[REVIEW] Người Lắng Nghe (2022)

Phim Kinh Dị · Đánh giá phim · Ivy_Trat ·

Người Lắng Nghe thực sự không ấn tượng.

Người Lắng Nghe: Lời Thì Thầm (Người Lắng Nghe) có ý tưởng nhưng “chết lâm sàng” vì khâu thực hiện.

Báo Thể Thao Văn Hóa
Báo Thể Thao Văn Hóa

Người Lắng Nghe kể câu chuyện của bác sĩ tâm lý Tường Minh (Quang Sự) và tiểu thuyết gia mới nổi An Nhiên (Oanh Kiều). Tiểu thuyết đầu tay của An Nhiên vừa được xuất bản thì cô gặp phải một bóng ma bí ẩn cứ mãi ám ảnh cô. Chị họ của An Nhiên đưa cô đến bác sĩ Tường Minh để điều trị tâm lý, tin rằng cô chỉ gặp vấn đề về tinh thần chứ không bị ám gì. Sau một hồi nói chuyện, Tường Minh đồng ý hoãn kỳ nghỉ phép định kỳ để điều trị cho An Nhiên. Nhưng từ đó, anh bắt đầu đối nhìn thấy những viễn cảnh hãi hùng, khiến anh nghi ngờ liệu những gì An Nhiên nói có phải sự thật.

Ra mắt sau 2 năm hoãn chiếu, Người Lắng Nghe gặp phải một trở ngại rất lớn là đối đầu trực diện với bom tấn The Batman. Nhưng ngay cả khi không có điều này, bộ phim cũng khó mà làm nên thành tựu nào đáng kể. Phim có ý tưởng để phát triển, có tiềm năng, nhưng lối thực hiện vụng về đã khiến mọi thứ hỏng bét.

Zing
Zing

Trước hết, Người Lắng Nghe được giới thiệu là một bộ phim kinh dị. Nhưng khi câu chuyện thực sự bắt đầu, phim hiện rõ là một bộ phim tâm lý với những mối ám ảnh từ quá khứ và những nỗi đau cá nhân hơn là những bóng ma lảng vảng. Điều này chẳng sao cả nếu phim có thể thực sự thuyết phục được người xem. Nhưng cú “nhảy dù” của phim khá lọng cọng. Các tình tiết cứ dàn trải, còn câu chuyện cứ lưng chừng không tiến được, cũng chẳng thấy chút chuyển biến mượt mà nào.

Cái phim thiếu là một kết nối mà phim có thể thể hiện với ngôn ngữ phim ảnh. Người Lắng Nghe đã làm khán giả bất ngờ khi kết thúc tuyến truyện nỗi ám ảnh của An Nhiên, lý giải được sự thật đằng sau “bóng ma” cứ đeo bám nhân vật này, nhưng rồi phim chuyển qua thể loại tình cảm rồi sang tuyến truyện của bác sĩ Minh. Phim cứ liêc di chuyển xoành xoạch mà không chút “gợi ý” cho người xem chuyện gì đang xảy ra khiến mọi thứ trong đây thật khó hiểu.

afamily
afamily

Các cuộc điều trị của An Nhiên không đến mức đạt đến tình trạng chuyển vị đâu. Bằng chứng là phim đã để Tường Minh gặp ác mộng ngay trước cả khi chấp nhận điều trị cho An Nhiên. Trong khi đó, bệnh nhân và bác sĩ phải “tâm sự” khá nhiều mới có hiện tượng chuyển vị. Tình trạng này cũng cần một xúc tác. Vậy mà chưa gì anh chàng bác sĩ lại ngay lập tức bị “dính” phải hiện tượng này. Mạch logic sẽ có lý hơn khi để câu chuyện của anh song song với quá trình điều trị của An Nhiên – thứ lẽ ra phải dài hơn để người xem có thể thẩm thấu chấn thương tâm lý của cô và sư tương đồng giữa cả hai nhân vật. Như vậy, chuyển vị của Tường Minh mới có lý được, đồng thời lý giải tại sao 2 con người lạ mặt lại nhìn thấy chung một bóng trắng. Người Lắng Nghe dường như đã bỏ quên việc thiết lập kết nối giữa An Nhiên và Tường Minh một cách đúng đắn.

Hơn nữa, Người Lắng Nghe về sau cứ sa lầy vào lối melodrama thường thấy ở phim truyền hình Việt là đề cao chuyện tình cảm nam nữ. Điều này thật sự không cần thiết ở một bộ phim mà đạo diễn mong muốn truyền tải thông điệp về các mối cảm xúc khiến con người phải trải qua sự tiêu cực không tưởng, cũng như làm nổi bật các khó khăn mà họ phải đối mặt. Đó đáng ra là một thông điệp ý nghĩa của phim, nhưng Người Lắng Nghe lại không có ý định củng cố điều này.

Báo Người Lao Động
Báo Người Lao Động

Dàn nhân vật cũng là một điểm yếu chết người của phim. Là bác sĩ tâm lý nhưng Tường Minh chẳng thể thuyệt phục nổi người xem anh là người có chuyên môn. Chưa gì anh đã tiếp cận gia đình bệnh nhân – một điều vượt quyền mà các nhà điều trị tâm lý rất e dè. Còn An Nhiên, người được xem là một nhân vật nội tâm và trưởng thành hơn tuổi lại có diễn biến tâm lý cũng nhanh như phim vậy, ngoài chóng mặt ra thì chẳng đọng lại được gì. Việc Tường Minh khiến cô đối mặt với sự thật chỉ là bước đầu của việc chữa trị, vậy mà An Nhiên một phút đã trở lại bình thường. Từ một nhà văn sâu lắng chịu nhiều tổn thương, cô biến thành một đứa con gái mới lớn giận hờn vu vơ hoàn toàn lạc tông với câu chuyện. Đã thế, người xem còn phải để tâm đến tuyến truyện không đi đến đâu của hai nhân vật phụ không làm gì cho phim ngoài việc làm kịch bản loãng ra.

Mặt tâm lý làm chưa tới, khía cạnh kinh dị Người Lắng Nghe cũng không đi tới đâu. Hồn ma chính của phim khi xuất hiện chỉ gây mệt mỏi hơn là đáng sợ. Nhân vật này là một trong những mảnh ghép cho sự vô hồn của kịch bản do bị sử dụng sai cách, kéo theo đó là tuyến truyện của Tường Minh cũng bị lỏng lẽo theo. Rốt cuộc thì anh ta đã vượt qua tội cảm giác tội lỗi của mình bằng cách nào vậy?

Nhìn chung, Người Lắng Nghe chỉ được mỗi khâu dựng cảnh và góc quay, còn lại là một kịch bản lê thê với các tuyến truyện nhạt nhẽo, dàn nhân vật thiếu điểm nhấn lẫn chiều sâu, và những chi tiết thừa thãi.