Truyền thông Hàn Quốc nói gì về phim bản xứ được Việt Nam remake?

Tin điện ảnh · Never ·

Khán giả đang đổ đến các rạp chiếu phim tại Việt Nam để xem những bản remake từ các bộ phim Hàn Quốc đình đám.

Khán giả đang đổ đến các rạp chiếu phim tại Việt Nam để xem những bản remake từ các bộ phim Hàn Quốc đình đám.

Một cảnh trong bộ phim Việt Nam Thắng Năm Rực Rỡ, bản remake từ Sunny của Hàn Quốc
Một cảnh trong bộ phim Việt Nam Thắng Năm Rực Rỡ, bản remake từ Sunny của Hàn Quốc

Nguyên tác của Tháng Năm Rực Rỡ, tựa gốc Sunny, là bộ phim Hàn Quốc được sản xuất năm 2011. Bản remake của Việt Nam đã ra mắt tại các rạp phim vào đầu tháng 3 và ngay lập tức trở thành một trong những bộ phim nội địa nổi tiếng nhất tại Việt Nam. Phiên bản tiếng Việt của bộ phim Speed Scandal năm 2008 tại Hàn Quốc cũng đã ra mắt vào 30/3 với tựa Ông Ngoại Tuổi 30, trong khi bản remake bộ phim My Sassy Girl năm 2001 được công chiếu vào 6/4 với tên Yêu Em Bất Chấp. Hiện tượng này đã làm gia tăng khả năng ra mắt của các dự án điện ảnh khác lấy cảm hứng từ những bộ phim Hàn trong tương lai gần.

Gần đây, có tin đồn rằng bộ phim truyền hình năm 1995 Sandglass (Đồng Hồ Cát) sẽ được sản xuất trở thành một dự án hợp tác Việt - Hàn.

Những bộ phim khác như My Wife Is a Gangster (Vợ Tôi Là Gangster) năm 2011 hay Never Ending Story (Chuyện Tình Bất Tận) năm 2012 cũng được cho là đang được Việt Nam làm lại.

Sự chú ý với các phiên bản phim Việt từ những bộ phim Hàn Quốc đã bùng nổ vào 3 năm trước khi Em Là Bà Nội Của Anh, bản remake của bộ phim Hàn Quốc Miss Granny năm 2014 gặt hái được thành công lớn trong nước.

Yun Ha, quản lý tại Hội đồng Phim Hàn Quốc phát biểu:

“Việt Nam là một thị trường có niềm yêu thích rất lớn với các tựa phim Hàn Quốc, với những bom tấn phim như Train to Busan từng đạt được vị trí thứ 1 tại phòng vé nội địa. Nhu cầu với các bản remake (từ các tựa phim Hàn Quốc) đã tăng mạnh sau khi bản tiếng Việt của Miss Granny cũng đạt được thành công. Tại đó, các bộ phim truyền hình lấy đề tài gia đình và các bộ phim hài nhận được rất nhiều chú ý.”

Điều thu hút sự chú ý của nền điện ảnh này là cách các bản remake được xây dựng. Thời xưa, người ta chỉ đơn giản bán bản quyền để làm lại bộ phim cho các nước khác, nhưng ngày nay, thời thế đã thay đổi và những người từng làm việc với những bộ phim gốc của Hàn Quốc cũng sẽ chủ động tham gia vào việc làm lại phiên bản tiếng Việt.

Tháng Năm Rực Rỡ được sản xuất bởi CJ HK Entertainment, một dự án hợp tác giữa nhà phân phối Sunny là CJ E&M và công ty sản xuất tại Việt Nam là HKFilm. Họ tập trung vào việc khiến bộ phim trở nên có sức hút hơn với khán giả nội địa trong khi vẫn sử dụng những kỹ thuật làm phim từ nhà sản xuất phim gốc. Trong khi Sunny khắc họa đan xen những câu chuyện xảy ra vào những năm 1980, khi nhân vật chính còn học trung học, và những câu chuyện thời hiện đại khi cô đã trở thành một phụ nữ trung tuổi, thì Tháng Năm Rực Rỡ lại chọn năm 1974 làm mốc thời gian cho những sự kiện trong quá khứ, khi miền Bắc và miền Nam Việt Nam bị chia cắt, và năm 2000 khi cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton tới thăm đất nước này. Phần âm nhạc được sử dụng Go-Go bao gồm những bản làm lại các tác phẩm hit tại Việt Nam thời đó.

Công ty sản xuất của Hàn Quốc Furmo DT đã tư vấn cho công ty của Việt Nam về việc nên chọn bộ phim nào để đầu tư và làm lại, trong khi DCG Plus, người nắm bản quyền bộ phim Speed Scandal tại Hàn Quốc, đang tìm kiếm đối tác để bán lại bản quyền đó cho VIệt Nam.

Kim Sin-seok, giám đốc điều hành tại Furmo DT chia sẻ:

“Chúng tôi đã lập ra một văn phòng đại diện tại Việt Nam và đang trong quá trình tìm hiểu về những thể loại phim có thể ăn nên làm ra tại thị trường này trong 5 năm qua. Chúng tôi hiện tại đang làm việc với ba công ty Việt Nam để làm lại một vài bộ phim Hàn Quốc cũng như một vài chương trình tạp kỹ có liên quan tới nấu nướng.”

Sandglass, bộ phim nổi tiếng từ những năm 90, sẽ được làm lại ở Việt nam sau khi công ty Hyunmoo Enterprise hợp tác với biên kịch phim gốc Song Ji-na và công ty giải trí tại Việt nam là VIE Group. Thông cáo chính thức từ Hyunmoo Enterprise nói rằng công ty đang lên kế hoạch lập ra một công ty liên doanh Hàn - Việt và tạo ra những bộ phim với nội dung văn hóa đa dạng, từ phim điện ảnh và truyền hình với các chương trình giải trí.

Nhu cầu với các chương trình Hàn Quốc tại Việt Nam giờ đang tăng cao bởi người dân địa phương thích những tác phẩm phim điện ảnh và truyền hình của Hàn Quốc được ra mắt gần như cùng ngày tại Việt Nam.

Kim cũng nói thêm:

“Họ đã quá quen với văn hóa Hàn Quốc và (một vài) bộ phim truyền hình và điện ảnh Hàn Quốc lại được ra mắt tại nước này gần như cùng ngày với Hàn Quốc. Đồng thời, Việt Nam cũng đang thiếu biên kịch và người làm chương trình giỏi, vậy nên đó là lý do vì sao những bản remake các bộ phim Hàn lại nổi tiếng đến vậy.”

Ông cũng nói thêm rằng chi phí sản xuất tại Việt Nam chỉ bằng khoảng một nửa so với ở Hàn Quốc, và lợi nhuận thì “khá tốt”.

Thực tế là thị trường điện ảnh tại Việt Nam cũng đang phát triển nhanh chóng cũng là một nhân tố quan trọng. Vào năm 2012, nước này có khoảng 300 rạp chiếu phim, nhưng con số đó đã tăng lên đến hơn 500 trong vòng 3 năm trở lại đây. Chuỗi rạp chiếu phim của Hàn Quốc là CGV và Lotte Cinema cũng đã gia nhập vào thị trường này.

Yun Ha từ Hội đồng Điện ảnh Hàn Quốc cũng nói: “Việt Nam là đất nước đề cao tình cảm gia đình và kinh già yêu trẻ, một nét văn hóa khá gần gũi với Hàn Quốc. Chính điều này đã khiến các bộ phim Hàn được yêu thích bởi người dân nơi đây hơn những phim từ các nước khác.” Bà cũng nói thêm rằng sự yêu thích ngày càng tăng với phim Hàn ở nơi đây cũng dẫn tới sự gia tăng trong số lượng phim điện ảnh và truyền hình, trong đó có không ít phim được làm một cách ẩu tả và không được đầu tư nhiều thời gian để lên kế hoạch và phát triển ý tưởng.

Nguồn: Korea Joongang Dail