Vì sao Netflix liên tục “hủy kèo gà nhà”?

TV Series · Tin điện ảnh · Moveek ·

Vượt qua lối mòn của truyền hình truyền thống với các tập phim mỗi tuần và lịch chiếu chưa bao giờ thay đổi dù là mùa xuân hay mùa thu, Netflix đã làm cuộc cách mạng về thói quen xem các chương trình giải trí trong khoảng vài năm gần đây.

Vượt qua lối mòn của truyền hình truyền thống với các tập phim mỗi tuần và lịch chiếu chưa bao giờ thay đổi dù là mùa xuân hay mùa thu, Netflix đã làm cuộc cách mạng về thói quen xem các chương trình giải trí trong khoảng vài năm gần đây.

Thật khó để tin rằng chỉ mới 5 năm trước, nhiều người đã quay lưng với House of Card (Sóng Gió Chính Trường) phiên bản Mĩ, báo hiệu một sự thất bại tất yếu sắp diễn ra. Nhưng giờ đây, sau 146 giải thưởng (bao gồm Emmy, Golden Globe và Peabody), các chương trình do Netflix sản xuất đang được công chiếu ở hàng tá quốc gia, thu hút nhiều tài năng hạng A và bắt đầu thống trị ngành công nghiệp giải trí.

Chỉ riêng năm 2016, Netflix đã cho ra mắt hơn 120 show truyền hình và phim lẻ, với chi phí ước tính lên đến $6 tỷ một năm.

Một số chương trình đã thu hút được nhiều người xem, có thể kể đến thành công vang dội của The Crown (Hoàng Quyền) và sự nổi lên bất ngờ của Stranger Things (Cậu Bé Mất Tích). Nhưng không phải tất cả chương trình đều thành công, Netflix đã bắt đầu “xóa sổ” nhiều “đứa con” của mình với tần suất nhanh hơn dự kiến.

Trong khoảng một tháng, dịch vụ truyền hình trực tuyến đã xóa xổ The Get Down, bộ phim ca nhạc của Baz Luhrman về sự nổi lên của Hip-hop ở NewYork, Sense8 (Siêu Giác Quan), series phim viễn tưởng của chị em nhà Wachowski – (mặc dù còn một tập 2 tiếng để kết thúc trọn vẹn), và bộ phim hài Girlboss – dựa trên cuốn hồi kí của người sáng lập Nasty Gal, Sophia Amoruso.

Có thể thấy, từ 2013 tới 2017, Netflix mới chỉ hủy bỏ 5 series, trong đó có Marco PoloHemlock Grove.

Một vài vụ hủy show gần đây không hẳn gây bất ngờ – cụ thể là The Get Down đã từng bị trì hoãn vì chi phí quá cao (khoảng hơn $120 triệu cho 12 tập) và chưa bao giờ chạm tới đẳng cấp của giới phê bình lẫn thương mại – yếu tố cần thiết để tồn tại. Tuy nhiên, Netflix đã định hình chính mình rất rõ rằng nó không hề giống hệ thống truyền hình cũ vì “chất lượng huyền thoại” mà ở đó “túi tiền” được cân nhắc kỹ lưỡng để tránh phung phí. Chi trả $100 triệu cho một series (chi phí đồn đại cho The Crown) được coi là chuẩn mực, giúp dịch vụ này nổi bật trong kỷ nguyên Peak TV khi truyền hình truyền thống & truyền hình cáp đang cố gắng bắt kịp khán giả vốn đã thay đổi thói quen xem truyền hình theo giờ cố định kiểu cũ.

Khi bạn bỏ ra rất nhiều thời gian, tiền bạc và ngành công nghiệp giải trí cho rằng bạn đang chống lại cả mạng lưới, chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn phải đưa ra những quyết định khó khăn và làm thế nào để có được một chỗ đứng sau chặng đua bất khả chiến bại?

Trong một cuộc phỏng vấn, Nhà kinh tế học, CEO và đồng sáng lập Netflix, Reed Hastings cho rằng nếu so sánh với các đối thủ như HBO, bỏ ra trung bình $10 triệu cho một tập Game of Thrones, thì “Chương trình truyền hình khoảng một-giờ với chi phí $20 triệu sẽ trông như thế nào?”

Đây ắt hẳn là con số ấn tượng để vung tay, nhưng những vụ “xóa xổ” gần đây cho thấy Netflix đang phải giải quyết những vấn đề tiền bạc từ các chương trình họ sản xuất và cố gắng cân bằng các khoản chi phí nhờ vào mô hình kinh doanh theo thuê bao.

Không gì phải ngạc nhiên khi làm truyền hình có vẻ tốn kém, nhưng nếu so sánh các khoản ngân sách cao ngút ngàn và lịch trình ra mắt không theo khuôn mẫu cũ với mỗi 2 tuần/lần của các chương trình mới, rất dễ nhận biết lý do tại sao các nhà sản xuất có vẻ lo lắng về những khoản đầu tư.

Với mô hình mạng lưới đặc thù, có thể là cáp hoặc các phương tiện khác, những show nhỏ hơn có thể bám trụ lâu dài nếu có được lượng khán giả riêng, doanh thu quảng cáo và lợi tức quốc tế đủ cao. Đối với Netflix, mọi thứ đều phải giữ kín, công ty không có xu hướng để người ngoài biết chương trình của họ mang đến những gì cho khán giả; vậy nên chúng ta phải phỏng đoán.

Netflix cũng không quảng cáo, mặc dù gần đây có lời đồn rằng sẽ có những đoạn quảng cáo trước dịch vụ. Số lượng thuê bao gần đây tăng không đáng kể, khách hàng thành viên phát triển không đủ ổn định để Netflix cân nhắc cho loạt phim bom tấn lên mức 9 con số.

Khi Netflix bắt đầu sản xuất các chương trình, nó không phải là dịch vụ truyền hình trực tuyến duy nhất trong thành phố, nhưng số lượng đối thủ cạnh tranh khá ít, chỉ có Amazone Prime và Hulu. Bây giờ, khán giả đang chuyển sang nhiều kênh khác, không còn đặt Netflix ở chế độ mặc định. Họ có nhiều lựa chọn hơn – như HBO Now, dịch vụ riêng của Starz và Showtime – đồng thời cả Amazon và Hulu đều đã nâng cấp các show của mình so với ban đầu. Các dịch vụ này thu hút lượng lớn khán giá với những nội dụng độc đáo của riêng họ cũng như cho truy cập độc quyền các show và phim không có ở nơi nào khác.

Netflix cũng đã bắt đầu dịch chuyển tham vọng của họ qua thế giới phim tự sản xuất, ý tưởng xuất phát từ việc so sánh với các TV shows. Tiếp nối thành công tại Liên hoan Phim Cannes năm nay khi Netflix có hai “tuyển thủ” đem đi tranh giải, dịch vụ trực tuyến này đang rất hăng hái để bước vào những giải đấu lớn với các studio chuyên trách.

Nhìn chung, những bộ phim của Netflix ít tốn kém hơn so với các TV series, nó báo hiệu một hướng đầu tư thân thiện hơn cho công ty, nhưng còn tuỳ thuộc vào nội dung có đủ thú vị để lôi kéo thêm khách hàng mới hay không.

Bỏ ra khoảng $150 triệu cho phim mới của Martin Scorsese The Irishman chắc hẳn Netflix đã làm dậy sóng cả ngành, nhưng liệu “canh bạc” này có giúp gia tăng số lượng thuê bao đăng ký cần thiết?  Một số dự án tốn kém nhất của Netflix có vẻ không đáp ứng được nhu cầu của khán giả. Brad Pitt đã phải móc hầu bao chi $20 triệu để trở thành sao trong War Machine (Cỗ Máy Chiến Tranh), nhưng nó bị chìm nghỉm mà không có vết tích nào chứng tỏ đã được công chiếu trên Netflix. .

Trong lúc truyền hình truyền thống đang chuyển dịch, có điều gì đó để nói về độ tin cậy của lối đi cũ.  Trước đây, HBO đã từng làm cuộc cách mạng TV như Netflix, nhưng sức mạnh của HBO nằm ở chỗ uy tín vốn có của họ. Ví như một chương trình khi làm ra sẽ được mang mác “HBO” cho dù nó không tốt bằng các chương trình đang được yêu thích nhất của nhà đài như The Sopranos hay Game of Thrones.

Tuy vậy, HBO cũng không “miễn nhiễm” với hiện thực kinh tế - cứ nhìn vào ví dụ điển hình của Vinyl bị trảm ngay sau mùa 1 mặc dù ban đầu dự định sẽ sản xuất tiếp. Vấn đề chi phí dẫn đến việc một số dự án cao cấp đang bị xếp xó, nhưng thật sự vẫn còn đó uy tín của thương hiệu.

Vẫn còn một số lựa chọn khác sẵn sàng cho Netflix để giúp giảm bớt các mối lo âu mà không cần đến việc hủy show. Khả năng nâng giá tiền của dịch vụ đã được đồn thổi từ vài năm nay; nhưng điều này dễ dẫn đến rủi ro rằng các thuê bao hiện tại sẽ chuyển sang sử dụng dịch vụ khác. Tham vọng của Netflix quá cao và điều đó cần các khoản đầu tư, nhưng với mục tiêu trọng tâm là đảm bảo lượng khách hàng cũng như sự hài lòng của giới phê bình, có lẽ Netflix sẽ phải cố gắng sắp xếp hợp lý nhằm đạt hiệu quả tối ưu nhất.

Điều đó có ý nghĩa gì đối với những chương trình yêu thích của bạn? Chúng ta có thể không biết trong một khoảng thời gian. Đến nay, Netflix đã bước qua giai đoạn êm đềm và đang phải đối mặt với thực tế khắc nghiệt của ngành công nghiệp giải trí.

Thành viên: Trissica_Jonkers & Linh Lan

Nguồn: Screen Rant