4 phim nhạc kịch xuất sắc nên xem ít nhất một lần trong đời

Tin điện ảnh · Maii ·

4 phim nhạc kịch xuất sắc trong nội dung và âm nhạc mà bạn không thể bỏ qua.

Âm nhạc và phim ảnh là một sự kết hợp tuyệt vời giữa 2 mặt nghe, nhìn. Nếu thích nghe những bài nhạc với phần lời cùng diễn xuất của diễn viên, chứ không chỉ đóng vai trò là nhạc nền, khán giả luôn có thể tìm thấy phim nhạc kịch để giải trí và thư giãn. Nếu chưa bao giờ xem phim nhạc kịch, bạn có thể nghía thử 5 bộ phim dưới đây. Không chỉ có phần nhạc hay, vũ đạo đẹp, các phim nhạc kịch này còn có phần nội dung được chăm chút, nhiều ý nghĩa. Biết đâu sau khi xem xong, bạn sẽ trở thành fan của thể loại phim này thì sao?

Lưu ý: Danh sách không sắp xếp theo thứ tự nào. 

1. Les Misérables – Những Người Khốn Khổ

Được chuyển thể từ tiểu thuyết nổi tiếng của đại văn hào người Pháp Victor Hugo, kết hợp với vở nhạc kịch cùng tên của Alain Boublil và Claude – Michel Schönberg.

Les Misérables được đánh giá là một trong những phim nhạc kịch kinh điển. (Via IMDb)
Les Misérables được đánh giá là một trong những phim nhạc kịch kinh điển. (Via IMDb)

Phim có sự góp mặt của dàn diễn viên nổi tiếng Hollywood như Hugh Jackman, Russell Crowe, Anne Hathaway, Amanda Seyfried. Phim chuyển thể nửa sau của tiểu thuyết, theo chân nhân vật chính Jean Valjean – một cựu tù nhân khổ sai trên hành trình chuộc tội và làm lại cuộc đời.

Những Người Khốn Khổ được đánh giá là phim nhạc kịch kinh điển vì đã thể hiện được chân thực bức tranh xã hội Pháp đầy rắc rối lúc bấy giờ, thêm nữa là câu chuyện cảm động về thiện lương, tình yêu, ước mơ và hoài bão.

Diễn xuất của các diễn viên trong phim cũng cực kỳ tốt khi vừa hóa thân vào vai diễn, vừa hát, phần thể hiện cảm xúc cũng như nội lực trong từng âm điệu của họ được thể hiện rất trọn vẹn. Phim được đề cử 8 giải Oscar, trong đó có hạng mục Phim hay nhất. Đây là phim nhạc kịch đầu tiên sau 10 năm được đề cử ở hạng mục này kể từ Chicago ra mắt năm 2002.  

2. Chicago – Danh Vọng

Thêm một phim nhạc kịch hay tuyệt nữa mà nếu bỏ qua thì quả thật rất lãng phí. Danh Vọng, ra mắt năm 2002 là phim hài, nhạc kịch tội phạm dựa trên sân khấu ca nhạc cùng tên. Có sự tham gia diễn xuất chính của Zeta-Jones, Zellweger và Richard Gere, lấy bối cảnh năm 1920 đầy biến động của xã hội Mỹ, Danh Vọng xoay quanh câu chuyện về mặt trái của “người nổi tiếng”, sự đồi bại và xuống dốc của đạo đức cũng như những bê bối trong truyền thông xã hội lúc bấy giờ.

Chicago (2002) là câu chuyện về vòng xoáy danh vọng và các nhân vật là những con thiêu thân trong đó. (Via IMDb)
Chicago (2002) là câu chuyện về vòng xoáy danh vọng và các nhân vật là những con thiêu thân trong đó. (Via IMDb)

Phần âm nhạc của phim đương nhiên cực kỳ chất. Thêm nữa, trang phục của phim và vũ đạo cũng cực kỳ mạnh mẽ, được thể hiện không chỉ bởi các vũ công mà còn bởi chính bản thân các diễn viên. Những bài như Cell Block Tango, We Both Reached for the Gun, When You’re Good to Mama… vừa mang âm hưởng nhạc Jazz cổ điển, vừa có nét hiện đại rất hợp thời đã từng gây sốt sau khi phim ra mắt.

Nội dung, hình ảnh, âm thanh đều hòa quyện với nhau xuất sắc nên cũng không có gì lạ khi phim “ẵm” đến 6 giải Oscar, trong đó có giải Phim hay nhất.

Thập niên 20 – Thời kỳ biến động của Âu – Mỹ trên màn ảnh Hollywood

Thập niên 20 – Thời kỳ biến động của Âu – Mỹ trên màn ảnh Hollywood

Người Pháp gọi đây là années folles – Những năm điên loạn bởi đây là thời kỳ chứng kiến nhiều biến động bất ngờ, đặc biệt là trong văn hóa đại chúng. Thập niên 20 trở thành một trong những bối cảnh ưa thích trên màn ảnh Hollywood.

3. La La Land – Những Kẻ Khờ Mộng Mơ

Từng làm mưa gió ở phòng vé thế giới cũng như khiến giới phê bình rung động, Những Kẻ Khờ Mộng Mơ đương nhiên cũng có mặt trong danh sách này. Do đạo diễn Damien Chazelle cầm trịch, phim xoay quanh mối tình giữa chàng nhạc công piano chuyên chơi nhạc Jazz (Ryan Gosling) và cô nàng diễn viên trẻ (Emma Stone).

Câu chuyện tình yêu dang dở và giấc mơ hiện thực trong La La Land. (Via IMDb)
Câu chuyện tình yêu dang dở và giấc mơ hiện thực trong La La Land. (Via IMDb)

Cả 2 gặp gỡ và yêu nhau trong hành trình đi tìm và thực hiện hóa giấc mơ của mình, rồi cũng chia tay bởi chính giấc mơ đó. Nhưng mối tình ấy không có đau khổ quằn quại, cũng không có người thứ 3, thứ 4 xen vào. Chỉ có những khác biệt và những ngã rẽ buộc con người ta phải lựa chọn.

[REVIEW] La La Land – Đừng quay đầu khi gặp gian nan

[REVIEW] La La Land – Đừng quay đầu khi gặp gian nan

Ngay từ đầu, cái tên La La Land đã gửi gắm nhiều thông điệp ý nghĩa về một thế giới tuyệt diệu và mộng mơ.

Nếu Danh Vọng sử dụng nhiều tông màu đen đỏ dữ dội để truyền tải câu chuyện bấn loạn của xã hội, thì Những Kẻ Khờ Mộng Mơ mang đến cho người xem tông phim vàng kết hợp với xanh dương, nổi bật nhưng không hề lòe loẹt, sặc sỡ nhưng buồn, dù không hề bi lụy.

Tiếng nhạc du dương cất lên trong khung cảnh hữu tình đã giúp phim ghi điểm trong mắt khán giả và giới phê bình. Phim được đề cử 14 giải Oscar và chiến thắng 6 giải.

4. Sweeney Todd: The Demon Barber of Fleet Street – Sweeney Todd: Gã Thợ Cạo Ma Quỷ Trên Phố Fleet

Do vị đạo diễn nổi tiếng là kỳ quặc Tim Burton chỉ đạo nên cũng không có gì lạ khi Sweeney Todd tiếp tục là một trong những bộ phim “quái” và độc nhất của ông.

Sweeney Todd và công cuộc trả thù đẫm máu. (Via IMDb)
Sweeney Todd và công cuộc trả thù đẫm máu. (Via IMDb)

Phim xoay quanh nhân vật chính Benjamin Barker (Johnny Depp), một gã thợ cạo có tay nghề, nhưng bị thẩm phán Turpin tống vào tù và cướp mất vợ con. Mãn hạn tù, Benjamin Barker đổi tên thành Sweeney Todd và bắt đầu công cuộc trả thù. Sweeney Todd làm người xem gợi nhớ về The Nightmare Before Christmas cũng của Tim Burton với phong cách gothic đen tối và có lẫn kinh dị. Nhưng Sweeney Todd đem sự kinh dị, đẫm máu và tông u ám lên tầm cao mới khi kết hợp chúng với âm nhạc. Câu chuyện trả thù của Sweeney Todd không đơn thuần là chuyện chém giết, mà còn là thông điệp về việc buông bỏ hận thù và sự lộng hành của cường quyền.

Phim tiếp tục là sự kết hợp hoàn hảo giữa Tim Burton, Johnny Depp và Helena Bonham Carter. Ngoài ra, phim còn có sự góp mặt của cố nam diễn viên Alan Rickman, người có màn trình diễn rất trọn vẹn trong vai Thẩm phán Turpin.

Phim được vinh danh ở một số hạng mục quan trọng như giải Quả Cầu Vàng dành cho Phim ca nhạc hoặc phim hài hay nhất, Nam diễn viên phim ca nhạc hoặc phim hài xuất sắc nhất (Johnny Depp), giải Oscar cho Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc nhất.

Còn phim nào bạn thấy xứng đáng nằm trong danh sách này nữa không? Cùng chia sẻ với Moveek nhé!

Bài viết liên quan