim Việt là "auto" nhà giàu đi xe hơi.
Phim Việt là "auto" nhà giàu đi xe hơi.

Nhưng điều khiến người xem thất vọng nhất ở Chú Ơi Đừng Lấy Mẹ Con không phải kịch bản hay lời thoại, mà chính là diễn xuất và phản ứng hoá học của các nhân vật chính. Thật ra, nói vai Đông Bắc là bước thụt lùi trong sự nghiệp đang lên của Kiều Minh Tuấn cũng không đúng. Bởi người viết nhận thấy anh diễn không hề dở, mà do bản thân nhân vật của anh vốn đã được xây dựng như vậy - hiền lành, dịu dàng, lúc nào cũng ân cần và luôn cố "lấy nhu thắng cương". Vì đây là phim gia đình, mà thế mạnh của Kiều Minh Tuấn là những vai phản diện, "bad boy" hoặc những nhân vật điên, điên, tưng tửng, nên anh không thể thể hiện hết năng lực của mình trong bộ phim này cũng là điều dễ hiểu. Đối với người viết, Kiều Minh Tuấn là người diễn tròn vai nhất trong phim. 

Vai của Kiều Minh Tuấn quả thật không có gì đặc sắc, nhưng cũng không thể gọi là tệ.
Vai của Kiều Minh Tuấn quả thật không có gì đặc sắc, nhưng cũng không thể gọi là tệ.

Ngược lại, vai của An Nguy mới khiến người xem lắc đầu ngán ngẩm. Có lẽ An Nguy chỉ xuất sắc ở lĩnh vực vlog, còn ở mảng diễn xuất thì cô còn phải cải thiện rất nhiều. Giao vai nữ chính cho An Nguy là sai lầm của nhà sản xuất, bởi diễn xuất không đủ nội lực của cô không thể nào thể hiện được hết nội tâm của một bà mẹ đơn thân, từng đổ vỡ, từng bị ruồng bỏ, phải một mình nuôi con và gầy dựng sự nghiệp. Hơn thế nữa, phần lồng tiếng khiến cho vai diễn của cô càng gượng hơn khi biểu cảm và giọng nói không hề khớp với nhau.

Ngoài đẹp ra thì An Nguy chẳng có gì nổi bật trong phim.
Ngoài đẹp ra thì An Nguy chẳng có gì nổi bật trong phim.
Vai của Will cũng nhạt không kém.
Vai của Will cũng nhạt không kém.

Đặc biệt, người xem không thể nào cảm nhận được một chút phản ứng hoá học nào giữa An Nguy và Kiều Minh Tuấn, mặc cho trước đó hai người đã từng tuyên bố là "xây dựng một thế giới mà không thể thoát ra được". Tình cảm của hai nam nữ chính chỉ được thể hiện qua một vài câu thoại nghe không thể nào giả hơn, một vài cái ôm, nụ hôn hờ hững. Thậm chí, cảnh cầu hôn đáng lẽ là lãng mạn nhất, thì phản ứng của nhân vật Thuỷ Tiên lúc đó cũng chỉ đơn giản là đứng cười chứ không hề thể hiện được sự ngạc nhiên hay xúc động.

[REVIEW] A-X-L Chú Chó Robot - Đáng lẽ đã có thể hay hơn

[REVIEW] A-X-L Chú Chó Robot - Đáng lẽ đã có thể hay hơn

A-X-L Chú Chó Robot đáng lẽ đã có thể hay hơn nếu được rót thêm vốn.

Bù lại những điểm yếu ở trên, thì phim vẫn còn được "cứu vãn" nhờ diễn xuất của hai bé Hữu Khang và Chu Diệp Anh. Tuy nhỏ tuổi nhưng cả hai đều thể hiện được hết mọi hỉ nộ ái ố của nhân vật và những biểu cảm đều rất chân thật, hồn nhiên và vô tư. Duy chỉ có một vài câu thoại khá "người lớn" nhưng đó là trách nhiệm của biên kịch, còn bản thân của hai bé đã diễn rất tròn vai, thậm chí còn toả sáng hơn các cô chú khác. Sự xuất hiện của hai diễn viên phụ là Trung Ruồi trong vai người bố đạp xe xích lô, cậu bé diễn viên nhí vào vai con anh cũng giúp cho phim hài hước và thú vị hơn hẳn. 

Bé Hữu Khang và Chu Diệp Anh diễn rất tròn vai.
Bé Hữu Khang và Chu Diệp Anh diễn rất tròn vai.
Hai diễn viên phụ "mặn" nhất phim.
Hai diễn viên phụ "mặn" nhất phim.

Tóm lại, Chú Ơi Đừng Lấy Mẹ Con chỉ ổn đối với trẻ con hoặc người xem cảm nhận phim qua lăng kính của một đứa trẻ. Còn nếu bạn tìm kiếm một bộ phim với những tình tiết cảm động như Nắng hay đầy những tình tiết kịch tính, bất ngờ như Khi Con Là Nhà thì chắc chắn bạn sẽ thất vọng. Bên cạnh đó, nếu bạn trông chờ vào một "màn lột xác đầy ngoạn mục" của Kiều Minh Tuấn, thì có lẽ bạn sẽ phải tìm kiếm ở bộ phim sau của anh rồi.