Ít đổ máu, nhàm chán và sáo rỗng – Dunkirk của Christopher Nolan khiến tôi thất vọng
Đánh giá phim · EmmyVuong ·
Bộ phim kỉ niệm cuộc di tản khổng lồ trong trận chiến Dunkirk đầy khí phách và vẻ vang của một phần lịch sử nhân loại. Câu chuyện thật thì phức tạp và thương tâm hơn như thế nhiều.
Bộ phim kỉ niệm cuộc di tản khổng lồ trong trận chiến Dunkirk đầy khí phách và vẻ vang của một phần lịch sử nhân loại. Câu chuyện thật thì phức tạp và thương tâm hơn như thế nhiều.
Có phải chỉ mình tôi thấy vậy? Tác phẩm mới nhất của Christopher Nolan đã gây kinh ngạc cho giới phê bình và thu về $100 triệu trên phòng vé toàn cầu chỉ sau một tuần công chiếu, nhưng phim đối với tôi vẫn rất nhạt nhẽo.
Đề tài phim nghe có vẻ lôi cuốn: trận đánh huyền thoại Dunkirk kể về lực lượng dân thường không hề được trang bị trước tập hợp “hạm đội”gồm tàu bè đánh cá, thuyền tư nhân, du thuyền, tàu lớn, xuồng máy, sà lan và thuyền cứu hộ nhằm nỗ lực giải cứu lực lượng Đồng minh khỏi trận càn quét bên bờ biển. Vậy qua ống kính điện ảnh, khả năng hậu cần, tài xoay sở, lòng dũng cảm, sự hoài nghi, tranh cãi và nỗi sợ hãi của những con người trong trận đấu có thể khắc họa được bao nhiêu?
Phim lại chọn lờ đi những kì tích như Medway Queen, chiếc sà lan đã lượn bảy vòng quanh khu vực bãi biển để đưa đội quân 7000 người trở về an toàn và bắn rớt ba máy bay Đức. Hay Royal Daffodil cứu được 9500 binh lính sau khi chặn lỗ hổng dưới mặt nước bằng đệm. Thay vào đó, chúng ta chỉ thấy một chiếc thuyền được chỉ huy bởi diễn viên Mark Rylance trông thật khôi hài trong bộ lễ phục ngày chủ nhật. Sự cực khổ mà một con người như vậy phải trải qua rõ ràng không được khắc họa một cách đầy đủ và kịch tính. Thay vào đó, nhân vật của Rylance lại hướng đến hình ảnh kì quặc với những sự kiện được tổ điểm bằng sự ủy mị đến khó chịu.
Trong Dunkirk, cách hành xử, mối quan hệ giữa những con người trong đội tàu không phải là điều Nolan quan tâm. Ông thích thú với những gì xảy ra bên bờ biển và trên mặt biển Dunkirk nhiều hơn. Và những gì đang diễn ra lại chủ yếu là hàng trăm ngàn binh lính đang tập trung chờ đợi. Những tình huống gây cấn, mạo hiểm được tạo ra cho một số nhân vật không hoàn toàn thuyết phục. Một vài quả bom rơi xuống, một vài con tàu bị chìm. Những người chỉ huy thì thầm với nhau ngắn gọn nhưng đầy vẻ khôn ngoan. Trên bầu trời, phi công chiến đấu phải đương đầu với trận không kích dường như lặp đi lặp lại không hồi kết. Một máy bay dần cạn kiệt nhiên liệu, nhưng lại không hết nhanh như khán giả nghĩ. Và những tình tiết đại loại như vậy.
Các nhà làm phim thường xây dựng những nhân vật chính của họ một cách hấp dẫn, thú vị nhất bằng cách cho họ những câu chuyện trong quá khứ cùng với lời thoại ý nghĩa, từ đó tạo ra những nhân vật có liên quan đến bộ phim. Nhưng Dunkirk không làm được điều đó.
Bộ phim cũng không giúp người xem tiếp cận sự thật lịch sử. Trong bộ phim, chúng ta được kể rất ít về làm thế nào quân đội đến bờ biển hay tại sao họ phải đối mặt với mối đe dọa lớn như vậy. Chúng ta cũng không được thấy một lính Đức nào, không kể những cảnh bàn đối sách giữa những vị tướng và chính trị gia của hai phe. Chúng ta thậm chí không có vài ba dòng cuối phim theo thông lệ để giải thích về kết quả của cuộc chiến. Điều này là cố ý vì Nolan từng nói ông không muốn sa lầy vào chính trị.
Một thiếu sót lớn khác là CGI. Quy mô là điểm đặc biệt trong trận đánh huyền thoại Dunkirk. Có hơn 330,000 binh lính trên bờ biển, 933 tàu Anh, bao gồm lục quân lẫn tư nhân lênh đênh trên những con sóng. Máy tính được phát minh cho những trường hợp như vậy – giúp tái hiện những khung cảnh hoành tráng - nhưng với Nolan, sử dụng CGI đồng nghĩa với chịu thua.
Vì vậy, mặc dù kinh phí phim lên đến $150 triệu, lực lượng Không quân Hoàng gia hình như chỉ có ba máy bay không kích Spitfires mà theo lịch sử, phi công không quân đã thực hiện 3500 trận không kích lớn nhỏ tại Dunkirk. The Luftwaffe, máy bay được Hitler giao nhiệm vụ chính là tiêu diệt quân Anh mắc kẹt trên bờ biển, dường như có thể tập trung sức lực nhiều hơn cả máy bay tiêm kích Messerschmitts, ba máy bay ném bom Stukas và một máy bay ném bom khác. Lực lượng Hải quân Hoàng gia xuất hiện chỉ để thực hiện hai cuộc càn quét; nhưng theo lịch sử, nó đã triển khai 39 cuộc càn quét và dàn trận 309 tàu chiến khác.
Phụ nữ cũng bị loại ra khỏi cảnh hành động bởi họ bị giới hạn trong vai trò khuôn mẫu như bưng trà cho những người đàn ông trở về nhà. Thực tế thì, lực lượng nữ nhân viên trực tổng đài điện phục vụ cho Auxiliary Territorial Service (tạm dịch Dịch vụ hỗ trợ quốc gia) – người chỉ nhận 2/3 lương so với một lính nam – là những người cuối cùng trong quân đội rời khỏi bờ biển. Những người được sơ tán cũng bao gồm nữ dân thường, những bé gái bị cuốn vào sự hỗn loạn.
Những giới hạn Nolan đặt ra cho bản thân được trích dẫn để thể hiện ông là một đạo diễn tài ba. Ông cũng không như những đạo diễn khác sử dụng công nghệ quay phim nhàm chán. Phim của ông chắc chắn phải bị cắt giảm để có thể hướng đến chủ đề chính của bộ phim. Chính xác thì cái nào là cái gì? Đừng ngu ngốc, những nhà phê bình rên rỉ: đó là nỗi kinh hoàng của chiến tranh chưa từng có. Ok hiểu rồi, một cú tát khác vạch trần chiến tranh khủng khiếp. Nhưng Dunkirk không nằm trong số đó. Nó là nỗ lực “tô hồng” nhằm tránh cảnh máu me và sự chịu đựng cũng như né tránh hoàn toàn những sự thật khác. Trong phim, những người bị tấn công bởi bom đã chết một cách kín đáo, sạch sẽ mà không hề mất đi các bộ phận trên cơ thể. Thậm chí phải bỏ rơi con tàu bị phá hoại dường như không có gì đáng buồn. Vì vậy, bộ phim không như tuyên bố, khiến bạn cảm nhận được sự khủng khiếp của những gì nó đang miêu tả. Tại sao không?
Dunkirk không hẳn là bộ phim chiến tranh – Nolan đã nói vậy với chúng ta. Đó là lí do tại sao nó không khắc họa rõ “những khía cạnh đẫm máu của trận chiến”. Thay vào đó, nó là “câu chuyện sinh tồn và đầu tiên cũng như trên hết là bộ phim khiến ta phải hồi hộp, chờ đợi” theo lời đạo diễn.
Câu chuyện về sự sinh tồn, như Gravity, có lẽ vậy? Nhưng những binh lính trong Dunkirk lại không được khắc họa là đang chiến đấu với những phương tiện giúp họ sống sót mà bộ phim tập trung diễn tả sự xúc động dâng trào trong mỗi người. Số phận “không được làm anh hùng” của họ là lang thang trên bờ biển và chờ đợi đội tàu giải cứu từ những con người không tham gia trận chiến. Người ra hiệu Alfred Baldwin từng tham gia trận Dunkirk năm 1940 nhớ lại: “Bạn có ấn tượng về những người đang đứng đợi xe buýt. Không hề xảy ra xô đẩy hay chen lấn thô bạo.”
Hay là bộ phim khiến người xem phải hồi hộp theo dõi như Rear Window? Chúng ta đều biết kết quả của câu chuyện và biết rằng sẽ chẳng có gì tồi tệ xảy ra với Harry Styles, thuyền trưởng Rylance hay những phi công gan dạ của chúng ta. Thậm chí những nốt nhạc điêu luyện của Hans Zimmer không thể cứu vãn bộ phim nếu không có sự phối hợp của những yếu tố khác đưa cảm xúc lên cao trào.
Nhưng ít nhất bây giờ tôi cũng hiểu tại sao tôi không thể cảm nhận bộ phim: bởi nó chẳng có gì để cảm nhận. Nolan dựa vào không khí thần bí tạo ra bởi sự cường điệu chẳng hạn những khung thời gian sai lệch và máy quay Imax. Trong bộ phim, trật tự thời gian sắp xếp theo cách “hack não” thường thấy của đạo diễn có vẻ ngớ ngẩn, và không gian tự nhiên đã phơi bày điều đó. Tôi từng đến Quảng trường Leicester ở London để tìm hiểu lợi ích của hình ảnh 70mm nhưng tôi không hề nhận ra nó trong phim. Thật vậy, tôi nghĩ chủ đề này tốt hơn hết nên dùng gam màu lạnh và kĩ thuật ánh sáng dùng trong trường quay thời sự hơn là màu sắc tươi sáng của bộ phim.
Tuy vậy, Warner Brothers và thế giới có vẻ thích thú với việc tán thưởng Nolan. Chúc anh ấy may mắn, nhưng anh dường như cũng không cần đến lời chúc này.
Tác giả: David Cox
Nguồn: The Guardian