Assassin's Creed - Sự khác biệt giữa phim và game
Tin điện ảnh · IAMOLD ·
Một trong những điều cực thú vị ở Assassin’s Creed đó chính là cách mà nó lồng ghép những sự kiện lịch sử vào dòng phát triển của hai giáo hội đó.
Chưa một lần nào trong trailer mà Fassbender nói câu:” Nothing is true, Everything is permitted”. Phim này dở chắc rồi.
Trừ phi “cái hang” của bạn to cỡ tòa nhà Bitexco, chắc bạn cũng đã có nghe qua tựa game Assassin’s Creed của ông lớn Ubisoft. Và chắc bạn cũng biết rằng cuối năm nay ông lớn của chúng ta sẽ xuất xưởng bộ phim đầu tay (không) ăn theo game của mình với vai chính là Michael Fassbender.
Sau khi chán rò rĩ những hình ảnh hậu trường nhàm chán và những cảnh phim trông như bài tập của học sinh trường điện ảnh, chúng ta hôm nay đã được diện kiến một trailer từ chính tay nhà phát hành mà ai cũng ghét - 20th Centuary Fox. Bài viết này sẽ sơ lược một vài điểm từ trailer để khỏi mắc công bạn google cho mệt xác.
1. Nhân vật chính không phải Desmond Mile
Một chút giải thích, dòng game Assassin’s Creed có lẽ thuộc hàng những game có cốt truyện thú vị ngang ngửa những bộ phim khoa học mà bạn từng xem. Cốt truyện là hoàn toàn giả tưởng nhưng lại dựa vào những sự kiện có thật và từ đó “phăng” ra. Đơn cử đó là phái hiệp sĩ dòng đền (The Templar Order) mâu thuẫn với hội sát thủ (The Assassin’s Creed) từ thời cuộc thập tự chinh đến tận thời hiện đại. Với bao nhiêu biến cố trong lịch sử nhân loại đều là được giật giây từ chính hai giáo phái này. Nhưng điều phức tạp hơn nữa là hai giáo hội này lại thờ chung một thần, đó là những “người đi trước”. Gọi là thần thì cũng không hẳn, chỉ đơn giản là họ là những người được cho là sống ở thời “khủng long cởi truồng”, và hiển nhiên là có đầy đủ công nghệ cao, tối tân như điều khiển trí não hay cây trượng có khả năng bắn “la de”. Họ tạo ra con người nhằm mục đích nô dịch và là lực lượng lao động chính, nhưng họ tạo ra con người nhằm nỗ lực giúp họ ngăn chặn ngày tận thế - ngày mà mặt trời “nóng quá chịu không nổi” nên tỏa tí nhiệt lên Trái đất và tiêu diệt mọi thứ. Hiển nhiên là họ thất bại, nhưng họ còn nhận ra là điều này sẽ tái diễn nên đã để lại di sản cho con người (chết hết nhưng nô lệ của mình thì sống) nhưng kém may mắn thay thì hai tổ chức trên lại đối đầu nhau.
Quay trở lại hiện tại, thì nhân vật Desmond Mile là nhân vật chính của cả dòng game từ 1-3 (4 trở đi là những người cùng di sản). Tôi cũng khá bất ngờ khi Ubisoft đã không chọn con đường “dễ ăn” đó mà lại chọn một nhân vật hoàn toàn mới toanh cho Fassbender – Callum Lynch, với một nhân vật thích khách hoàn toàn mới toanh đó là Aguilar De Nehra. Điều này chứng tỏ họ cũng “gan lì” không kém và mức độ “nghiêm túc” khi họ tung ra bộ phim lần này (thay vì Prince of Persia). Tức là chúng ta có hoàn toàn một câu truyện mới toanh với những toan tính và âm mưu nham hiểm mới nhưng cũng không kém phần thú vị.
2. Bối cảnh mới lạ
Như đã nói ở trên, một trong những điều cực thú vị ở Assassin’s Creed đó chính là cách mà nó lồng ghép những sự kiện lịch sử vào dòng phát triển của hai giáo hội đó. Hầu như những gì trong sách lịch sử mà bạn phải học đều có sự “nhúng tay” của hai giáo phái này, lẫn gián tiếp và trực tiếp. Bối cảnh lần này là về sự thanh trừng của giáo hội tại Tây Ban Nha – The Spanish Inquisition. Khá giống như cuộc thập tự chinh, nhưng lần này quy mô nhỏ lẻ hơn (gói gọn trong Tây Ban Nha), nhưng mức độ khốc liệt và dã man thì còn hơn tưởng tượng. Có thể nói đây cũng là một trong những điều khiến bạn đáng đặt niềm tin vào. Nếu đã chơi các phần game thì bạn có thể hài lòng về “mức độ” lồng ghép tài tình của Ubisoft. Lần này, với một trong những thời kì khác nghiệt nhất lịch sử nhân loại, chúng ta có thể hi vọng bộ phim này không “té cái ạch” như Prince of Persia.
Có lẽ những người chơi game chúng ta năm nay sẽ không bị thất vọng về ngành điện ảnh khi có tới hai bộ phim từ game ra mắt vào năm nay. Và mặc dù nhận được nhiều cái “nhíu mày” hơn Warcraft nhưng chúng ta, tôi sẽ cũng hy vọng rằng bộ phim sẽ đạt được những gì xứng đáng mà nó đặt ra.