[Tổng Hợp] 10 bộ phim hoạt hình đặc sắc không đến từ Disney hay Pixar

Tin điện ảnh · Ivy_Trat ·

Thành công trong thể loại hoạt họa không chỉ đến với Disney và Pixar, mà còn mỉm cười với các nhà sản xuất khác.

Disney và Pixar là hai tên khổng lồ thống trị dòng phim hoạt hình. Cả 2 đều đã sản xuất những bộ phim hoạt hình đa dạng sắc màu và có sức quyến rũ cả giới phê bình lẫn khán giả đại chúng. Tuy nhiên, mặt trái của việc này là nhiều tác phẩm chất lượng của các hãng hoạt hình khác nhanh chóng bị khán giả bỏ qua. Tất nhiên, trong những năm qua, thành công trong thể loại hoạt họa không chỉ đến với Disney và Pixar, mà còn mỉm cười với các nhà sản xuất như DreamWorks. Thế nhưng, điều đó không có nghĩa là tất cả các dự án hoạt hình đều được khán giả biết đến. Một số dự án chất lượng vẫn chưa có cơ hội bức phá như những đứa con của Disney và Pixar.

Nguồn: Nikkei Asian Review
Nguồn: Nikkei Asian Review

Dưới đây là những bộ phim hoạt hình hay nhất từng được sản xuất trong thập kỷ qua mà không thuộc 2 nhà sản xuất Disney và Pixar.

10. Coraline (2009) – Laika

Coraline không phải là một bộ phim hoạt hình điển hình và được chuyển thể từ sách thiếu nhi do nhà văn lập dị Neil Geiman sáng tác.

Coraline xoay quanh nhân vật cùng tên phát hiện một cánh cửa dẫn đến một thế giới song song ngay tại căn nhà mới của gia đình cô. Ban đầu, Coraline thấy đó là một thế giới hoàn hảo nhưng rồi những bí mật đen tối hơn dần lộ diện. Bộ phim không những là một kỳ công của công nghệ dựng phim bằng kỹ thuật motion capture – làm Coraline như một cơn gió mới thổi vào thị trường hoạt hình tràn ngập những cái sáo mòn bấy giờ - mà còn là câu chuyện kinh dị khiến trẻ con lẫn người lớn đều thấy sợ.

Sở hữu một phong cách u ám kết hợp với phần âm thanh tuyệt vời của Bruno Coulais, Coraline trở thành một bộ phim hoạt hình dành cho những ai muốn chứng kiến nét kỳ diệu của hoạt họa pha trộn hoàn hảo với nét ma mị, kỳ quái, và đáng sợ.

9. The Road To El Dorado (2000) – DreamWorks

The Road To El Dorado là ví dụ điển hình của việc khán giả không nên quá xem trọng ý khiến của những nhà phê bình phim ảnh.

Khi ra mắt, bộ phim đã gặp phải những lời nhận xét ảm đạm mà phần lớn nhằm vào hai nhân vật chính. Tuy nhiên, dự án hoạt hình này vẫn có nhiều điểm để khán giả yêu thích. Mặc dù các nhân vật không có nhiều sự biến hóa, họ vẫn vô cùng duyên dáng và mang nhiều tính chất giải trí. Điều này làm khán giả ngay lập tức cổ vũ cho họ, bất chấp việc họ không hẳn là những người có tính chất cao quý. Tuy nhiên, phần đặc sắc nhất của phim là phần âm nhạc. Những bản nhạc được Hans Zimmer và John Powell hợp tác sáng tác vô cùng tuyệt vời từ đầu đến cuối. Elton John và Tim Rice còn cùng nhau tạo nên vài ca khúc với những giai điệu bắt tai và dễ nhớ dành riêng cho bộ phim.

Đừng để ý đến những gì giới phê bình nói về bộ phim. The Road To El Dorado thức sự là một dự án chất lượng bị hiểu lầm.

8. Wallace & Gromit: The Curse of The Were-Rabbit (2005) – Aardman/DreamWorks

Hai nhân vật Wallace và Gromit là một phần quan trọng trong nền văn hóa Anh. Trong số những cuộc phiêu lưu của cả 2 từng được đưa lên màn ảnh, Wallace & Gromit: The Curse of The Were-Rabbit được coi là hay nhất.

Xoay quanh một thị trấn có truyền thống tổ chức cuộc thi rau củ khổng lồ, bộ phim đặt hai nhân vật chính Wallace và Gromit vào cuộc chiến bảo vệ rau củ của thị trấn khỏi sự tấn công của những con thỏ háu đói.

Như bất kỳ bộ phim nào của hãng Aardman, kỹ thuật Motion Capture được sử dụng cho những khối đất sét trở nên nổi bật với người xem. Đó là phương thức hoạt họa cho phép Wallace & Gromit: The Curse of The Were-Rabbit có một phong cách nghệ thuật rất riêng biệt. Tuy nhiên, các chuyển động của các nhân vật khá chậm, vì trong quá trình xây dựng, trung bình các nhà hoạt họa của phim xử lý chỉ 30 khung hình/ngày, nhưng kết quả lại rất xứng đáng với công sức bỏ ra.

Mặc dù đôi lúc khiếu hài hước của phim có thể khó hiểu với những ai không am tường văn hóa Anh, nhưng Wallace & Gromit: The Curse of The Were-Rabbit vẫn là một bộ phim đáng xem cho những ai yêu thích thể loại hoạt hình.

7. Kubo and the Two Strings (2016) – Laika

Xuất phát từ một công ty sản xuất, Kubo and the Two Strings khác xa so với Coraline (2009). Mặc cho cốt truyện dễ đoán, bộ phim có rất nhiều sức hút nhờ vào nét quyến rũ của phong cách hình ảnh, nhất là những khung cảnh địa hình được làm đẹp như mơ cho đến phân cảnh chiến đấu dưới nước đầy mê hoặc.

Kubo and the Two Strings cũng không lo sợ việc hướng câu chuyện đến những khía cạnh đen tối hơn, điển hình như hai người dì của Kubo hiện lên đặc biệt đáng sợ với phong cách Gothic, hoàn toàn tương phản với những gam màu sống động của bộ phim. Bên cạnh đó, góp phần vào cái hay của phim là phong cách âm nhạc dung hòa 2 yếu tố văn hóa Đông-Tây thành một khúc nhạc mạch lạt và ấn tượng.

Kubo and the Two Strings xứng đáng hơn việc chỉ chiến thắng một giải BAFTA. Dự án lẽ ra xứng đáng giành một giải Hàn Lâm cho hạng mục hoạt hình, bất chấp kết quả phòng vé ảm đạm của phim.

6. The Red Turtle (2016) – Wild Bunch/Studio Ghibli

Bản thân The Red Turtle đã là một bộ phim hoạt hình kỳ lạ khi mà phim không có bất cứ câu thoại nào. Thế nhưng, bộ phim lại kể được một câu chuyện phi thường lay động lòng người với dàn nhân vật tối thiểu.

The Red Turtle kể về một chàng trai bị kẹt trên hoang đảo và mọi nỗ lực thoát khỏi nơi đây luôn bị cản trở bởi một chú rùa lớn với chiếc mai đỏ rực. Tuy nhiên, mọi chuyện không đơn giản như anh ta nghĩ.

Không có lời thoại, phim có phong cách hoạt hình xưa cũ với đồ họa khá thô và vận phần âm thanh xuất phát từ các nhạc cụ âm nhạc cổ điển. The Red Turtle dễ làm người xem nhớ lại những phim hoạt hình kiểu cũ. Nhưng, bất chấp vẻ cổ điển mà phim toát lên, bộ phim hoạt hình này lại không làm người xem thấy lỗi thời. Và thời lượng ngắn của phim đảm bảo khán giả không bị ngán.

Phim có thể mang nhiều nét cổ điển, nhưng khán giả ở mọi lứa tuổi vẫn có thể thưởng thức bộ phim hoạt hình khác thường này.

5. The Breadwinner (2017) – Cartoon Saloon

The Breadwinner có thể không thu hút nhiều cái nhìn của khán giả đại chúng, bù lại, phim lại chiếm được cảm tình của giới phê bình và nhận được một đề cử Oscar ở hạng mục Phim hoạt hình hay nhất. Điều đáng tiếc là phim đã không thành công ở mặt trận phòng vé.

Dựa trên một cuốn sách truyện trẻ em do tác giả người Canada Deborah Ellis, The Breadwinner tập trung vào cuộc sống đầy khắc nghiệt của cô bé 11 tuổi Parvana và gia đình của cô trong lãnh địa của Taliban.

Nếu so sánh với những tiêu chuẩn hoạt hình thông thường, tác phẩm này không hề phù hợp với trẻ em do sở hữu những yếu tố vô cùng đen tối và những thông điệp dữ dội về chiến tranh, phân biệt giới tính và cực đoan tôn giáo. Bên cạnh đó, phim cũng đem đến những tia hi vọng le lói của các nhân vật trong đây. Ngoài ra, dù hầu hết phần hình ảnh của The Breadwinner như được phủ một lớp màu nâu bụi bặm và đìu hiu, phim vẫn chứa những gam màu sống động và rực rỡ. Chưa kể đến phần âm nhạc của phim tuyệt vời hết sức.

The Breadwinner không dành cho mọi đối tượng khán giả, nhưng đối với những ai muốn thưởng thức một bộ phim khác với những sản phẩm thương mại thường thường, đừng nên bỏ qua dự án này.

4. The Price of Egypt (1998) – DreamWorks

Tái hiện sự kiện nhà tiên tri Moses dẫn dắt dân tộc Do Thái về lại đất tổ được viết trong sách thiêng Exodus (Book of Exodus) bằng phong cách hoạt hình, The Price of Egypt có thể không hấp dẫn đối với một số người, nhưng ai cũng có thể thưởng thức bộ phim bất chấp đức tin của bản thân là gì.

Không tuân theo công thức hoạt họa thông thường, đồ họa của phim được thiết kế góc cạnh với những gam màu vàng, nâu, và đỏ đóng vai trò chủ đạo nhằm tạo dựng bầu không khí chân thật và truyền cảm cho bộ phim.

Với sự giúp đỡ của dàn diễn viên nổi tiếng như Ralph Fiennes, Val Kilmer, và Sandra Bullock, các nhân vật của phim hiện lên thực sự sống động và hài hòa với bối cảnh xung quanh. Dĩ nhiên, sự hài hòa này còn nhờ vào kịch bản đến từ bộ đôi Phillip Lazebnik và Nicholas Meyer. Họ đã đơn giản hóa câu chuyện thần thánh của Moses thành một câu chuyện dễ hiểu hơn đối với bất cứ ai. Phần âm nhạc cũng thuộc hàng ngũ thượng thừa với tính chất vừa kịch tính vừa thuận tai của nó. Trên nền nhạc này, nhiều phân cảnh của The Price of Egypt được biến tấu thành một vở nhạc kịch.

Trong số những tác phẩm họa họa tuyệt vời mà hãng DreamWorks từng thực hiện, The Price of Egypt chắc chắn là tác phẩm khán giả không nên bỏ qua.

3. Shrek (2001) – DreamWorks

Kể về cuộc phiêu lưu giải cứu công chúa của một anh Chằn Tinh và một chú lừa biết nói, Shrek là một cú hit khi ra mắt vào năm 2001.

Về cơ bản, Shrek nhận thức được độ kỳ cục của chính phim và tìm được cách biến điều đó thành thế mạnh lớn nhất của bản thân tác phẩm, như việc parody lại những yếu tố cổ tích thông thường chẳng hạn. Ngoài ra, khiếu hài hước của phim một phần nhờ vào sự kết hợp vô cùng ăn ý trong các phân đoạn tấu hài lẫn mâu thuẫn của hai diễn viên lồng tiếng cho 2 nhân vật chính của phim: Mike Meyers (Shrek) và Eddie Murphy (lừa). Bên cạnh đó, phần nhạc phim lại vô cùng bắt tai với những ca khúc như Bad Reputation, I’m On My Way hay All Star. Trong đó, All Star đặc biệt phù hợp với câu mở đầu của phim.

Shrek là ví dụ tuyệt vời cho việc nắm bắt những gì mạo hiểm. Trên giấy, phim có vẻ kỳ cục và lố bịch, nhưng thành phẩm lại trở thành một tác phẩm thành công rực rỡ với khán giả lẫn các nhà phê bình.

2. Spider-Man: Into the Spider-Verse (2018) – Sony Pictures Animation

Kể từ khi trailer của Spider-Man: Into the Spider-Verse ra mắt vào năm 2017, người ta đã đoán trước bộ phim sẽ mang đến một điều đặt biệt.

Spider-Man: Into the Spider-Verse nhanh chóng trở nên nổi bật với phong cách nghệ thuật độc đáo. Khâu hình ảnh của phim như được bê ra từ những trang truyện tranh. Các bối cảnh ban đêm quả thật vô cùng ấn tượng. Thêm vào đó, chỉ đạo và khái niệm của phim được đánh giá là độc nhất lúc bấy giờ. Trong khi cốt truyện lấy nhân vật Miles Morales làm trung tâm, phim cũng không quên làm nổi bật tương tác giữa Morales với các phiên bản Người Nhện đến từ các vũ trụ khác nhau. Khiếu hài hước của bộ phim thì được duy trì một cách xuyên suốt từ đầu đến cuối.

Có một tiền đề táo bạo và khâu thực hiện hoàn hảo, Spider-Man: Into the Spider-Verse xứng đáng với cơn mưa lời khen và môt giải Oscar cho hạng mục Phim hoạt hình hay nhất.

1. Spirited Away (2001) – Studio Ghibli

Đối với những ai chưa từng xem một một bộ anime (phim hoạt hình Nhật Bản) nào, Spirited Away có lẽ sẽ khá lạ lẫm trong lần xem đầu tiên. Nhưng, nét quyến rũ khó cưỡng toát lên từ bộ phim kinh điển này.

Kể về cuộc phiêu lưu giải cứu ba mẹ ở vùng đất linh hồn của cô bé Chihiro, lối kể chuyện và phong cách xây dựng bối cảnh của phim thật táo bạo và xuất sắc. Spirited Away có quá nhiều thứ để thấu hiểu đến mức phim đòi hỏi phải có nhiều góc nhìn để đưa khán giả vào câu chuyện. Những khung hình của phim một bữa tiệc thị giác và phần âm nhạc tô điểm thêm cho chúng bằng những âm thanh hòa tấu cổ điển. Những nhân vật của Spirited Away cũng hiện lên vô cùng sống động. Mặc dù câu chuyện tập trung vào Chihiro, cô bé còn giới thiệu với khán giả hàng loạt các nhân vật khác. Ai trong số đó cũng điều đặc biệt và có dấu ấn riêng.

Spirited Away xứng đáng với tất cả những lời khen có cánh của cả hai giới khán giả lẫn các nhà phê bình khi phim được công chiếu. Đây là bộ phim không thể bỏ qua đối với những ai trót yêu thể loại hoạt hình.  

[Tổng Hợp] 18 bộ phim hoạt hình hay nhất thập niên 2010

[Tổng Hợp] 18 bộ phim hoạt hình hay nhất thập niên 2010

Dưới đây là những bộ phim hoạt hình được các nhà phê bình đánh giá cao trong thập niên 2010.

[Tổng Hợp] 10 bộ Anime đáng xem nhất của thế kỷ 21

[Tổng Hợp] 10 bộ Anime đáng xem nhất của thế kỷ 21

Hãy cùng Moveek khám phá 10 bộ anime đầy ý nghĩa nhân văn của đất nước mặt trời mọc nhé.

Nguồn: What Culture