Thành công của Ký Sinh Trùng và bài học cần nhìn lại của nền điện ảnh Nhật Bản (Phần 2)

Góc Nghệ Thuật · Tin điện ảnh · tnathu_2511 ·

Bóc lột sức lao động đẩy J-cinema vào thế khó!

Thành công của Ký Sinh Trùng và bài học cần nhìn lại của nền điện ảnh Nhật Bản (Phần 1)

Thành công của Ký Sinh Trùng và bài học cần nhìn lại của nền điện ảnh Nhật Bản (Phần 1)

Ký Sinh Trùng (Parasite) tạo nên cơn sốt toàn cầu khiến xứ sở mặt trời mọc không thể không chiêm nghiệm về điện ảnh nước nhà.

Đứng trước thành công của nền điện ảnh láng giềng, những người yêu phim Nhật phải nhìn nhận lai những vấn đề lớn đã kéo lùi J-cinema, ngay cả khi điều đó đi ngược lại với tinh thần tập thể của họ. Vấn nạn bóc lột sức lao động đã khiến điện ảnh Nhật mất ý chí phát triển.

Hành vi bóc lột sức lao động cản bước ngành công nghiệp sáng tạo Nhật Bản

Phim Hàn Quốc nói chung được tài trợ tích cực và ngành công nghiệp này đã cho chúng ta thấy sự cải thiện vượt trội về điều kiện làm việc không suốt một thập kỷ qua. Trong quá trình sản xuất Parasite, chiếu theo hợp đồng được ký trước đó, mỗi cá nhân cần đảm bảo thời gian làm việc tối đa là 52 giờ/1 tuần, lương tối thiểu, phí làm thêm giờ và giờ nghỉ dành cho việc ăn uống. 

Điều này lại trái ngược hoàn toàn so với ngành công nghiệp điện ảnh Nhật Bản, nơi mà việc bóc lột sức lao động của công nhân vốn đã trở nên phổ biến ở quốc gia này.

Hình ảnh người Nhật vội vã trên đường phố vào buổi sáng
Hình ảnh người Nhật vội vã trên đường phố vào buổi sáng

Hiro Masuda, nhà sản xuất tại Ichigo Ichie Films, một công ty sản xuất quốc tế Nhật Bản có trụ sở tại Tokyo chia sẻ “Một hội thảo tại Liên hoan phim Quốc tế Tokyo vài năm trước đã quảng bá Nhật Bản bằng cách nêu lên những lợi ích đến từ việc quay phim tại quốc gia này. Đồng thời họ ví nơi đây như một khu vực có vị trí đắc địa trong việc thúc đẩy nhanh sự phát triển của ngành công nghiệp điện ảnh. Theo đó, đoàn phim sẽ làm việc đến tận đêm khuya và làm trong nhiều giờ mà không phải làm thêm giờ.” Với Hiro Masuda, ông cho rằng đây chính là tâm lý đặc trưng của hình thức sáng tạo mang tên “Cool Japan”.

“Cool Japan” là một sáng kiến đến từ chính phủ Nhật Bản và được khởi xướng vào năm 2012 nhằm thúc đẩy các ngành công nghiệp sáng tạo của Nhật Bản phát triển ra phạm vi nước ngoài. Tuy nhiên, điều này đã bị các nghệ sĩ chế giễu ngay từ thời điểm ra mắt bởi lẽ thay vì mang lại lợi nhuận cho nghệ sĩ thì khoản tiền đó lại thuộc về các công ty quảng cáo. Bên cạnh đó, “Cool Japan” đã thất bại trong việc tài trợ cho những chương trình khuyến khích hoạt động sáng tạo của con người.

Theo dữ liệu từ Career Garden, một trang web của Nhật Bản đã cung cấp thông tin cho những người tìm việc, các vị trí không phải là đạo diễn tại các xưởng phim ở Nhật Bản kiếm được khoảng 200.000 yên mỗi tháng (tương đương 1.850 đô la Mỹ hoặc 22.200 đô la Mỹ hàng năm). Trong khi đó, với những đạo diễn có sự nghiệp vững chắc, họ có thể kiếm được khoảng 4 triệu yên mỗi năm (tương đương 37.000 đô la Mỹ). Điều này đủ giúp họ có một cuộc sống ổn định nhưng nếu so với mức thu nhập trung bình của hộ gia đình ở Tokyo thì khoản tiền này vẫn còn khá thấp.

Erina Ito, một phóng viên phim của tờ Asahi Shimbun tại Nhật Bản cũng lên tiếng “Những cá nhân hoạt động trong ngành công nghiệp điện ảnh Nhật Bản đang phải chịu áp lực làm việc với những điều kiện khắc nghiệt. Đặc biệt là những người trẻ, họ phải làm việc trong hàng giờ liền với mức thu nhập thấp. Bởi lẽ đó nên đã không ít những gương mặt tài năng chọn cách từ bỏ sự nghiệp.”

Người Nhật chật vật với điều kiện làm việc khắc nghiệt
Người Nhật chật vật với điều kiện làm việc khắc nghiệt

Trong lĩnh vực anime, điều kiện làm việc thậm chí còn tệ hơn thế. Các họa sĩ hoạt hình với tuổi nghề chưa cao chỉ được trả ít nhất 2 đô la cho mỗi bức vẽ, nhưng để hoàn thành một bức vẽ như vậy, họ có thể bỏ ra một giờ làm việc hoặc hơn thế. Một mô hình công nghiệp lạc hậu đã chuyển tất cả lợi nhuận cho các công ty phân phối và bán hàng, điều này khiến cho các nhà làm phim hoạt hình dường như chẳng còn lại gì.

Đạo diễn Nhật Bản nổi tiếng thế giới Hirokazu Kore-eda khi trả lời phỏng vấn vào năm 2016, ông đã công khai chỉ trích thực trạng điện ảnh Nhật Bản hiện nay. Ngay cả Kore-eda - người đã giành giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes 2018 cho bộ phim nổi tiếng Kẻ Trộm Siêu Thị và sau đó đã mang về cho Nhật Bản đề cử tại Lễ trao giải Oscar ở hạng mục Phim Quốc tế xuất sắc nhất, cũng đã từng phải chật vật trong quá trình gây quỹ cho dự án của mình. 

Đạo diễn Hirokazu Kore-eda và giải thưởng Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes 2018
Đạo diễn Hirokazu Kore-eda và giải thưởng Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes 2018

Kore-eda đã lên tiếng chỉ trích “Cool Japan” với những ý tưởng tùy tiện và không đem lại hiệu quả. Tiêu biểu nhất là Dự án Japan Day (một sáng kiến dành cho việc PR do chính phủ điều hành) đã mang Kumamon, một chú gấu đang yêu được xem là linh vật của chính quyền Kumamoto đến bữa tiệc tuxedo tại Liên hoan phim Cannes năm 2015.

Ông Kore-eda chia sẻ “Bạn không chỉ đến Cannes để được chụp hình với Kumamon và nói “Cool Japan”. Việc chúng tôi cần làm chính là dốc sức hỗ trợ và ươm mầm các tài năng nghệ thuật”.

Kumamon
Kumamon

Bên cạnh những điều kiện làm việc khắc nghiệt, tại Nhật Bản, quỹ tài trợ dành cho ngành công nghiệp điện ảnh hoàn toàn không khuyến khích những nhà làm phim xây dựng tác phẩm của họ gắn liền với các đề tài và thông điệp chính trị vượt quá ngưỡng cho phép. 

Ito đã chia sẻ “Nội dung dự kiến của một bộ phim được xem là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến khoản trợ cấp mà nhà làm phim có thể nhận được từ Cơ quan Văn hóa. Chính vì thế các nhà sản xuất thường có xu hướng điều chỉnh cách thể hiện sản phẩm của họ theo nhiều cách khác nhau nhằm mục đích hạn chế việc đề cập đến các vấn đề chính trị.”

Thật hiếm để có thể bắt gặp những bộ phim lên án xã hội như Ký Sinh Trùng được công chiếu tại các rạp ở Nhật Bản. Trong khi đó, Kẻ Trộm Siêu Thị dường như là một ngoại lệ khi phim lấy đề tài là thực trạng nghèo đói. Chính Cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzō cũng đã cố tình phớt lờ đi sự thành công của bộ phim, thậm chí không có cuộc điện thoại nào được gọi đến để chúc mừng và theo suy đoán điều này có khả năng bắt nguồn từ chủ đề của bộ phim.

Đạo diễn Nhật Bản Tadao Satō gần đây đã có những lưu ý về thời kỳ hoàng kim của nền điện ảnh Nhật Bản khi các bộ phim lần lượt thu về lợi nhuận dồi dào. Bên cạnh đó là sự tài trợ về ngân sách dành cho các dự án phim ảnh được đặt kỳ vọng sẽ đạt được hiệu ứng khán giả cao.

Sato chia sẻ “Nhưng ở thời điểm hiện tại, các nhà làm phim trẻ lại không hài lòng với những bộ phim đã được sản xuất. Nếu không có cách làm phim có lãi thì chúng tôi đã không thể đạt đến giai đoạn tiếp theo, đó chính là đầu tư sinh lời. Điều này đồng thời thúc đẩy quá trình sản sinh ra những bộ phim nghệ thuật chất lượng nhằm nâng cao uy tín của hãng phim.” 

(Còn tiếp)