Phantom Thread và những bộ váy làm nên linh hồn của Bóng Ma Sợi Chỉ
Góc Nghệ Thuật · Tin điện ảnh · VLynd ·
Phantom Thread sở hữu những bộ trang phục cực kỳ tuyệt vời.
Phantom Thread (Bóng Ma Sợi Chỉ) là bộ phim tình cảm nhận được nhiều lời khen ngợi vì: tầm nhìn độc đáo của đạo diễn Paul Thomas Anderson nổi tiếng, bộ phim cuối cùng của Daniel Day-Lewis, các đề cử và giải thưởng từ Viện hàn lâm. Tuy nhiên, có 2 điều nổi bật nhất ở Phantom Thread là màn trình diễn bứt phá của Vicky Krieps và loạt trang phục lộng lẫy do Mark Bridges thiết kế. Và 2 yếu tố này đều kết hợp, hoà quyện một cách chặt chẽ.
Trong Phantom Thread, Krieps vào vai Alma – nữ phục vụ trẻ gặp Reynolds Woodcock (Day-Lewis), ông là nhà thiết kế thời trang tài năng nổi tiếng tại London vào thập niên 50. Alma trở thành nàng thơ, người tình của Reynolds nhưng với cá tính của cô, vốn đối lập với một Reynolds quy tắc, chuyện tình giữa họ trở nên thú vị hơn bao giờ hết. Mối quan hệ của họ được phản ánh một cách tinh tế, tài tình qua các tác phẩm mà Reynolds thiết kế và những bộ phục trang mà Alma khoác lên người. Khi Reynolds ngày càng trở nên xáo động trước gia đình, những sợi chỉ dần trở nên tăm tối và tâm trạng hơn. Trái lại, khi Alma càng trở nên tự chủ, phong cách của cô ngày càng thanh lịch và hơn thế, phong thái của cô cũng thay đổi.
Đó là thử thách lớn nhất trong Phantom Thread, Bridges cho hay ông phải thiết kế ra những bộ trang phục vừa phù hợp với giới thượng lưu trong thập niên 50, vừa phải toát lên được nhân vật và lựa chọn của họ. Vì thế ngay từ đầu, đội ngũ của ông phải nghiên cứu rất rộng về những nhà thiết kế chính trong thời đại đó:
“Có rất nhiều bộ trang phục cho các dịp. Bạn có thể thấy trong cảnh trình diễn thời trang của Reynolds, có bộ váy dành cho buổi hoà nhạc opera, bộ lễ phục cho ngày mưa, trang phục ăn trưa đầy tinh tế, bộ váy chủ nhà ban chiều mà Alma mặc. Đó là một xã hội có cấu trúc, nên chúng tôi đã nghiên cứu rất nhiều về những gì diễn ra tại London lúc bấy giờ và cố gắng đưa Reynolds hoà hợp vào giai đoạn đó.”
Về phần Reynolds, rõ ràng là ông không cần một người mẫu để tìm cảm hứng. Lần đầu gặp Alma, cô chỉ mặc bộ đồng phục hầu bàn bình thường. Trong lần đầu khoác lên mình bộ váy do Reynolds thiết kế, cô hoàn toàn thay đổi:
“Trong lần hẹn đầu tiên, [đạo diễn] Paul và tôi đều có ý tưởng diễn ra tại nhà. Và rồi cô ấy thay đổi, từ những bộ thường phục tới những bộ váy lộng lẫy. Vicky Krieps thật sự khoác lên chúng với tư cách là Alma. Khi cô ấy bỗng dưng hoà nhập vào London, các bạn có thể thấy cô ấy rất thanh lịch. Alma mặc ổn lắm luôn. Từ một phục vụ xuề xoà, cô ấy hoàn toàn sẵn sàng diện những trang phục ấy. Tôi nghĩ điều đó thật sự chứng tỏ cô muốn cuộc sống ấy nhường nào, cô chính là người theo đuổi thế giới đó.”
Khi chuyển đến nhà Reynolds, Alma bắt đầu mặc những bộ trang phục đặc trưng của thương hiệu:
“Có một ý tưởng là: khi đặt chân vào House of Woodcock, cô sẽ mặc toàn bộ trang phục của ông, kể cả những bộ đồ len đơn giản. Đó là lý do vì sao tôi cố gắng trang trí thêm cổ tay nhung, chiết eo và các thứ, từ những bộ thường phục đến những bộ có đính nhung vì đó là điểm nhấn của thương hiệu. ”
Tuy tôn trọng các thiết kế của House of Woodcock nhưng Alma vẫn nói lên ý kiến của bản thân, điều mà Reynolds thấy bất thường:
“Thực hiện bộ sưu tập mùa xuân thật sự thú vị, vì tôi không chỉ – thiết kế những bộ trang phục và kể câu truyện – mà tôi còn phải hiểu ‘Buổi trình diễn bộ sưu tập mùa xuân của Reynolds Woodcock sẽ như thế nào?’ Đầu tiên, đó là London. Không có nhiều không khí của mùa xuân trong căn nhà. Alma từng chia sẻ rằng cô không hợp với mẫu vải đen. Và tôi đã sử dụng nó trong bộ sưu tập mùa xuân vì tôi nghĩ, nếu House of Woodcock có mẫu hoa mùa xuân, phải là những bông hoa đen, tím đậm và xanh đậm. Một ý tưởng khôi hài về mùa xuân.”
Tuy thấy bộ sưu tập mùa xuân của Reynolds trong buổi trình diễn thời trang, nhưng chúng ta chỉ xem thoáng qua các trang phục. Trong cảnh này, Reynolds theo dõi các người mẫu qua lỗ thông nhỏ trên tường, khách hàng nhìn ngắm và trầm trồ trước các thiết kế của ông. Dĩ nhiên, Alma được bận bộ váy đẹp nhất với màu đỏ thẫm, có hàng khuy đính kèm và phần dưới của chiếc váy có dải đăng ten như phần viền của tạp dề. Bridges giải thích:
“Có một truyền thống của các quý phu nhân, vừa đem lại niềm vui cho ngôi nhà, vừa phải tao nhã, vì thế tôi nghĩ đó có thể là một chiếc váy xếp ly xinh đẹp, cùng tấm áo len cổ xẻ, mặc vô cùng thoải mái, hợp với phong cách tại gia mà không thiếu trang trọng với thế giới lễ phục. Dĩ nhiên là phần túi trên váy nhằm giải toả cảm xúc không thoải mái từ áo len và phần viền đăng ten.”
Bộ váy đỏ của Alma có vẻ ngoài tương tự như bộ váy trong một phim khác, nhưng nhà thiết kế Bridges không xác nhận là trong phim nào mà để khán giả tự tìm hiểu. Ông cũng chia sẻ thêm về những mẫu váy khác trong bộ sưu tập:
“Dù là mùa xuân nhưng nó vẫn có không khí của nước Anh, vì có nhiều mẫu đồ len do mùa xuân ở Anh quốc vẫn còn se lạnh. Trong khi ở Pháp, bộ sưu tập mùa xuân của họ sẽ có những gam màu pastel.”
Alma dần trở nên tự tin đến mức cô ấy tự thiết kế: đặc biệt là bộ váy đỏ trong buổi hẹn đêm cùng Reynolds. Tuy chúng ta không thấy cảnh Alma may bộ váy trong bản chiếu cuối cùng nhưng Bridges tiết lộ:
“... Chúng tôi thêu thêm những bông hoa, tạo cảm giác như cô ấy đã thêu chúng trong suốt buổi biểu diễn. Nó hơi tệ; có phần lỗi thời; nhưng nó toát lên gam màu nhiệt huyết rất hợp với cô. Dù sau nó vẫn là một bộ váy xấu và vì thế không phải là bộ y phục sang trọng.”
Trong Phantom Thread, chỉ có sự xuất hiện của 2 bộ váy cưới. Bộ đầu tiên mang tính hồi tưởng nhiều hơn vì đó là mẫu váy mà Reynolds thiết kế cho mẹ ông. Bộ thứ hai dành cho dịp đám cưới hoàng gia Bỉ. Bộ váy này có thiết kế đơn giản mà thanh lịch: cổ áo cao, nhiều khuy, tay áo dài, viền đăng ten cùng tà áo dài thượt. Chất vải của váy bắt ánh sáng rất tốt, vì đó là vải lông chồn zibeline dày mà Bridges tìm thấy tại London:
“Đây là loại vải rất lạ khi vừa có độ óng ánh, vừa thô. Một loại vải mà không được thấy nhiều, chủ yếu dùng để may váy cưới. Với tôi nó mang âm hưởng của thập niên 50 và rất vương giả. Vì vậy mà tôi nói với Cecile là hãy dùng ít đường may nhất có thể, đó là quy tắc của bộ y phục này. Nói thật thì dùng đường may càng ít thì càng khéo léo.”
Bộ váy cưới hoàng gia cũng có mối liên kết với bộ váy mà Alma mặc khi đến nhà hàng cùng Reynolds và Cyril. Như nhân vật Alma của cô, Krieps cũng đưa ý kiến vào mẫu thiết kế trong Phantom Thread. Một trong số đó là bộ váy xanh lá trên poster. Bridges cho hay:
“Khi chúng tôi tìm kiếm ngôn ngữ của giai đoạn thập niên 50 và tôi thấy có rất nhiều đầm quây (dạng áo ống). Nhưng theo quan điểm, tôi nghe [Day-Lewis trong tư cách] Reynolds cho rằng váy quây thì tầm thường. Tôi lại muốn có một bộ váy quây sang trọng, nhưng [tôi nghĩ là không thể] vì Reynold. Và rồi Vicky đã nói ‘Không sao đâu. Tôi đã nói chuyện với anh ấy vào ngày hôm trước và tôi sẽ mặc váy quây dạ hội’... Chiếc váy xuất hiện trên poster lại xuất phát từ buổi nói chuyện bình thường. Trò chuyện với Daniel và Vicky về nhân vật của họ đã giúp tôi biết phải làm sao, thiệt đó. Một buổi nói chuyện thôi mà xuất hiện chiếc váy biểu tượng.”
Nhờ đó mà Bridges đã thiết kế một bộ váy quây xanh trông như vừa phủ đầy rêu, vừa óng ánh sắc vàng. Đặc biệt, bộ váy còn phù hợp với cảnh Reynolds và Alma cãi nhau trong bữa tối:
“Cảnh đó diễn ra trong một căn nhà to lớn, lộng gió. Chất vải nhung rất hợp với bờ vai trần của [Alma] cho thấy vẻ cuốn hút và thực tế với Anh quốc, trong giai đoạn thập niên 50 khi mà hệ thống sưởi hay trục trặc.”
Mở đầu, Phantom Thread giới thiệu thương hiệu House of Woodcock cùng thiết kế xa xỉ: bộ váy nhung đỏ rượu với áo choàng dài. Bộ váy này được chính Day-Lewis thuyết phục rằng đây là điểm nhấn của thương hiệu. Nam diễn viên đã phác thảo và Bridges đưa nó đến với đời thật. Kết quả là một chiếc váy dạ hội, một thiết kế hoàn hảo với thẩm mỹ của thương hiệu:
“Paul thật sự muốn anh ấy cảm nhận được việc sở hữu bản quyền qua cách anh chuẩn bị một cách rõ ràng. Cecile và tôi đưa ra các quyết định, lựa chọn để bản phác thảo trở nên thực tế hơn. Bản gốc chắc tốn khoảng 14kg nhung nên áo choàng phải ngắn hơn, chúng tôi cũng phải làm nó sao trông hợp với thời trang cao cấp của thập niên 50. Nó có ren, chất liệu vải đa dạng và màu sắc phong phú, một chút thừa nhận đến các tham khảo mang tính lịch sử.”
Các bạn thích bộ váy nào trong Phantom Thread nhất?
Nguồn: Tổng hợp từ Glamour và Vulture