Cô Gái Đan Mạch - Câu chuyện của niềm khát khao và chinh phục
Tin điện ảnh · MarsLe ·
Bên trong người họa sĩ người Đan Mạch - Einar Wegener (1882-1931) tồn tại một người phụ nữ tên là Lili. Bộ phim “vẽ” lại cuộc đời của Einar và Lili, tạo nên một bộ phim đầy đầy ý nghĩa và cảm súc chạm đến đáy lòng của mọi người. Einar cuối cùng cũng trở thành một người phụ nữ trọn vẹn vào năm 1930, cô trở thành ca phẫu thuật chuyển giới đầu tiên trên thế giới. “Cô Gái Đan Mạch” làm tròn vai trò truyền tải, nhưng mặt khác, bộ phim vẫn chưa phải là sự bùng nổ để trở thành một tuyệt tác. Bạn có thể sẽ có một khoảng thời gian thật ngọt ngào và đầy cảm súc khi xem bộ phim đầy ý nghĩa này.
Trong một thời đại mà việc chuyển đổi giới tính được chấp nhận, “Cô Gái Đan Mạch” như một bức vẽ mới lạ, một món ăn ngon vừa được khám phá. Bộ phim được đạo diễn từng đoạt giải Oscar qua bộ phim “The King’s Speech” - Tom Hooper, cùng với sự diễn xuất tài hoa của nam diễn viên vừa đoạt giải Oscar năm vừa rồi Eddie Redmayne, anh lại một lần nữa biến hóa trong vai diễn của mình, mang đến cho khán giả một người “phụ nữ” toàn vẹn.
Những năm đầu của thế kỉ 20 ở châu Âu, trường hợp của cô ấy được cho là tâm thần phân liệt, là một sự việc trái với luân thường đạo lý. Và đối với vợ của Einar, đây cũng là một sự việc vô cùng khó khăn, không phải ai ai cũng có thể chấp nhận được. Gerda Gottlieb (Alicia Vikander) cũng là một họa sĩ, ít nổi tiếng hơn người chồng của mình và vẫn đang trên con đường tìm lấy hương liệu làm nên những tuyệt tác của mình. Cặp đôi vợ chồng trẻ sống một cuộc sống đẹp như tranh vẽ tại Copenhagen, và nó còn tươi đẹp hơn với chú chó đáng yêu cùng với người bạn nghệ sĩ ba lê “khiếm nhã” (Amber Heard). Khi mà người mẫu của cô lỡ hẹn, Gerda đã nhờ chồng của mình làm mẫu, và cửa thì lại không khóa. Và rồi vài cảnh sau, Gerda mang một “Lili” thực thụ đến một buổi tiệc. Đối với Einar, đây là một thứ gì đó khiến anh phấn khích và khoái chí.
Và rồi, người phụ nữ tóc đỏ - chồng của Gerda lại trở thành nàng thơ cho những bức tranh làm nên tên tuổi của cô. Eddie Redmayne vào vai diễn của một người chất chứa đầy nỗi sợ, cô sợ đám đông, sợ nhìn vào mắt người khác. Nhưng đó là khi cô còn trong vỏ bọc của mình, vỏ bọc Einar. Và rồi khi đến Pháp, mối tình tay ba giữa Lili , Gerda và Hans xảy ra khiến cho nỗi lòng của Lili, tâm nguyện trở thành một người phụ nữ toàn vẹn của cô càng mạnh mẽ hơn.
Tên tuổi của đạo diễn Tom Hooper đã được đánh dấu qua hai bộ phim “The King’s Speech” và “Les Miserables”. Nó không chỉ để lại dấu ấn về nội dung sâu sắc và kịch bản tuyệt vời, mà không may thay, đó lại còn là những bộ trang phục không đươc chăm chút. Đúng vậy, điểm trừ của “Cô Gái Đan Mạch” nằm ở những bộ trang phục không được bắt mắt và có hơi nghèo nàn về màu sắc so với khung cảnh trong phim.
Khoảnh khắc ấn tượng để lại trong lòng khán giá đấy chính là khi ở Paris, Einar đã đến một câu lạc bộ thoát y để nhìn một cô gái điếm diễn tả những độc tác gợi dục, để rồi bắt chước theo. Khoảng khắc đó, tâm hồn của người phụ nữ bên trong lồng kính và “cô gái” ngồi bên ngoài như chạm vào nhau, thấu hiểu những nổi khổ của nhau.
Bộ phim cũng nhẹ nhàng vuốt qua câu chuyện về hôn nhân, về sự tan vỡ và một người yêu thương của mình bỗng nhưng biến mất ngay trước mắt mình. “Cô Gái Đan Mạch” là còn là bộ phim giữ hai con người cùng nhau vật lộn với cuộc sống, với những quan niệm cổ hủ thời bấy giờ: Rằng giới tính bên trong chúng ta có thể trái ngược với cơ thể, nhưng giới tính cũng không thể ngăn cản tình yêu của cả hai giành cho nhau.
Ở đoạn cuối bộ phim, những thời khác cuối đời của Lili, cô đã trở thành một người phụ nữ hoàng chỉnh, cô đã ra đi trong hạnh phúc khi đã tìm được chính mình. Cô hạnh phúc khi được ra đi trong vòng tay của người mình yêu thương. Bộ phim “Cô Gái Đan Mạch” không chỉ là một bản tình ca đầy nước mắt dành riêng cho những người chuyển giới, mà còn là một nguồn cảm hứng cho tất cả mọi người về sự khát khao, một lòng chinh phục giấc mơ của bản thân mình.
#sơn