[Review] Ông Kẹ (The Boogeyman)
Ông Kẹ (The Boogeyman) có đủ sự sâu sắc để đem lại những giây phút giải trí cho khán giả.
Tác phẩm The Boogeyman được Stephen King xuất bản lần đầu năm 1973 được cho là bị ảnh hưởng rất lớn từ học thuyết vô thức tập thể của nhà tâm lý học Carl Jung. Xuyên suốt bộ phim, Ông Kẹ (The Boogeyman) là ‘nguyên mẫu’ cái-bóng (shadow) gắn liền với những tổn thương tâm lý của các thành viên gia đình Harper đồng thời phim cũng là hành trình chữa lành của họ.
Lịch chiếu Ông Kẹ và mua vé Ông Kẹ
Một người đàn ông tên Lester Billings (David Dastmalchian) tìm nhà tâm lý trị liệu Will Harper (Chris Messina), hy vọng được lắng nghe về nỗi đau của việc mất đi 3 đứa con. Cảnh sát cho rằng anh ta phải chịu trách nhiệm cho cái chết của 3 người con, nhưng Lester đổ lỗi cho Ông kẹ - một con quái vật phát triển trong bóng tối và ăn thịt những đứa trẻ dễ tổn thương. Chuyến thăm của Lester dường như truyền lại Ông kẹ cho gia đình Harpers như một căn bệnh. Kể từ thời điểm đó trở đi có một sinh vật bóng tối lẩn khuất trong ngôi nhà Harpers, chờ đợi để tấn công các thành viên trong gia đình. Cô bé Sawyer (Vivien Lyra Blair) cảm thấy sự hiện diện của nó trước tiên, sau đó là người chị Sadie (Sophie Thatcher). Sadie cố gắng điều tra về con quái vật đang rình mò em gái mình bằng cách đến thăm ngôi nhà u ám kỳ lạ của Lester và vợ anh ta là Rita (Marin Ireland), chỉ để khám phá ra một thực tế ác mộng. Nhưng việc Sadie tìm kiếm câu trả lời về Ông kẹ dường như là thứ yếu so với nỗi đau của cô ấy, sự cô lập và xa lánh cùa bạn bè cùng sự giày vò của trầm cảm khiến cô trở thành con mồi ngon của quái vật. Người cha Will cũng âm thầm vật lộn với sự đau buồn cùng cảm giác tội lỗi vì cái chết của vợ cũng bị kéo vào hành trình khủng khiếp của hai người con.
Diễn xuất của dàn diễn viên là điểm sáng của Ông Kẹ, thậm chí nó tốt đủ để người xem quên đi nhiều phân đoạn khá ngớ ngẩn thường thấy từ các bộ phim kinh dị của Mỹ. Các nhà làm phim cũng có nghiên cứu rất kỹ về học thuyết phân tâm và các liệu pháp trị liệu tâm lý thật sự và đặt nó vào đúng thời điểm để đồng hành cùng nỗi ám ảnh và quá trình phục hồi của gia đình Harpers.
Lịch chiếu Ông Kẹ và mua vé Ông Kẹ
Điều đáng tiếc nhất ở bản phim 2023 là định hình hóa con quái vật Ông kẹ, trong nguyên tác lẫn bản phim năm 1978, thì Ông kẹ như là cái bóng đen không định hình bủa vây những con người đang gặp các vấn đề về tâm lý. Nếu các nhà biên kịch và làm phim dụng công hơn nữa để khiến Ông kẹ bí ẩn hơn và mơ hồ hơn có thể còn gây nên sự hiệu ứng tâm lý mạnh hơn nữa. Tuy nhiên việc quyết định cho các nhân vật dùng phương thức khá xôi-thịt như súng đạn bắn con quái vật Ông kẹ có thể hợp với thị hiếu khán giả đại chúng Mỹ hơn chăng.
Dù chưa phải là bộ phim quá hay nhưng với kinh phí khá thấp các nhà làm phim vẫn xoay sở làm nên một tác phẩm chất lượng ổn. Phim tiết chế các màn jump-scare và đặt chúng vào những thời điểm cực độ sợ hãi khiến người xem hồi hợp mong chờ con quái vật xuất hiện dần và bùng nổ bởi bất ngờ, đây là điều rất thông minh để nuôi dưỡng sự tò mò và giấu đi được nhiều khiếm khuyết trong kịch bản. Người viết đặc biệt thích đoạn cuối khi Sadie nhìn vào căn phòng khép hờ ở cuối phim, cô biết nỗi ám ảnh và đau buồn vẫn còn đó trong mình, như con quái vật Ông kẹ vẫn còn đến khi nào nhân loại còn tồn tại, nhưng cô đã can đảm đóng cảnh cửa lại và cho phép mình bước tiếp.
Ông Kẹ (2023) - Điểm danh những Ông Kẹ đáng sợ nhất màn ảnh
Những Ông Kẹ trong đây đã ám ảnh giấc mơ của khán giả.
Ông Kẹ (The Boogeyman) - Đến từ thế giới kinh dị mang nhãn Stephen King
Ông Kẹ (The Boogeyman) tiếp tục đưa thế giới kinh dị trù phú của Stephen King lên màn ảnh rộng.
10 bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết của Stephen King xứng đáng được remake
10 phim dưới đây đều là các phim chuyển thể thất bại tiểu thuyết của Stephen King.