Tại sao Netflix thường khai tử các series được yêu thích sau 2 mùa?

TV Series · Tin điện ảnh · _bylyy16 ·

Bài viết này có thể giúp soi rọi lý do đằng sau các cú khai tử thần sầu của Netflix nhắm vào các series được yêu thích.

Trong năm 2020, series khoa học viễn tưởng Altered Carbon cùng với Sense8, The OALuke Cage đã bị loại khỏi Netflix chỉ sau hai mùa, bất chấp sự phản đối kịch liệt của người hâm mộ. Đối với dịch vụ phim trực tuyến như Netflix, series nào được sống hay "xử trảm", tất cả đều phụ thuộc về dữ liệu. Thật khó để có thể tưởng tượng nhưng khi phiên bản Mỹ của The Office lần đầu tiên công chiếu trên NBC vào năm 2005, bộ phim đã được cả giới phê bình và khán giả quan tâm. Mọi người cho rằng nó không nguyên bản, không đẹp mắt và là một bản sao xấu của phiên bản Anh. Nhưng dù sao thì NBC cũng đã kêu gọi gia hạn series này và dường như đó là một sự lựa chọn đúng đắn bởi vì từ mùa hai trở đi The Office US đã giành được những lời khen ngợi ở khắp mọi nơi, kéo dài tới tận chín mùa huy hoàng. Tuy nhiên, trong thời đại phim trực tuyến này, nhiều series truyền hình không được đối xử một cách bình đẳng, cũng như không có thời gian để chứng minh giá trị của chúng.

Collider
Collider

Dữ liệu từ công ty phân tích truyền thông Ampere Analysis cho thấy rằng trung bình trên Netflix Original, các bộ phim chỉ có hai mùa để thể hiện trước khi bị hủy. Altered Carbon đã gia nhập hội "những series bị hủy bỏ sau mùa hai", câu lạc bộ đang ngày càng mở rộng ở Netflix. Những cái tên đình đám khác là Sense8, The OA Luke Cage . Những gì tiếp theo diễn ra là chiến dịch giận dữ của người hâm mộ để cứu loạt phim yêu thích của họ khỏi chết yểu. Ngoài phần cuối của bộ phim Sense8 một lần duy nhất được thực hiện sau một chiến dịch tích cực từ người hâm mộ, hầu hết các nỗ lực để mang các series Netflix gốc trở lại sau khi bị thông báo hủy thường kết thúc trong thất bại.

The OA
The OA

Netflix không công bố số liệu hay các tiêu chí xếp hạng các series của họ như các mạng truyền hình khác, nhưng bằng cách nào đó, kênh streaming này đều để mọi người biết rộng rãi rằng họ quyết định gia hạn hoặc hủy các chương trình của mình dựa trên lượng người xem so với chi phí của series. Tức, Netflix chỉ gia hạn một series khi chi phí sản xuất một phần khác của một series tương xứng với số lượng người xem mà series đó thu hút được.

“Điều lớn nhất mà chúng tôi xem xét là liệu chúng tôi có nhận được đủ lượng người xem để biện minh cho chi phí của loạt phim hay không?” Cindy Holland, phó chủ tịch phụ trách chương trình gốc của Netflix đã giải thích vào năm 2018 trong chuyến tham quan báo chí mùa hè của Hiệp hội các nhà phê bình truyền hình.

Các chương trình có thể có một lượng fan nhất định như Altered CarbonThe OA, nhưng nhiêu đó có thể không đủ chỉ tiêu thành công Netflix đề ra, chỉ tiêu này là bao nhiêu thì Netflix lại không nói. Tom Harrington, một nhà phân tích tại Enders Analysis, giải thích rằng chương trình lý tưởng cho Netflix là chương trình mà phần lớn những người đăng ký Netflix sẽ xem nó chứ không chỉ một lượng fan nhất định. Một số series như Stranger Things có thể thu hút khán giả mới và duy trì những khán giả hiện tại, đó là lý do tại sao nó tiếp tục phát triển.

Stranger Things đã kéo dài đến season 4
Stranger Things đã kéo dài đến season 4

Theo một lá thư được gửi đến Ủy ban Lựa chọn Kỹ thuật số và Truyền thông của House of Lords, Netflix cũng xem xét ba số liệu khác khi quyết định có hủy hoặc gia hạn một chương trình hay không. Nó xem xét hai điểm dữ liệu trong vòng bảy ngày đầu tiên và 28 ngày đầu tiên kể từ khi chương trình phát sóng trên hệ thống.

Đầu tiên là "những người mới bắt đầu" hoặc những hộ gia đình chỉ xem một tập của một bộ dài tập. Điểm dữ liệu thứ hai là 'người hoàn thành' hoặc người đăng ký kênh xem hoàn thành toàn bộ phần phim đó. Chỉ số cuối cùng là "người xem" nói chung - là tổng số người đăng ký xem một chương trình.

Trong một cuộc phỏng vấn với Vulture, Netflix tiết lộ lượng người xem 28 ngày, chỉ số người xem toàn bộ phần của một chương trình trong vòng một tháng được so sánh đồng thời là một trong những số liệu được sử dụng để quyết định gia hạn thêm mùa cho một series. Tất cả dữ liệu đó giúp Netflix xem xét về việc có nên tiếp tục bộ phim yêu thích của bạn hay không.

Netflix cũng đang có nhiều tiền hơn. Thêm vào đó, Netflix khác với các mạng truyền hình truyền thống ở chỗ nó cung cấp toàn bộ phần của một chương trình cùng một lúc thay vì chỉ một tập duy nhất. Đồng nghĩa với việc Netflix sử dụng mô hình chi phí cộng thêm, có nghĩa là nó trả toàn bộ chi phí sản xuất của một chương trình và cộng thêm 30% phí bảo hiểm.

Trong lịch sử, những gì các nền tảng phát sóng phim truyền thống làm là trả một phần chi phí sản xuất và yêu cầu công ty sản xuất phim chi trả phần còn lại. Ý tưởng là các chương trình này sẽ được kinh doanh trên toàn thế giới, đến các đài truyền hình khác và thậm chí cả các dịch vụ phát trực tuyến để tiếp tục kiếm tiền cho các nhà sản xuất. Nhưng ở lĩnh vực streaming, nội dung nào có trên Netflix thường chỉ ở trên Netflix. Như vậy, cái giá của độc quyền là Netflix phải chi tiền từ A đến Z.

Netflix cố gắng làm cho mình trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà sản xuất chương trình truyền hình bằng cách thưởng cho họ và trả tiền khi một loạt phim có thể dài hơn. Harrington nói rằng các chương trình trên Netflix đắt hơn sau mùa hai và thậm chí đắt hơn sau mùa ba với phí bảo hiểm tăng lên mỗi mùa. Ông giải thích: “Họ phải trả cho nhiều tiền hơn cho mỗi bộ phim và nếu họ quyết định giới thiệu nó thì việc kiếm tiền sẽ trở nên đắt đỏ hơn. Chính vì vậy, rất nhiều chương trình nữa bị hủy sau hai loạt phim vì chi phí đội lên cao hơn.”

Về mặt tài chính, Netflix thấy hợp lý và tiết kiệm hơn khi thực hiện một chương trình mới hơn là gia hạn một series được xem là kém hiệu quả, vốn sẽ chỉ đắt hơn khi loạt phim tiếp tục kéo dài. Tim Westcott, giám đốc nghiên cứu và phân tích tại Omdia, nói rằng về đầu tư cho nội dung, Netflix vẫn đang trong giai đoạn tăng trưởng. “Ở Mỹ, tốc độ tăng trưởng về những người đăng kí đã chững lại một chút và hiện họ đang có rất nhiều sự cạnh tranh. Nhưng họ vẫn đang thêm hàng trăm nghìn người đăng ký mỗi quý trên khắp thế giới. Họ vẫn đang trong giai đoạn tiếp tục phát triển động cơ để duy trì tốc độ tăng trưởng người đăng ký”.

Sense 8
Sense 8

Từ đây, chúng ta rút ra được một nguyên tắc giữ cho series yêu thích của mình được sống. Nếu người xem muốn chương trình yêu thích của họ được tiếp tục, thì 28 ngày đầu tiên là khoảng thời gian quan trọng để vừa là người xem vừa là người hoàn thành và họ chỉ cần hy vọng rằng chương trình đó đủ thu hút lượng lớn khán giả để đảm bảo chi phí đổi mới bằng mùa thứ hai của nó. Như Harrington hỏi: "Nếu một series không được chứng minh bằng phần hai, thì tại sao lại tiếp tục thêm nữa?". So với câu hỏi này, review khen chê chỉ là thứ yếu, ví dụ điển hình nhất là bộ phim gây ám ảnh 365 Days đấy.