Thưa Mẹ Con Đi
Goodbye Mother - Drama, Family
Thưa Mẹ Con Đi hé lộ câu chuyện tình yêu giữa Văn - kỹ sư phần mềm trẻ và cậu Việt kiều Ian, hai chàng trai trẻ yêu nhau ở nước ngoài nay cùng về Việt Nam thăm gia đình Văn. Sau nhiều năm theo gia đình định cư, Ian trở về và tiếp xúc gần như tươi mới với văn hóa miền quê Việt Nam, nơi có một gia đình nhiều thế hệ cùng chung sống, gắn bó; có người mẹ tần tảo hết mực chăm lo cho con; nơi coi việc lấy vợ, sinh con như một nghĩa vụ đối với đấng sinh thành.
Đánh giá của Lucasnguyen1110
“Thưa Mẹ Con Đi”: Câu chuyện về cái tựa đầu vào vai mẹ thay cho ngàn xin lỗi và cảm ơn.
Vượt lên trên những đồn đoán về một bộ phim dùng tình yêu đồng giới để câu khách, gây thu hút dư luận, “Thưa Mẹ Con Đi” là một chuyện tình yêu thời hiện đại, đồng thời chuyện gia đình mọi thời đại đong đầy những tình cảm ngọt ngào nhưng cũng không ít những mâu thuẫn thế hệ và ý thức hệ, điều diễn ra mỗi ngày trong một xã hội Á Đông như Việt Nam.
Câu chuyện xoay quanh cậu “Việt kiều” Văn (Lãnh Thanh) và lần dắt người thương là Ian (Võ Điền Gia Huy) về Việt Nam để lên kế hoạch ra mắt gia đình, những người chưa biết về giới tính thật của cậu. Trong một chuỗi những tình huống dở khóc dở cười, cặp đôi trẻ với lối sống phóng khoáng phương Tây phải tìm cách đối phó với những câu hỏi và sự áp đặt rất đúng chuẩn gia đình Việt Nam dành cho trưởng nam của gia đình. Vấn đề còn thêm phần “tréo ngoe” khi bà nội bị lẫn (với phần thể hiện ấn tượng của NSƯT Lê Thiện) lại nhận nhầm cháu đích tôn của mình là Ian, còn kế hoạch “thành thật” với mẹ của Văn cũng gặp nhiều trở ngại bởi không chỉ người trong nhà mà còn người ngoài phố khi liên tục phải hứng chịu câu hỏi: “chừng nào lấy vợ cho má con nhờ?”. Câu chuyện buộc khán giả đặt câu hỏi liệu nhân vật sẽ giải quyết mọi thứ ra sao? Liệu Văn sẽ đi theo tình yêu mà làm gia đình thất vọng, khiến mẹ đau lòng, hay liệu cậu sẽ tiếp tục sống một cuộc đời khép kín để Ian mãi là người trong bóng tối?
Mặc cho lớp vỏ bọc về tình yêu giữa hai nam chính rất ưa nhìn, xung đột cá nhân của Văn và mối quan hệ của cậu với mẹ Hạnh (diễn viên Hồng Đào) đã đẩy “Thưa mẹ con đi” lên tầm một phim có giá trị nhân văn, có thông điệp và cốt lõi đậm đà tình cảm gia đình. Lãnh Thanh thể hiện tròn vai một cậu con trai thương mẹ, lo cho mẹ nhưng bị kẹt giữa hai thế giới. Là một người Việt Nam mang quốc tịch Mỹ, cậu vừa muốn sống cho bản thân mình, có tương lai với Ian, nhưng cũng không nỡ nhìn thấy mẹ mình, vốn là “chị Hai” trong một gia đình trung lưu vùng ngoại ô, phải xấu hổ vì đứa con “cho đi Tây ăn học mà về làm xấu mặt dòng họ”. Bên cạnh những cử chỉ khó xử, những cơn nuốt nước bọt của Văn khi bị hỏi chuyện nhạy cảm, ánh mắt của người mẹ là thứ “khó cưỡng” của phim. Từ đầu phim, mẹ đã có cảm giác về mối quan hệ “mờ ám”, mẹ có một linh cảm gì đó, mẹ cũng đã thấy vài cảnh “hơi sai”, nhưng mẹ vẫn chọn tin vào một tương lai con mình có vợ có con “để nhờ sau này”. Đó cũng là một nỗi sợ rất quen thuộc của nhiều người mẹ có con đồng tính, áp lực từ xã hội là một chuyện, nhưng sợ con sẽ sống một cuộc đời cô đơn, mới là chuyện lớn lao.
Ngoài cặp đôi mẹ-con của Lãnh Thanh và Hồng Đào, cặp đôi bà-cháu của Gia Huy cùng Lê Thiện cũng rất dễ thương và mang lại nhiều tiếng cười dễ chịu cho khán giả. Là người lạ duy nhất trong gia đình, Ian cô đơn và lạc lõng trong một văn hóa mình đã bỏ quên từ khá lâu, quanh những con người đang gây áp lực ngầm lên người yêu của mình. May mắn quá, Ian có người để tâm sự: một bà nội bị lẫn. Có lẽ đây là cặp đôi hoàn cảnh và thú vị nhất trong điện ảnh Việt những năm gần đây. Bà nội của Lê Thiện dù không tỉnh táo nhưng vẫn rất logic trong thế giới của mình, cũng nhờ vậy mà bà đã có những câu thoại chiếm được tràng pháo tay từ khán giả trong khán phòng họp báo. Những tuyến nhân vật còn lại cũng được thể hiện đủ đầy bởi những gương mặt không còn xa lạ với điện ảnh Việt như Hồng Ánh, Kiều Trinh, Thanh Tú v.v… Tất cả họ đều góp phần tái hiện lên một lát cắt xã hội Việt Nam với những mâu thuẫn nội tại mà nhiều người trong khán giả có thể đồng cảm.
Xuyên suốt phim điện ảnh đầu tay của mình, đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh cài cắm những cử chỉ yêu thương giữa các nhân vật trong phim. Nó là cái ôm của người mẹ, cái xoa đầu của cặp đôi, là khứa cá gắp trao trên bàn cơm gia đình, là vài cọc tiền lẻ lôi từ trong túi ra, là sự rạo rực vồ lấy nhau vì thèm khát một không gian riêng hay vài ba ánh mắt trao nhau lén lút ngọt ngào. Song, cử chỉ lặp lại nhiều nhất, có lẽ là khi cậu con trai gục đầu vào vai người bên cạnh để tìm một điểm tựa cho mình. Phim kết thúc cũng bằng một cái tựa đầu nhẹ nhàng, chậm rãi nhưng đầy những nỗi niềm không thể nói ra thành câu, để cuối cùng nước mắt lăn dài trên má như một sự giải thoát nhân vật khỏi sự dằn vặt và mâu thuẫn của bản thân. Rồi liền sau đó, là một cái mỉm cười nhẹ nhàng, vị tha và thấm đẫm tình mẫu tử: “Thưa mẹ con đi”, ừ, hãy cứ đi đến nơi nào có một bờ vai cho con tựa vào, vì mẹ luôn mong con hạnh phúc.
Vượt lên trên những đồn đoán về một bộ phim dùng tình yêu đồng giới để câu khách, gây thu hút dư luận, “Thưa Mẹ Con Đi” là một chuyện tình yêu thời hiện đại, đồng thời chuyện gia đình mọi thời đại đong đầy những tình cảm ngọt ngào nhưng cũng không ít những mâu thuẫn thế hệ và ý thức hệ, điều diễn ra mỗi ngày trong một xã hội Á Đông như Việt Nam.
Câu chuyện xoay quanh cậu “Việt kiều” Văn (Lãnh Thanh) và lần dắt người thương là Ian (Võ Điền Gia Huy) về Việt Nam để lên kế hoạch ra mắt gia đình, những người chưa biết về giới tính thật của cậu. Trong một chuỗi những tình huống dở khóc dở cười, cặp đôi trẻ với lối sống phóng khoáng phương Tây phải tìm cách đối phó với những câu hỏi và sự áp đặt rất đúng chuẩn gia đình Việt Nam dành cho trưởng nam của gia đình. Vấn đề còn thêm phần “tréo ngoe” khi bà nội bị lẫn (với phần thể hiện ấn tượng của NSƯT Lê Thiện) lại nhận nhầm cháu đích tôn của mình là Ian, còn kế hoạch “thành thật” với mẹ của Văn cũng gặp nhiều trở ngại bởi không chỉ người trong nhà mà còn người ngoài phố khi liên tục phải hứng chịu câu hỏi: “chừng nào lấy vợ cho má con nhờ?”. Câu chuyện buộc khán giả đặt câu hỏi liệu nhân vật sẽ giải quyết mọi thứ ra sao? Liệu Văn sẽ đi theo tình yêu mà làm gia đình thất vọng, khiến mẹ đau lòng, hay liệu cậu sẽ tiếp tục sống một cuộc đời khép kín để Ian mãi là người trong bóng tối?
Mặc cho lớp vỏ bọc về tình yêu giữa hai nam chính rất ưa nhìn, xung đột cá nhân của Văn và mối quan hệ của cậu với mẹ Hạnh (diễn viên Hồng Đào) đã đẩy “Thưa mẹ con đi” lên tầm một phim có giá trị nhân văn, có thông điệp và cốt lõi đậm đà tình cảm gia đình. Lãnh Thanh thể hiện tròn vai một cậu con trai thương mẹ, lo cho mẹ nhưng bị kẹt giữa hai thế giới. Là một người Việt Nam mang quốc tịch Mỹ, cậu vừa muốn sống cho bản thân mình, có tương lai với Ian, nhưng cũng không nỡ nhìn thấy mẹ mình, vốn là “chị Hai” trong một gia đình trung lưu vùng ngoại ô, phải xấu hổ vì đứa con “cho đi Tây ăn học mà về làm xấu mặt dòng họ”. Bên cạnh những cử chỉ khó xử, những cơn nuốt nước bọt của Văn khi bị hỏi chuyện nhạy cảm, ánh mắt của người mẹ là thứ “khó cưỡng” của phim. Từ đầu phim, mẹ đã có cảm giác về mối quan hệ “mờ ám”, mẹ có một linh cảm gì đó, mẹ cũng đã thấy vài cảnh “hơi sai”, nhưng mẹ vẫn chọn tin vào một tương lai con mình có vợ có con “để nhờ sau này”. Đó cũng là một nỗi sợ rất quen thuộc của nhiều người mẹ có con đồng tính, áp lực từ xã hội là một chuyện, nhưng sợ con sẽ sống một cuộc đời cô đơn, mới là chuyện lớn lao.
Ngoài cặp đôi mẹ-con của Lãnh Thanh và Hồng Đào, cặp đôi bà-cháu của Gia Huy cùng Lê Thiện cũng rất dễ thương và mang lại nhiều tiếng cười dễ chịu cho khán giả. Là người lạ duy nhất trong gia đình, Ian cô đơn và lạc lõng trong một văn hóa mình đã bỏ quên từ khá lâu, quanh những con người đang gây áp lực ngầm lên người yêu của mình. May mắn quá, Ian có người để tâm sự: một bà nội bị lẫn. Có lẽ đây là cặp đôi hoàn cảnh và thú vị nhất trong điện ảnh Việt những năm gần đây. Bà nội của Lê Thiện dù không tỉnh táo nhưng vẫn rất logic trong thế giới của mình, cũng nhờ vậy mà bà đã có những câu thoại chiếm được tràng pháo tay từ khán giả trong khán phòng họp báo. Những tuyến nhân vật còn lại cũng được thể hiện đủ đầy bởi những gương mặt không còn xa lạ với điện ảnh Việt như Hồng Ánh, Kiều Trinh, Thanh Tú v.v… Tất cả họ đều góp phần tái hiện lên một lát cắt xã hội Việt Nam với những mâu thuẫn nội tại mà nhiều người trong khán giả có thể đồng cảm.
Xuyên suốt phim điện ảnh đầu tay của mình, đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh cài cắm những cử chỉ yêu thương giữa các nhân vật trong phim. Nó là cái ôm của người mẹ, cái xoa đầu của cặp đôi, là khứa cá gắp trao trên bàn cơm gia đình, là vài cọc tiền lẻ lôi từ trong túi ra, là sự rạo rực vồ lấy nhau vì thèm khát một không gian riêng hay vài ba ánh mắt trao nhau lén lút ngọt ngào. Song, cử chỉ lặp lại nhiều nhất, có lẽ là khi cậu con trai gục đầu vào vai người bên cạnh để tìm một điểm tựa cho mình. Phim kết thúc cũng bằng một cái tựa đầu nhẹ nhàng, chậm rãi nhưng đầy những nỗi niềm không thể nói ra thành câu, để cuối cùng nước mắt lăn dài trên má như một sự giải thoát nhân vật khỏi sự dằn vặt và mâu thuẫn của bản thân. Rồi liền sau đó, là một cái mỉm cười nhẹ nhàng, vị tha và thấm đẫm tình mẫu tử: “Thưa mẹ con đi”, ừ, hãy cứ đi đến nơi nào có một bờ vai cho con tựa vào, vì mẹ luôn mong con hạnh phúc.