Đinh Anh
Hoạt động gần đây
Storyboard đã đánh giá 8 cho Trời Sáng Rồi, Ta Ngủ Đi Thôi
Bộ phim làm tôi nhớ đến series Before Sunrise, Before Sunset, Before Midnight – một series tình cảm tôi rất thích, đặc biệt là 2 phần đầu. Cũng tương tự như Before Sunrise, cốt truyện chính của “Trời sáng rồi, ta ngủ đi thôi” xoay quanh những câu chuyện của hai bạn trẻ là Tâm và Th.anh. Qua hành trình và các lời thoại, hai nhân vật dần bộc lộ tâm trạng, cảm xúc, quá khứ, các vấn đề cá nhân và cảm nghĩ của mình. Toàn bộ những điều đó tạo nên chiều sâu cho nhân vật, cũng như cá tính độc nhất của hai nhân vật này. Cả hai đều mang màu sắc riêng, vừa đối lập vừa hòa hợp nhau, như mảnh ghép còn thiếu dành cho nửa kia của mình. Bởi vậy, Tâm và Th.anh không cần phải nói yêu nhau, không cần tỏ tình với nhau, không cần phải ôm, hôn, nắm tay, chuyện tình của cả hai vẫn rất “tình”, bởi đó là sự đồng điệu về tâm hồn.
Đi xem “Trời sáng rồi, ta ngủ đi thôi” thì không nên xem với một lý trí quá vững, hay để những chuyện lùm xùm bên ngoài làm ảnh hưởng đến bộ phim. Hãy xem phim với một cảm xúc hồn nhiên, mở lòng với mọi thứ, cảm nhân vật, bầu không khí của phim (tôi không nhắc đến âm nhạc vì tôi không nghe nhạc Việt nên không thẩm thấu, tuy nhiên, âm nhạc của phim tạo cảm xúc rất tốt, những người mê nhạc indie Việt hoặc rap underground Việt sẽ thích phần âm nhạc phim này). “Trời sáng rồi, ta ngủ đi thôi” là một phim âm nhạc, và mang đậm đặc trưng của dòng phim âm nhạc, tương tự như La La Land, A Star Is Born, Once, Begin Again… Nghĩa là phần hát sẽ chiếm nhiều trong phim. Đừng đánh giá phim không hay vì phim hát nhiều, đừng vì thế mà gọi phim là “một MV âm nhạc kéo dài 2 tiếng”, xin đừng làm thế. Bởi những bài hát trong phim rất khớp với cốt truyện, không những vậy, “Trời sáng rồi, ta ngủ đi thôi” còn là một câu chuyện tinh khiết, đủ nhẹ nhàng mà đủ sâu lắng về hai mảnh ghép của cuộc đời, vô tình gặp nhau giữa Sài Gòn đông đúc.
Về mặt hình ảnh, “Trời sáng rồi, ta ngủ đi thôi” thực sự rất đẹp, đẹp kiểu tình. Cả bộ phim được quay bởi những góc và màu thể hiện đúng chất “vintage” (kiểu vintage của giới trẻ Việt Nam). Nhiều cảnh, tôi nghĩ nếu mình mà chụp ảnh film bằng chiếc Minolta của mình ở góc đó, với màu đó, thì sẽ đẹp lắm đây.
Và phần hình ảnh, âm nhạc cũng rất hợp với tính cách 2 nhân vật này, thuộc một nhóm giới trẻ hiện nay, thích lối sống tự do, phóng khoáng, thường mang theo đàn guitar (hoặc ukulele, mà chính 2 nhân vật trong phim mang), thích dạo chơi đây đó (đặc biệt là Đà Lạt, Hội An…), mặc đồ vintage hoặc bụi, có thể còn chụp cả ảnh film (tôi tạm gọi nhóm này là nhóm vintage bởi phong cách và lối sống rất đặc trưng). Tuy nhiên cũng vì mang đậm tính hướng đến một nhóm đối tượng, theo phong cách của nhóm đối tượng đó, bộ phim có thể hơi kén khán giả. Cá nhân tôi, tôi cũng có chụp ảnh film, có vẽ vời, viết lách và thích xem phim, nhưng không thuộc nhóm vintage đó. Tôi có nhiều người bạn thuộc nhóm này, tôi cảm được phim, nhưng cũng thấy phim như có rào cản vô hình ngăn cách tôi được sống ở trong đó, như thể, phim không dành cho mình.
Nhìn chung, tôi đánh giá “Trời sáng rồi, ta ngủ đi thôi” là một bộ phim hay, có cá tính, rất tình và giàu cảm xúc. Cá nhân đánh giá còn hay hơn cả “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, chưa bằng “Song Lang” nhưng hơn hầu hết phim Việt trong mấy năm gần đây. Bộ phim xứng đáng có chỗ đứng riêng, được khán giả đón nhận, thay vì cần phải hạ mình để cầu xin khán giả “giải cứu”.
Xem full review tại đây: https://anhdinhwriter.wordpress.com/2019/09/30/ban-se-thich-troi-sang-roi-ta-ngu-di-thoi/
Storyboard đã đánh giá 6 cho Gã Hề Ma Quái 2
Storyboard đã đánh giá 8 cho Chuyện Ngày Xưa ở... Hollywood
Storyboard đã đánh giá 9 cho Ký Sinh Trùng
“Ký Sinh Trùng” là một bộ phim đầy cảm xúc, mà xem xong, tôi vẫn cứ bị ám ảnh.
Một cách tổng quan, “Ký Sinh Trùng” không phải một bộ phim quá hoàn hảo, nhưng thực sự rất hay và khéo léo. Cách kể, cách xây dựng cốt truyện, tình tiết cuốn hút, gần như theo một mạch nhất định từ đầu đến cuối, mà tôi tin rằng khán giả sẽ phải dán mắt vào theo dõi bộ phim. Bộ phim kết hợp nhuần nguyễn giữ hài kịch và giật gân, sau dần chuyển sang bi kịch. Cảm xúc theo mạch phim sẽ là hài hước, lôi cuốn, ly kỳ, lo lắng, giật gân, kinh hãi, đau đớn, ám ảnh.Điều khiến tôi ám ảnh chính là gia đình nhà Ki-Taek, từ những người vui vẻ, hòa thuận, tốt bụng, dù có gian manh, nhưng khi bắt đầu chạm đến thế giới xa hoa, vật chất thì mọi tính xấu bộc bạch. Lòng tham, sự ích kỷ, sự tự ti, tự nhục, tự tôn... Tất cả đã dẫn đến một thảm cảnh bi kịch, trong phân đoạn Joon-ho Bong tạo nên sự đột phá về bạo lực. Bộ phim khiến cho tôi nhớ lại vụ đâm dao tại Kawasaki, Nhật Bản hồi tháng 5 vừa rồi, khiến 19 người bị thương, và 2 người tử vong.
Ở bất cứ xã hội nào, khoảng cách giàu nghèo cũng luôn là điều đáng nói. Suy cho cùng, tội ác sinh ra từ đâu? Người nghèo không có lỗi, người giàu cũng không có lỗi, vậy lỗi đến từ ai?
Dẫu vậy, tôi cho rằng bộ phim vẫn chưa phải hoàn hảo. Nhiều khán giả sẽ đồng tình khi thấy các tình tiết thiếu hợp lý về mặt logic. Ví dụ như cách hành xử, ăn nói của người giàu và người nghèo luôn khác nhau rất nhiều, đó là lý do giới siêu giàu Trung Quốc phải bỏ ra núi tiền để cho con mình học cách cư xử của quý tộc Phương Tây, liệu có dễ dàng để giả làm người cùng đẳng cấp với người giàu dễ dàng như thế? Hay có đôi chút vô lý ở sự tin tưởng thái quá của gia đình nhà Park, tất cả chỉ thông qua việc được Min giới thiệu, hay cái kết chậm lại sau diễn biến nghẹt thở có thể khiến cho nhiều người cảm thấy hụt hẫng, nhưng âu cũng là dụng ý của đạo diễn Joon-ho Bong.
Thật khó để so sánh Ký Sinh Trùng với bộ phim kinh điển Hàn Quốc là Oldboy, hay bộ phim Châu Á cũng giành giải Cành Cọ Vàng Cannes năm ngoái, cũng nói về gia đình người nghèo, đó là Shoplifters của Nhật Bản. Điều đó cũng khó khăn như so sánh các phim Pulp Fiction, Forrest Gump và The Shawshank Redemption đều công chiếu năm 1994 vậy. Những bộ phim hay nhất của Hàn Quốc đều mang mùi máu. Oldboy, The Handmaiden, Burning, Mother, Memories of Murderer. “Ký Sinh Trùng” sẽ là một tượng đài điện ảnh Hàn Quốc mới, chắc chắn là như vậy.
Storyboard đã đánh giá 9 cho Ready Player One: Đấu Trường Ảo
Storyboard đã đánh giá 8 cho Giờ Đen Tối
- Diễn xuất của Gary Oldman trong vai Winston Churchill là quá đỉnh
- Quay phim, dựng phim, nhạc nền đều hay. Cái màu sắc đen trắng được thể hiện cực mạnh tạo không khí chính giới Anh quốc thời "Giờ đen tối"
- Thoại tốt, nhiều đoạn có ý nghĩa rất hay
- Có tình tiết Winston Churchill vượt qua nỗi sợ hãi để đi tàu điện ngầm và tiếp xúc với người dân khá hay
- Bài phát biểu trước hạ viện của Churchill quá hay, quá hùng hồn.
ĐIỂM CHƯA TỐT:
- Hầu như những gì trong phim mình đều biết cả rồi, diễn biến cũng không đẩy được cao trào lên đỉnh điểm và cảm xúc như những bộ phim biography khác
- Phim lấy Dunkirk làm bàn đạp cho cao trào, ban đầu mình khá hứng thú nhưng vì biết hết trận Dunkirk (1 phần do phim Dunkirk đã chiếu trước đó 6 tháng) nên làm giảm nút thắt cao trào. Trận Dunkirk khá nổi tiếng, lẽ ra biên kịch nên chọn nút thắt khác ít người biết đến hơn sẽ căng thẳng hơn
- Không khí "Giờ đen tối" tại nước Anh mới chỉ tái hiện được trong chính giới, 1 phần nhỏ ở quân đội còn chưa thấy được ở người dân nên làm giảm cảm xúc
- Ban đầu xem phim mình kỳ vọng sẽ thấy Winston Churchill đưa ra sách lược chống lại phát xít Đức, hay ít nhất là phim kéo dài đến hết trận ném bom thành London và muốn xem phản ứng và cách xử lý của Churchill khi đó. Nhưng phim lại kết thúc khi Churchill quyết định không đầu hàng, không đàm phán và trận Dunkirk kết thúc thắng lợi
- Nếu không phải là lùi sâu hơn về phía chiến tranh Anh - Đức thì mình lại muốn xem cách mà Winston Churchill đánh bại các phe phái chính trị, đối đầu và chỉ trích Hiệp ước Muchen của Neville nhưng ngay đầu phim Churchill đã được bổ nhiệm làm thủ tướng và phim tập trung vào cuộc đối đầu giữa quyết định chiến tranh của Churchill và quyết định ký hiệp ước của phe Neville (khi này đã mất hết quyền lực) và Tử tước Halifax
- Winston Churchill này hơi khác với Winston Churchill mình biết, có thể biên kịch muốn làm nổi bật góc khuất của Churchill nhưng mình không thấy được bản lĩnh thực sự và cái đầu đầy mưu mô của Churchill trong phiên bản này. Có thể là do mình chưa đủ hiểu biết về Winston Churchill
- Thêm nữa, Vua George VI cũng hơi khác so với mình biết: không nói lắp, không rụt rè, và cũng khác với trong The King's Speech (phiên bản được đánh giá là giống với George VI nhất, thắng Best Motion Picture 2011)
Đánh giá 7.8/10
Storyboard đã đánh giá 9 cho Nữ Thần Chiến Binh
Storyboard đã đánh giá 10 cho The Lego Batman Movie
Storyboard đã đánh giá 6 cho Huyền Thoại Tarzan
Storyboard đã đánh giá 8 cho Cơ Trưởng Sully
End of content
No more pages to load