The Nice Guys – Hai mặt của cuộc sống

Tin điện ảnh · Grewi ·

Tôi ít khi coi phim hài, thực ra là tôi không thích phim hài từ điện ảnh cho tới truyền hình. Và thật may mắn khi tôi được rủ đi xem The Nice Guys - Những Chàng Trai Ngoan tại thành phố Hồ Chí Minh chứ nếu không tôi đã bỏ lỡ một bộ phim hay.

Tôi ít khi coi phim hài, thực ra là tôi không thích phim hài từ điện ảnh cho tới truyền hình. Và thật may mắn khi tôi được rủ đi xem The Nice Guys - Những Chàng Trai Ngoan tại thành phố Hồ Chí Minh chứ nếu không tôi đã bỏ lỡ một bộ phim hay. Dù biết những phim hài của Hollywood thường có rất nhiều điều để ngẫm chứ không chỉ là những tiếng cười mà nó mang lại. The Nice Guys cũng không phải là ngoại lệ, một bộ phim hài hai mặt. Mặt ngoài dễ thấy, dễ nhìn và dễ cảm nhận. Mặt bên trong tràn ngập những khoảng lặng để người xem khi phải rời rạp vẫn nghĩ về nó.

The Nice Guys (2016) là sự trở lại của Shane Black với điện ảnh từ sau Iron Man 3 (2013) với vai trò là đạo diễn lẫn biên kịch. Phim có sự góp mặt của Russell Crowe, nam diễn viên từng có ba năm liên tiếp được đề cử nam diễn viên chính xuất sắc nhất tại Oscar và đỉnh cao là tượng vàng với phim Gladiator (2000). Ngoài ra còn có nam tử người Canada, Ryan Gosling. Nhưng với tôi thì cô bé Angourie Rice mới là người ấn tượng nhất. Có tình huống cô bé này đã làm cho cả rạp cười nghiêng ngả với khả năng diễn xuất của mình cùng với một câu thoại vô cùng hóm hỉnh. Và đó cũng là lần đầu tôi đi coi rạp ở Việt Nam mà có tiếng vỗ tay cho một đoạn trong phim. Nhưng điều mà tôi nhớ nhất về cô bé này là lúc qua cái nhìn của Healy (Russell Crowe) có một cô bé đang đi qua đi lại trên khoảng đất trống. Healy tiến lại và nói chuyện với Holly về ngôi nhà. Cô bé trả lời và tôi lại thơ thẩn trong từng câu trả lời ấy. Nó làm tôi nhớ lại đầu phim khi mà Healy xuất hiện, ông đã nói tới sự trưởng thành quá nhanh của bọn trẻ thời bấy giờ. Nó làm tôi nghĩ tới Việt Nam, khi nhìn vào thực trạng mạng xã hội và giới trẻ ngày nay. Không phải là sự trưởng thành cần thiết của cô bé Holly trong phim mà đó là một sự “lớn” quá nhanh vì tiếp xúc với internet từ sớm.

Những năm 1970s ở Mỹ, sau khi mà phong trào sexual liberation trở nên phổ biến thì vấn đề tình dục hay nền công nghiệp phim khiêu dâm trở thành một chủ đề hot của thời bấy giờ. Phim phần nào thể hiện rất rõ xã hội Mỹ đương thời đặc biệt là đoạn buổi tiệc của các ông trùm ngành phim này. Ta cũng thấy được những nét rất cũ kỹ từ những cuốn phim nhựa, những chiếc điện thoại công cộng, các bộ vest cho tới cả nhạc phim. Những bản nhạc như September hay Papa was a Rolling Stone càng làm cho người xem cảm nhận được cái nét xưa mà đạo diễn muốn mang lại. Trong cái cũ kỹ ấy thì tôi lại bị thu hút bởi nhân vật Amelia và những điều cô nói về bộ phim của mình. Một bộ phim trải nghiệm theo hướng nghệ thuật với những cảnh nude.  Tôi biết cô muốn gì, tôi biết cô làm điều đó để làm gì nhưng tôi lại thật không thích tính cách của cô. Chắc do tôi không muốn mình giống như cô gái ấy nên chẳng thể hiểu vì sao cô lại nhảy ra khỏi cửa sổ của nhà March để trốn đi cả. Người ta bị dồn ép, bị đe dọa tới tính mạng thì người ta trốn tránh. Nhưng rồi trốn tránh có phải là cách tốt nhất hay không. Chạy rồi sẽ có lúc mệt, sẽ có lúc phải dừng lại để nghỉ ngơi. Và khi đó, kẻ bám đuổi ta đi tới. Chạy tiếp hay đứng lên đấu tranh, bỏ qua hay kháng cử lại. Mỗi người sẽ có câu trả lời cho riêng mình.

Hình ảnh Amelia hay bất cứ ai trong phim làm tôi nhớ tới chú chim đang bay rồi bị rớt xuống. Sau hình ảnh đó tôi lại bần thần một lúc mặc dù trong rạp những người xung quanh thì đang cười nắc nẻ vì bộ phim mang lại. Cánh chim bay rồi sẽ có lúc mỏi mệt. Và khi nó không bay được nữa thì nó sẽ bị chính bầu trời ấy bóp chết. Con người cũng vậy, dù ở bất kỳ nào thì rồi ta cũng sẽ bị cái xã hội này cuốn theo, lạc vào trong đó đến khi ta nằm dưới sáu tấc đất thì thôi. Mà xã hội thì có bao giờ tốt đẹp hoàn tốt, đâu đó mà chẳng có mặt xấu. Ai thì cũng có cái tốt, cái hay nhưng họ cũng có những phần tối trong mình luôn muốn được giấu kín trước những người mình yêu thương. Khi Holly hỏi Healy điều gì đã xảy ra với chàng trai bị xe đâm. Tôi thì mong chờ một câu trả lời khác từ Healy nhưng bản thân tôi biết đó là câu trả lời cần thiết. Nó cũng giống như điều mà Healy từng nói về lựa chọn thông minh và lựa chọn đúng đắn. Đôi khi nó là một nhưng đôi khi nó lại là hai. Như mà cái lí do mà Judith (mẹ của Amelia) thuê Healy và March để bảo vệ con mình trước những người mà mình thuê để giết con bé vậy. Judith là một vai diễn hay, có thể nói là một trong những nhân vật phụ mang lại nhiều ấn tượng nhất. Khả năng diễn xuất của Kim Basinger thì không phải bàn cái rồi. Tôi chỉ tiếc là đạo diễn để quá ít đất diễn cho vai diễn này. Nhưng rồi cuối phim khi mà Judith gặp lại Healy và March, họ ngồi quay mặt ra hai hướng khác nhau trên hai cái ghế quay lưng lại với nhau. Một cách xắp xếp đầy chủ đích mà người coi sẽ có những cảm nhận cho riêng mình. Rồi từng câu nói của họ. Càng làm cho ta thấy càng cần phải suy nghĩ về cuộc sống này.

112 phút của bộ phim sẽ giúp cho mỗi người coi có được những tiếng cười đầy thoải mãi. Hay là ta đang phải ngán ngẩm với những bộ phim siêu anh hùng từ đầu năm tới giờ thì đây là một bộ phim đáng phải xem. Nó đáng nhớ ngay từ đầu với hình ảnh câu bé Bobby trong ngồi nhà của mình. Và hai từ của “Big Boy” của Misty Mountains ngôi sao phim khiêu dâm trước khi chết với cậu bé càng làm cho người ta tò mò Big Boy ở đây là gì. Tất nhiên ai xem xong rồi cũng có câu trả lời cho riêng mình, còn với tôi đó là một câu trả lời khiến tôi phải suy ngẫm rất nhiều. Và cả cái tên Detroit nữa. Nó đáng suy ngẫm như chính bộ phim này vậy.