[Review] Sisu: Già Gân Báo Thù

Đánh giá phim · miduynph ·

Sisu: Già Gân Báo Thù có tính giải trí cao, dù nhân vật chính “bất tử” đến khó tin.

Kéo xuống để xem tiếp

Được xem như là “John Wick Phần Lan”, Sisu: Già Gân Báo Thù mang màu sắc giết chóc bạo lực đầy kịch tính với nhân vật chủ chốt là một cựu đặc công lẫy lừng. Bộ phim do đạo diễn Jalmari Helander thực hiện sở hữu câu chuyện thú vị, tuy nhiên vẫn có đôi chỗ phi lý quá đà.

Trailer Sisu: Già Gân Báo Thù

Sisu: Già Gân Báo Thù xoay quanh hành trình đi đến ngân hàng của một ông lão tưởng chừng yếu ớt Aatami Korpi (Jorma Tommila) sau khi ông tự tay đào được một số vàng khổng lồ. Lấy bối cảnh vào năm 1944 tại vùng đất hoang dã Phần Lan, ở thời điểm chiến tranh loạn lạc khi quân phát xít lùng sục khắp nơi và tàn phá hết thảy những ngôi làng vô tội.

Trên chặng đường xa xôi, ông lão đụng độ với nhóm quân Đức Quốc Xã do Bruno Helldorf (Aksel Hennie) lãnh đạo. Ban đầu, chúng thấy một lão già cản đường đã tỏ vẻ khó chịu và khi biết ông mang theo rất nhiều vàng chúng đã nổi lòng cướp sạch tất cả. Đó là điều không dễ dàng với một huyền thoại sống từng 1 mình tiêu diệt hơn 300 tên lính như ông Aatami Korpi. Và bọn phát xít đã biết rằng chúng cướp của nhầm người khi Aatami Korpi quyết không để mất số vàng đó. Ông lần lượt tiễn từng tên lính hèn mọn về suối vàng theo một cách tàn bạo nhất có thể.

Lịch chiếu Sisu: Già Gân Báo Thù & Mua vé Sisu: Già Gân Báo Thù tại Moveek

Korpi trên đường đi vào thành phố cùng chú chó nhỏ trung thành
Korpi trên đường đi vào thành phố cùng chú chó nhỏ trung thành

Tinh thần nữ quyền cũng được thể hiện khéo léo trong phim
Tinh thần nữ quyền cũng được thể hiện khéo léo trong phim

Phần bạo lực đẫm máu ăn tiền của Sisu: Già Gân Báo Thù lại là phần đáng tiếc nhất khi qua kiểm duyệt đã bị cắt khá nhiều. Những pha hành động giật gân, chém giết cận cảnh phần lớn đều bị cắt vội vàng khiến cảm xúc hào hứng của khán giả vơi đi ít nhiều. Còn lại là những màn nã súng liên tục, nổ mìn banh xác, đánh đấm tay đôi hay cảnh nhân vật chính tự tay nhổ những mảnh kim loại trên da thịt, khâu vết thương. Mức độ tàn bạo của phim cũng tương đối ổn với máu me be bét thịt da nhưng người viết tin rằng nếu có thêm cả những phân đoạn bị cắt thì chắc hẳn sự ám ảnh của phim sẽ còn tăng cao hơn nữa.

Bổ trợ với những màn chiến đấu 1 chọi hàng chục của Aatami Korpi là phần âm thanh, kỹ xảo hết sức chân thật. Xuyên suốt bộ phim rất ít câu thoại nhưng không vì thế mà Sisu: Già Gân Báo Thù trở nên nhàm chán, buồn ngủ, ngược lại còn làm nổi bật lên âm thanh sống động của súng đạn, bom mìn và của những cú đấm “cực căng”. Hiệu ứng cháy nổ, máu, xác người đều được thể hiện rõ nét, tự nhiên. Các cảnh quay đại cảnh hoành tráng cũng tô điểm thêm cho sự hoang tàn, đổ nát, tàn nhẫn mà chiến tranh và giết chóc mang lại.

Lịch chiếu Sisu: Già Gân Báo Thù & Mua vé Sisu: Già Gân Báo Thù tại Moveek

Một trong những cảnh ấn tượng không thể qua kiểm duyệt
Một trong những cảnh ấn tượng không thể qua kiểm duyệt

Tuy nhiên, không vì thế mà có thể dễ dàng bỏ qua những chi tiết bất hợp lý trong Sisu: Già Gân Báo Thù. Được mệnh danh là “người bất tử”, “người không chịu chết”, thế nhưng Aatami Korpi có sức mạnh và sức chịu đựng còn hơn cả một con người. Ví ông ngang ngửa với siêu anh hùng là không ngoa vì ông có thể sống sót ở những tình huống khó người thường nào qua khỏi. Hào quang nhân vật chính của ông cũng rất lớn khi có những sự kiện xảy ra vô tình nhưng lại rất đúng lúc để giúp đỡ ông. Bên cạnh đó vì cốt truyện chính có phần đơn giản và dường như là một cái cớ để cho Aatami Korpi có đất phô diễn khả năng chiến đấu tuyệt vời của mình nên phim đôi lúc hơi “ảo ma” và cũng đan xen vài tình tiết gây cười vô tri khá hài hước.

Dàn diễn viên của Sisu: Già Gân Báo Thù rất hợp vai khi ai nấy đều toát lên rõ nét tinh thần của nhân vật. Đặc biệt là Jorma Tommila - nam chính đầy uy lực của phim, đã thể hiện xuất sắc một cựu binh đầy máu chiến lạnh lùng nhưng có lúc cũng rất ấm áp, tình cảm. Vỏn vẹn chỉ 3-4 câu thoại trong suốt 91 phút phim nhưng Jorma Tommila vẫn toát lên thần thái ngút ngàn qua biểu cảm cực đa dạng và tự nhiên. Với nét nhăn mặt, cái nhướng mày hay một nụ cười nhếch mép nhẹ cũng đủ để người xem hiểu được nhân vật một cách gần gũi nhất.

Sisu: Già Gân Báo Thù nhìn chung vẫn là một tác phẩm đáp ứng tốt nhu cầu giải trí cho khán giả. Bộ phim vẫn đủ thu hút để khiến người xem dõi theo từng diễn biến dù vẫn còn nhiều tình huống sắp đặt “như phim”.

Sisu: Già Gân Báo Thù - Phim hành động bạo lực và chân thật nhất tháng 5

Sisu: Già Gân Báo Thù - Phim hành động bạo lực và chân thật nhất tháng 5

Sisu: Già Gân Báo Thù được ví như "John Wick Phần Lan".

5 Bộ phim không thể bỏ lỡ trong tháng 5 tới

5 Bộ phim không thể bỏ lỡ trong tháng 5 tới

Vệ Binh Dải Ngân Hà 3 chỉ là một trong 5 cái tên nóng nhất mùa phim tháng 5 này.

Nhìn lại 10 phản diện hổ báo được yêu thích nhất thương hiệu Fast & Furious

Nhìn lại 10 phản diện hổ báo được yêu thích nhất thương hiệu Fast & Furious

Các phản diện nhà Fast & Furious tuy hổ báo nhưng cũng rất được lòng fan hâm mộ, bởi ai cũng có câu chuyện riêng đầy xúc động.