10 Bộ phim Cannes nhất định phải xem qua một lần

Tin điện ảnh · Ivy_Trat ·

Từ Á sang Âu, đây là những phim Cannes cần phải xem để dung dưỡng tình yêu điện ảnh.

Một điều mà người viết luôn tâm đắc với tư cách là một mọt phim là tìm đến Cannes nếu bạn muốn nâng tầm cảm thụ điện ảnh. LHP lâu đời và danh giá này là nơi hội tụ của những bộ não đạo diễn, biên kịch phi thường và kỳ lạ nhất từng được biết đến. Tuy nhiên, các dự án phim ảnh được chính họ thổi hồn là những bộ phim thách thức những ranh giới điện ảnh của bạn, đồng thời mở rộng chúng theo cách đáng ngạc nhiên. Cho nên, những bộ phim Cannes là những trải nghiệm không thể bỏ qua và dưới đây là những gợi ý đáng cân nhắc.

Shoplifters (2018)

Shoplifters thách thức những chuẩn mực đã lỗi thời của quốc gia nó lấy làm bối cảnh
Shoplifters thách thức những chuẩn mực đã lỗi thời của quốc gia nó lấy làm bối cảnh

Là bộ phim chiến thắng Cành cọ Vàng ở Cannes năm 2018, Shoplifters là đứa con tinh thần của đạo diễn Hirokazu Kore-eda – người được đánh giá là “Ozu” thứ hai của nền phim ảnh Nhật Bản. Nhưng vào thời điểm làm bộ phim này, ông vẫn đang trong quá trình khám phá phong cách làm phim của mình là gì và nó sẽ về đâu. Nên Shoplifters là một bộ phim có lối đạo diễn đặc trưng, còn đối với điện ảnh Nhật Bản, chủ đề trong đây làm nó trở nên phá cách và thách thức hơn bao giờ hết.

Xoay quanh một gia đình chuyên “thó” đồ trong các cửa hàng, bộ phim theo chân họ khi họ bất ngờ “nhận nuôi” một cô bé từ một gia đình độc hại. Từ đó, Shoplifters đào sâu một xã hội vụn vỡ trước nghèo đói, sang chấn và mất mát. Nhưng trên hết, bộ phim thách thức khái niệm “gia đình truyền thống” đã ăn sâu vào tiềm thức của người Nhật một cách đầy lay động.

Uncle Boonmee Who Can Recall His Past Lives (2010)

Uncle Boonmee Who Can Recall His Past Lives
Uncle Boonmee Who Can Recall His Past Lives

Thập niên 2010 là thời khắc đã thay đổi phim ảnh hiện đại và Cannes năm 2010 đã ăn mừng điều đó khi trao Cành cọ Vàng cho Uncle Boonmee Who Can Recall His Past Lives đến từ Thái Lan, do Apichatpong Weerasethakul đạo diễn. Đây có thể là bộ phim mang tính siêu thực nhất trong tuyển tập những bộ phim Cannes lúc bấy giờ.

Chuyện kể về Boonmee, người đang bị bệnh hiểm nghèo và cái chết của anh đã điểm. Trong khoảng thời gian còn lại, Boonmee cô lập bản thân, bầu bạn với linh hồn của người vợ và con trai đã mất. Boonmee đã xuôi về những cuộc đời quá khứ của mình để thấu hiểu về “nghiệp”, “nhân quả” và “chánh niệm”. Bộ phim này lấy Phật giáo làm nền tảng và để những giáo lý của Phật giáo thấm nhuần vào những cảnh phim đậm chất nghệ, cũng như câu chuyện mang tính thiền trong đây.

The Tree of Life (2011)

The Tree of Life chiêm nghiệm về ý nghĩa của cuộc sống
The Tree of Life chiêm nghiệm về ý nghĩa của cuộc sống

Được chọn là bộ phim nhận giải Cành cọ Vàng ở Cannes 2011. Bộ phim của đạo diễn Terrence Malick là một câu chuyện tuyệt đẹp về hình ảnh và trau chuốt trong cách kể chuyện. Như cái tên của phim, The Tree of Life là lăng kính chiêm nghiệm về cuộc đời của Jack và những trải nghiệm ấy đã cấu thành nhân vật của ngày hôm nay. Sâu xa hơn, đây còn là câu chuyện mang tính chiêm nghiệm về khởi nguồn của sự sống, về hoàn cảnh và ý nghĩa cuối cùng của cuộc sống là gì.

Amour (2012)

Amour diễn giải tình yêu trong thời khắc đen tối nhất
Amour diễn giải tình yêu trong thời khắc đen tối nhất

Tình yêu trong những bộ phim thương mại rất lãng mạn, nhưng đối với nghệ thuật, tình yêu là một chủ đề rất xù xì, nhưng cũng rất đẹp đẽ, như Amour đã thể hiện. Sau một cuộc phẫu thuật thất bại, Anne bị liệt nửa người và phải phụ thuộc vào xe lăn và sự giúp đỡ của người khác. Vai trò đó rơi vào người chồng George, nhất là khi Anne cầu xin chồng đừng gửi bà vào bệnh viện hay nhà dưỡng lão. Trong Amour, hôn nhân bộc lộ những góc khuất đen tối và buồn bã nhất, nhưng cũng là minh chứng cho sự bền chặt của hôn nhân trước những thách thức lớn nhất người trong cuộc phải đối mặt.

Parasite là một đại thắng của điện ảnh Hàn
Parasite là một đại thắng của điện ảnh Hàn

Dự án đã đưa tên tuổi của đạo diễn Bong Joon-ho lên một tầm cao mới là một câu chuyện không chỉ đẹp về hình ảnh, giàu tính ẩn dụ và mỉa mai, mà còn kịch tính với cú twist khiến người xem không thể lường trước được. Parasite là bộ phim hiếm hoi cân bằng giữa giá trị nghệ thuật và tính giải trí mà một phim kinh dị, giật gân cần có. Điều đó đã mang về cho bộ phim nhiều hơn Cành cọ Vàng, mà còn vài tượng Oscar và khoảng doanh thu $200 triệu toàn cầu (so với ngân sách chỉ $15.5 triệu). Cho đến nay, Parasite vẫn được coi là bộ phim hay nhất Bong Joon-ho từng thực hiện.

Titane (2021)

Titane thách thức sức chịu đựng của những tâm hồn điện ảnh
Titane thách thức sức chịu đựng của những tâm hồn điện ảnh

Bộ phim đạt Cành cọ Vàng ở Cannes 2021 là một trong những bộ phim Cannes kỳ lạ và thách thức nhất. Titane lấy chủ đề về tính nữ, tình dục, sang chấn và kết nối, nhưng chọn thể hiện nó qua cuộc tình giữa một cô gái và chiếc xe hơi.

Giữa tất cả bạo lực, hỗn loạn, kinh dị cơ thể, chủ nghĩa khiêu dâm, hoang dã, cực đoan và kỳ lạ, bộ phim có một tâm hồn ấm áp, cảm động và tinh tế nằm trong sâu thẳm câu chuyện và điều đó làm bộ phim trở thành một trải nghiệm khác biệt. Titane giống như một cơn ác mộng lộng lẫy một cách rời rạc, một kiệt tác hình ảnh rực rỡ ngập tràn ánh đèn neon phản ánh trí tưởng tượng ngoạn mục đầy tham vọng có phần lập dị của một đạo diễn.

The Square (2017)

The Square hướng đến nghệ thuật đương đại
The Square hướng đến nghệ thuật đương đại

Giành Cành cọ Vàng 2017, bộ phim châm biếm “high concept” The Square của Ruben Östlund là bức thư tình “bất mãn” dành riêng cho nghệ thuật đương đại. Phim theo chân Christian, giám đốc một bảo tàng nghệ thuật ở Stockholm, người đang lên kế hoạch cho một cuộc triển lãm gây tranh cãi. Việc quảng bá triển lãm này đã dẫn đến một điều khủng khiếp lan truyền và gây sốc cho mọi người mà trog đó hình tượng “hình vuông” là trung tâm. Bản thân bộ phim này giống như một màn trình diễn, vì vậy The Square nên là bộ phim phải xem trong danh sách phim của mọi người yêu nghệ thuật hiện đại.

Bên Trong Vỏ Kén Vàng (2023)

Bên Trong Vỏ Kén Vàng là bước tiến đáng nể của điện ảnh Việt Nam
Bên Trong Vỏ Kén Vàng là bước tiến đáng nể của điện ảnh Việt Nam

Bên Trong Vỏ Kén Vàng là cái tên phim Việt được chú ý trong Cannes năm nay. Và bộ phim của đạo diễn Phạm Thiên Ân đã chiến thắng Camera d’Or cho phim đầu tay. Và điều đó là hoàn toàn xứng đáng. Thiết kế âm thanh gây sốt, có nhiều lớp đặc biệt đảm bảo rằng ngay cả những cảnh trầm ngâm, yên tĩnh nổi tiếng nhất của bộ phim người xem cũng cảm thấy nhộn nhịp và hơi người. Phần lớn cuộc đối thoại được thêu dệt và kết hợp từ âm thanh của gia súc, tiếng chim hót, gió, nước nhỏ giọt và tiếng nói chuyện trên đài phát thanh.

Bộ phim này là một minh chứng cho sức mạnh kể chuyện vượt qua ranh giới văn hóa và thu hút khán giả bằng cách kể chuyện hấp dẫn và hình ảnh tuyệt đẹp. Có rất nhiều vẻ đẹp rõ ràng ở vùng nội địa nông thôn Việt Nam tươi tốt được thể hiện ở đây. Các bố cục tỉ mỉ, phức tạp vẽ nên màu xanh tươi tốt, ẩm ướt của khu rừng xung quanh, màu xanh khoáng chất của bầu trời khắc nghiệt và màn sương mù ngắt quãng phủ lên mọi thứ.

Đây là thể loại phim thôi thúc bạn đắm chìm vào nó đến mức bạn gần như có thể quên mất sự hiện diện của máy quay ngay cả khi nó đang chuyển động. Bạn đang sống trong khung hình với Thiên – nhân vật chính, tại thời điểm máy quay và nhân vật đã đan xen một cách tự nhiên.

The Pot au Feu (2023)

Pot au Feu là một bộ phim vô cùng thi vị
Pot au Feu là một bộ phim vô cùng thi vị

Sau Mùi Đu Đủ Xanh (1993), Trần Anh Hùng một lần nữa đánh thức giác quan của khán giả với The Pot au Feu, bộ phim đạt giả Đạo diễn xuất sắc nhất ở Cannes 2023. Xung đột trong đây là tối thiểu. Thay vào đó, The Pot au Feu thu hút khán giả hoàn toàn bằng thú vui tận hưởng cái đẹp, sự đam mê và, cuối cùng, ẩm thực cao cấp truyền tải câu chuyện tình yêu.

Tất cả hình ảnh trong đây hiện lên vô cùng ngon miệng, trong khi chuyện tình lại lắng đọng một hương vị lãng mạn đặc thù. Đây có thể là một tác phẩm nghệ thuật giữa điện ảnh và ẩm thực giao thoa. Thưởng thức bộ phim này cũng giống như thưởng thức ẩm thực hội tụ đầy đủ tinh túy của một nền văn hóa – phải chậm rãi để “nếm” ra được sự mãnh liệt ẩn sâu trong cái êm dịu, và sự cao tay của người làm ra nó.

Monster (2023)

Đạo diễn Hirokazu Kore-eda trở lại Cannes với Monster và một lần nữa thách thức các nhận định truyền thống của quê hương ông, và có thể là tất cả những ai đến với bộ phim này, bằng câu chuyện khiến bạn nghi ngờ những gì mình đang nhìn thấy. Đây vốn dĩ là bộ phim nặng ký cho Cành cọ Vàng năm 2023, nhưng phim lại tìm thấy chiến thắng trong Kịch bản xuất sắc nhất và Queer Palm dành cho chủ đề LGBTQ trong phim ảnh. Nhiều đó đủ để nhấn mạnh sức nặng của câu chuyện trong đây.

Rất hiếm khi có một bộ phim hay đến mức bạn không muốn nó kết thúc. Monster của Hirokazu Kore-eda là một bộ phim như vậy, một bộ phim rất đa dạng và sâu sắc trong nhiều trải nghiệm khác nhau mà nó mang lại, với tông màu của bộ phim chuyển động như một kính vạn hoa. Đây là một trong những trải nghiệm điện ảnh thú vị thôi thúc bạn xem lại ngay khi nó kết thúc, vì vẫn còn nhiều điều bí ẩn đẹp đẽ cần được khám phá và khai quật ý nghĩa đằng sau chúng.

Đó là điều mà bạn sẽ được trải nghiệm khi Monster khởi chiếu tại các rạp Việt Nam vào ngày 21.07 tới.

Bên Trong Vỏ Kén Vàng - Phim Việt thắng lớn tại Cannes sẽ ra rạp vào tháng 8

Bên Trong Vỏ Kén Vàng - Phim Việt thắng lớn tại Cannes sẽ ra rạp vào tháng 8

Bên Trong Vỏ Kén Vàng vinh dự là tác phẩm Việt Nam duy nhất tranh giải và thắng lớn ở Cannes năm nay.

[Review] Nhiệm Vụ Bất Khả Thi 7: Nghiệp Báo Phần 1 (Mission: Impossible: Dead Reckoning Part One)

[Review] Nhiệm Vụ Bất Khả Thi 7: Nghiệp Báo Phần 1 (Mission: Impossible: Dead Reckoning Part One)

Nhiệm Vụ Bất Khả Thi 7: Nghiệp Báo Phần 1 quả thật là bom tấn của mùa hè 2023 này.