Thần Khúc – Mối liên kết với Hỏa Ngục

Tin điện ảnh · thaotk ·

Bạn đã xem Hỏa Ngục? Và nếu chú ý kỹ thì hẳn sẽ không khó để nhận ra những yếu tố có liên quan đến 1 tác phẩm nổi tiếng của thế giới - Thần Khúc.

“Khi đó cùng với giọng nói khác, mái tóc khác,

Ta sẽ trở về như một thi sĩ và đội lên,

ngay bồn nước rửa tội của ta, chiếc vương miện nguyệt quế;

vì ở đó lần đầu tiên ta thấy lối vào đức tin

thứ giúp cho các linh hồn được Chúa đón chào, và khi đó,

với đức tin ấy, thánh Peter đặt vòng hoa lên trán ta.”

(Trích Thần khúc của Dante, Khổ XXV)

Đây là một đoạn trong Thần Khúc của Dante giúp cho giáo sư Robert Langdon và Sienna Brooks tìm được đường đến với “Cổng Thiên Đường”, Nhà rửa tội San Giovanni trong bộ phim Inferno – Hỏa Ngục. Đây là nơi Ignazio (bạn của Langdon) giấu chiếc mặt nạ người chết, thứ đang chứa đựng bí mật dẫn đến nơi phát tán virus chết người mà tên Bertrand Zobrist đã để lại.

Bạn đã xem Hỏa Ngục? Và nếu chú ý kỹ thì hẳn sẽ không khó để nhận ra những yếu tố có liên quan đến 1 tác phẩm nổi tiếng của thế giới - Thần Khúc.

Vậy Thần Khúc là gì và nó có sự kết nối với Inferno – Hỏa Ngục như thế nào?

Thần Khúc

Thần Khúc (tiếng Ý: Divina Commedia) là một trường ca của nhà thơ Ý thời Trung cổ Dante Alighieri (1265-1321), là một trong số những nhà thơ kiệt xuất nhất của nước Ý và thế giới. Tác phẩm được sáng tác trong thời gian Dante bị trục xuất khỏi quê hương Florence, từ khoảng năm 1308 đến 1320, được chia làm ba phần: Hỏa ngục (Inferno), Luyện ngục (Purgatorio) và Thiên đường (Paradiso). Tác phẩm được xếp vào hàng những bản trường ca ưu việt của nền văn học Ý và vĩ đại nhất của thế giới. Sức tưởng tượng và tính ẩn dụ về hình ảnh thế giới bên kia trong thế giới quan Thiên chúa giáo là đỉnh điểm sự phát triển nhãn quan về thế giới của Nhà thờ Thiên chúa giáoTây Âu.

Tranh khắc gỗ của Gustave Doré mô tả một cảnh trong vở Thần khúc (1861–1868); khi Dante bị lạc tại Khổ 1 của phần Hỏa ngục.
Tranh khắc gỗ của Gustave Doré mô tả một cảnh trong vở Thần khúc (1861–1868); khi Dante bị lạc tại Khổ 1 của phần Hỏa ngục.

Thần Khúc gồm 100 khổ thơ với 14.226 câu thơ, được chia làm ba phần: Inferno (tức Hỏa ngục, hay Địa ngục), Purgatory (tức Luyện ngục), và Paradiso (Thiên đường); mỗi phần gồm 33 khổ thơ. Một khổ thơ đầu có vai trò giới thiệu toàn bộ bài thơ, và thường không được coi là thuộc về Phần 1, nâng tổng số lên 100 khổ thơ.

Cấu trúc của ba phần thơ tuân theo mô hình Thần Số học phổ biến với 9 cộng 1, cho tổng số là 10: 9 tầng vòm (circle) Hoả ngục, tiếp nối bởi Lucifer nằm ở tầng dưới cùng; 9 tầng (ring) của đỉnh Luyện ngục, tiếp nối bởi Vườn Địa đàng nằm trên đỉnh núi; và 9 tầng (celestial body) của Thiên đàng, tiếp nối bởi Thiên giới chứa đựng những tinh hoa của Thiên Chúa.

Tranh khắc gỗ của Gustave Doré, Thiên đường, Khổ 28; Dante và Beatrice thấy Thượng đế hiển hiện như một quầng sáng chói lọi, bao quanh bởi các thiên thần.
Tranh khắc gỗ của Gustave Doré, Thiên đường, Khổ 28; Dante và Beatrice thấy Thượng đế hiển hiện như một quầng sáng chói lọi, bao quanh bởi các thiên thần.

Trong mỗi nhóm 9, có 7 yếu tố tương ứng với một phẩm chất đạo đức cụ thể, chia thành ba tiểu thể loại, trong khi 2 yếu tố khác đặc thù hơn được thêm vào thành chín. Ví dụ, trong Bảy tội lỗi chết người của Giáo hội Công giáo được làm sạch trong Luyện ngục có sự tham gia của các cõi đặc biệt cho những kẻ Sám hối Muộn màng (the Late-Repentant) và những kẻ bị vạ tuyệt thông bởi nhà thờ. Bảy tội lỗi cốt lõi trong Luyện ngục tương ứng với một phẩm chất đạo đức của sự lầm lạc về tình thương, chia thành ba nhóm tương ứng với tình thương cuồng si (Dâm dục, Tham ăn, Tham lam), tình thương thiếu thốn (Biếng nhác), và tình thương có ác tâm (Thù hằn, Đố kỵ, Kiêu ngạo).

Tranh khắc của Gustave Doré Khổ 5, dòng 4: vua Minos phán xử các linh hồn.
Tranh khắc của Gustave Doré Khổ 5, dòng 4: vua Minos phán xử các linh hồn.

Dấu ấn Trung cổ trong tác phẩm rất rõ nét, từ ý thức, niềm tin tôn giáo, quan điểm triết học đến cách thể hiện tượng trưng, ngụ ý, ẩn ý (số 3 tượng trưng cho Chúa trời ở 3 ngôi "tam vị nhất thể", số 9 là tuổi của Dante và Beatrice khi gặp nhau lần đầu, 3 con thú tượng trưng cho ba tính xấu: ghen tị-kiêu ngạo-keo kiệt). Tính chất Phục hưng trong tác phẩm cũng khá nổi bật, đó là thái độ khẳng định và tôn vinh cuộc sống với những hoan lạc trần thế, niềm khát khao hiểu biết thế giới song hành với những ước mơ cuộc sống hạnh phúc, trong sạch, đẹp đẽ hiện hữu ở thế giới thực tại này chứ không phải là ở thế giới bên kia.

Tranh khắc của Gustave Doré, Dante gặp Ciacco
Tranh khắc của Gustave Doré, Dante gặp Ciacco

Hỏa Ngục – Inferno

Tranh khắc gỗ của Gustave Doré: Charon, người lái đò huyền thoại, chuyên chở linh hồn sang thế giới bên kia, Khổ 3, Hỏa ngục
Tranh khắc gỗ của Gustave Doré: Charon, người lái đò huyền thoại, chuyên chở linh hồn sang thế giới bên kia, Khổ 3, Hỏa ngục

Phần đầu tiên của Thần Khúc chính là Hỏa Ngục, trong đó miêu tả lại con đường đi đến và đi qua 9 tầng Địa Ngục của Dante, gồm:

  1. U Minh
  2. Nhục Dục
  3. Phàm Ăn
  4. Tham Lam
  5. Thịnh Nộ
  6. Dị Giáo
  7. Bạo Lực
  8. Gian Trá
  9. Phản Bội

Bản đồ Địa Ngục (Hỏa Ngục) và Botticelli – Đỉnh cao trong các bức minh họa cho Thần Khúc

Trong Inferno, ngoài những câu thơ trong Thần Khúc thì tấm bản đồ về Hỏa Ngục của Dante là manh mối đầu tiên để giáo sư Robert Langdon và Sienna Brooks tìm đường đến nơi phát tán virus mà tên Bertrand Zobrist đã để lại. Tấm bản đồ đã được chỉnh sửa và thêm vào đó những ký tự để người giữ nó có thể tìm đến địa điểm tiếp theo.

Nguồn gốc của tấm bản đồ Hỏa Ngục đó nguyên bản là của họa gia Sandro Botticelli, ông vẽ lại theo những hình dung và mô phỏng địa ngục của Dante trong tác phẩm Thần Khúc.

Bức tranh minh họa Địa ngục cho Thần Khúc, được hoàn thành bởi Sandro Botticelli vào thời gian 1480, bản tay, tác phẩm lưu giữ tại bảo tàng Giáo hoàng Vatican.
Bức tranh minh họa Địa ngục cho Thần Khúc, được hoàn thành bởi Sandro Botticelli vào thời gian 1480, bản tay, tác phẩm lưu giữ tại bảo tàng Giáo hoàng Vatican.

Bức tranh đã miêu tả rất tinh xác kết cấu của Địa ngục được nhắc đến trong Thần Khúc. Dante hình dung Địa ngục là hình phễu, có tất cả là chín vòng (tầng), hướng từ trên đi xuống dưới, càng xuống dưới sự trừng phạt càng nặng.

Để miêu tả những gì trong Thần Khúc, đã có nhiều nghệ sĩ minh họa lại bằng tài năng vẽ của mình từ năm 1340, nhưng bức tranh giành được nhiều sự tán thưởng nhất trong Thần Khúc lại là tác phẩm của họa gia Sandro Botticelli.

Bức tranh minh họa cho chương “Địa ngục” của Dante, được hoàn thành vào năm 1480 bởi Botticelli, tác phẩm được lưu giữ tại Bảo tàng Berlin.
Bức tranh minh họa cho chương “Địa ngục” của Dante, được hoàn thành vào năm 1480 bởi Botticelli, tác phẩm được lưu giữ tại Bảo tàng Berlin.

Cuối thế kỷ 15, Botticelli đã bắt đầu vẽ bức tranh đầu tiên của mình về Thần Khúc, bức tranh do Botticelli vẽ đã được xuất bản cùng với chương Địa Ngục vào năm 1481, từ năm 1490 đến 1496, ông lại nhận lời mời vẽ minh họa cho toàn bộ cuốn Thần Khúc. Hãy cùng xem qua một số tác phẩm của ông minh họa lại những gì trong tác phẩm Thần Khúc của Dante.

Bức tranh minh họa cho khúc ca số 30 “Thiên đường”, vẽ trên da dê, do Botticelli hoàn thành vào những năm 1490 được lưu giữ tại bảo tàng Berlin.
Bức tranh minh họa cho khúc ca số 30 “Thiên đường”, vẽ trên da dê, do Botticelli hoàn thành vào những năm 1490 được lưu giữ tại bảo tàng Berlin.
Chân dung Dante do Botticelli hoàn thành vào năm 1495, tranh màu trứng vẽ trên vải, kích cỡ 54.7*47.5cm, tư nhân sưu tầm.
Chân dung Dante do Botticelli hoàn thành vào năm 1495, tranh màu trứng vẽ trên vải, kích cỡ 54.7*47.5cm, tư nhân sưu tầm.
“Bức chân dung ngụ ý của Dante”, tác giả khuyết danh hoàn thành vào năm 1530, tranh dầu trên mặt gỗ, Bảo tàng Đặc khu Washington lưu giữ, ngón tay Dante đang chỉ vào khúc ca thứ 25 mở đầu chương “Thiên đường”.
“Bức chân dung ngụ ý của Dante”, tác giả khuyết danh hoàn thành vào năm 1530, tranh dầu trên mặt gỗ, Bảo tàng Đặc khu Washington lưu giữ, ngón tay Dante đang chỉ vào khúc ca thứ 25 mở đầu chương “Thiên đường”.

Bạn có tìm thấy mối liên kết rõ hơn giữa Thần Khúc và Hỏa Ngục chưa? Nếu chưa thì hãy xem phim lần nữa nhé.