Review phim Anh Hùng Bàn Phím - Sự thật trần trụi của mạng xã hội

Đánh giá phim · tinlethanhnhan ·

Anh Hùng Bàn Phím

Drama, Crime
Khởi chiếu 19/04/2024

Anh Hùng Bàn Phím (Troll Factory) phơi bày góc khuất về những gì xảy ra bên dưới những công cụ mạng xã hội và hệ thống báo chí toàn cầu.

Kéo xuống để xem tiếp

Anh Hùng Bàn Phím (Troll Factory) chọn một chủ đề rất ‘hot’ trong thời đại bị chi phối bởi các mạng xã hội khổng lồ, đó là tin giả và sự thao túng truyền thông. Khi xem xong hẳn mọi người sẽ nghi ngờ bản thân liệu có đang bị mớm cho những thông tin xấu hay trực tiếp bị thao túng không, một câu hỏi bỏ lửng gây nhức nhối.

Anh Hùng Bàn Phím trailer - Lịch chiếu, Mua vé, Review phim

Chuyện phim Anh Hùng Bàn Phím xoay quanh chàng phóng viên Im Sang-jin (Son Sukku) bị dính vào scandal tin giả khiến sự nghiệp nhà báo gần như tiêu tùng, người người phỉ nhổ. Đang khi tức tối tuyệt vọng, Im Sang-jin nhận được một tin nhắn bí ẩn rằng có bằng chứng một tổ chức bí mật được tập đoàn Manjin thành lập nhằm thao túng ý kiến dư luận.

Anh Hùng Bàn Phím có mở đầu rất tốt, gây tò mò và mở ra nhiều bí mật hấp dẫn
Anh Hùng Bàn Phím có mở đầu rất tốt, gây tò mò và mở ra nhiều bí mật hấp dẫn

Anh Hùng Bàn Phím có mở đầu rất tốt, gây tò mò và mở ra nhiều bí mật hấp dẫn: những đấu đá bẩn giành hợp đồng kinh tế, cái chết bí ẩn và bàn tay của tập đoàn tài phiệt. Nhịp phim khá nhanh, cú lật đoạn cuối phần một lại hé lộ điểm chính của bộ phim: dư luận trên mạng bị dẫn dắt một cách tinh vi và dễ dàng ra sao.

Nếu tiếp tục mở rộng ý tưởng trên hẳn câu chuyện phim sẽ vượt qua lằn ranh của một bộ phim thông thường để vươn lên tầm phim hay nhưng khá tiếc là từ cuối phần một thì nhịp phim chùng xuống và câu chuyện lại rẽ sang hướng khá hời hợt. 

Phim có hướng đi khá an toàn với chủ đề này
Phim có hướng đi khá an toàn với chủ đề này

Nếu các nhà làm phim Anh Hùng Bàn Phím tập trung vào nhóm ChatTatkat (Kim Dong-hwi) – Paeptaek (Hong Kyung) - Jjing Ppeot king (Kim Sung-cheol) cùng những phi vụ bẻ lái dư luận cùng âm mưu của tập đoàn Manjin thu lợi từ dự án này thì hẳn phim sẽ hấp dẫn và có chiều sâu hơn. Phim lại đi theo hướng khá an toàn, chỉ mô tả một cách sơ lược về chiến thuật thao túng chú ý trong quảng cáo và công nghiệp giải trí, theo ý kiến cá nhân người viết thì những mánh này đã quá cũ kỹ và không đủ gây sốc cho người xem. 

Xem lịch chiếu Anh Hùng Bàn Phím của tất cả cụm rạp trên toàn quốc nhanh nhất tại Moveek

Sự góp mặt của nam tài tử Son Suk Ku trong Anh Hùng Bàn Phím tạo nên nhiều chú ý
Sự góp mặt của nam tài tử Son Suk Ku trong Anh Hùng Bàn Phím tạo nên nhiều chú ý

Diễn xuất của nam tài tử Son Sukku trong Anh Hùng Bàn Phím này có thể nhận xét là tròn vai nhưng chưa thật sự ấn tượng. Nếu với lý lịch một phóng viên lâu năm thì những sai sót trong nghiệp vụ báo chí của nhân vật Im Sang-jin quá vô lý mà sai lầm nghiêm trọng tận 2 lần (dù có vai trò quan trọng trong câu chuyện) khiến người xem khó chịu và làm câu chuyện phim trở nên lố lăng và thiếu thuyết phục.

Về bộ ba trùm tin giả thì diễn xuất của Kim Sung-cheol nổi bật nhất
Về bộ ba trùm tin giả thì diễn xuất của Kim Sung-cheol nổi bật nhất

Về bộ ba trùm tin giả thì diễn xuất của Kim Sung-cheol nổi bật nhất và theo người viết là vai diễn tốt nhất của bộ phim. Chàng diễn viên trẻ ấn tượng khi vừa tạo được sự ranh ma tinh nghịch lúc hành sự, chút ân hận khẽ khàng, vẻ giả vờ thành thật khi bẫy Im Sang-jin đều được thể hiện rõ ràng và thành công thuyết phục người xem. Tiếc là tuyến truyện cho nhân vật này không đủ nên người xem sẽ còn nhiều thắc mắc về diễn biến nội tâm hay động cơ của những chiến dịch thao túng của nhóm đạo tặc trên mạng này.

Chưa thuyết phục trong phần thiết kế bối cảnh và thiết kế nghệ thuật
Chưa thuyết phục trong phần thiết kế bối cảnh và thiết kế nghệ thuật

Về phần thiết kế bối cảnh và thiết kế nghệ thuật của Anh Hùng Bàn Phím thì người viết cũng không đánh giá quá cao phim này. Dù phim xoay quanh dùng các mạng xã hội và các thủ thuật tâm lý đám đông nhưng phim không thể hiện được một cách trực quan những màn công nghệ đặc biệt này. Hầu hết khán giả không phải dân trong nghề và nhiệm vụ của điện ảnh là phải biểu diễn hình ảnh trực quan dễ hiểu nhất có thể những tình tiết. Đây có thể xem là điểm trừ lớn nhất của phim.

Điểm cộng của Anh Hùng Bàn Phím còn có thể kể đến là phim xây dựng bầu không khí rất tốt. Những đoạn truy tìm thông tin thì được đẩy rất gấp gáp thúc đẩy liên tục, lúc lật màn thì chậm rãi u ám nặng nề, việc thao túng cảm xúc người xem qua thay đổi nhịp tình tiết kèm phối hợp từ âm nhạc, tiếng động và màu sắc phim là điều phim làm khá tốt.

Anh Hùng Bàn Phím có một cái kết mở, gợi ra nhiều suy ngẫm về vấn đề nhức nhối này cho khán giả sau khi xem
Anh Hùng Bàn Phím có một cái kết mở, gợi ra nhiều suy ngẫm về vấn đề nhức nhối này cho khán giả sau khi xem

Anh Hùng Bàn Phím (Troll Factory) dù còn thiếu sót nhưng không thể phủ nhận đạo diễn Gooc-jin Ahn đã làm nên một bộ phim có tính giải trí cao, cho thấy một góc khuất về những gì xảy ra bên dưới những công cụ mạng xã hội và hệ thống báo chí toàn cầu. Những điều từ to lớn quan trọng như chiến tranh hay cạnh tranh toàn cầu đến quyết định chọn một món hàng mua ở chợ đôi khi cũng đã bị can thiệp và thao túng một cách tinh vi.

Cái kết mở cuối phim có thể gây khó chịu nhưng nghĩ kỹ là một tình tiết thông minh tạo được không khí bí ẩn và nguy hiểm hư hư thực thực bao quanh mỗi người.