Tấm Cám: Chuyện Chưa Kể - Tưởng nhân văn nhưng lại không

Tin điện ảnh · Moveek ·

So sánh các phim trước đây thì phim của Ngô Thanh Vân sản xuất chỉ có hình ảnh đep lung linh nhờ thêm thắt kỹ xảo nhưng không có đất dụng võ, diễn biến nội dung phim không gây kịch tính để lôi cuốn khán giả đến rạp phải trầm trồ tán thưởng sau khi thưởng thức trọn vẹn bộ phim.

Tấm Cám: Chuyện Chưa Kể đang làm mất giá trị nhân văn của người Việt xem phim Việt theo chiều hướng cổ xúy và gây chia rẽ. Đối với việc làm nghệ thuật, ngoài giữ hình ảnh đẹp trên phim mà còn là hình tượng của chính nhân vật lẫn câu chuyện ngoài đời là nét đẹp tâm hồn.

Nhiều người hùa theo bênh vực một cách thái quá, đại loại như với kinh phí phim Việt như thế làm phim hay lắm rồi, không phải phim tạp nham đại loại như hài nhảm hay phim xàm. Nhưng tại sao không so sánh với các phim khác cũng đầu tư kinh phí tương tự như phim: Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh, Em Là Bà Nội Của Anh, Truy Sát, Fan Cuồng…Có phim hay về hình thức lẫn nội dung, thậm chí có phim đạt doanh thu khủng là thành quả của đoàn làm phim với số tiền đầu tư của nhà sản xuất.

Có khán giả nói phim của đả nữ Ngô Thành Vân làm ra thì nội dung không hay, câu chuyện cũ kỹ không có gì đặc sắc, lại quá màu mè, không để lại ấn tượng khó phai cho khán giả sau khi xem phim, bởi thế nhiều phim Việt gây cười tưởng là đắc thắng hay chủ chốt là cài cắm sao trong phim cộng hưởng yếu tố chiêu trò trong PR truyền thông quá đà rồi lại quên ngay sau khi khán giả xem hết phim bước ra rạp.

Chính truyền thông góp phần với nhà sản xuất làm lung lay nền tảng của điện ảnh Việt khi nhiều phim sản xuất ồ ạt theo kiểu mì ăn liền, không chăm chút nội dung lẫn diễn xuất của diễn viên. Những người kỳ cựu, họ cần nhiều thời gian để có thêm kinh nghiệm, làm giàu vốn sống lẫn diễn xuất, tự tạo kỹ năng riêng biệt, một điểm nhấn cho riêng mình. Huống hồ các diễn viên trẻ gắn mác sao chỉ làm bình hoa di động theo dạng gà ăn sỏi, chó ăn đá. Sự tranh đua, nhồi nhét nhiều tạp nham, học đòi từ những lối sống sai lầm, xa hoa phù phiếm làm con người lẫn điện ảnh bị biến chất, mất nét truyền thống văn hóa vốn có của người Việt.

So sánh các phim trước đây thì phim của Ngô Thanh Vân sản xuất chỉ có hình ảnh đep lung linh nhờ thêm thắt kỹ xảo nhưng không có đất dụng võ, diễn biến nội dung phim không gây kịch tính để lôi cuốn khán giả đến rạp phải trầm trồ tán thưởng sau khi thưởng thức trọn vẹn bộ phim. Tuy câu chuyện có cải biên mới mẻ nhưng nó vẫn bình thường đến nổi không tạo sức hút cho dòng phim sở trường tại vì phim Việt gần đây thực hiện nhiều kỹ xảo lẫn khung hình đẹp mắt.

Lưu ý: bài viết có tiết lộ nội dung phim, lưu ý trước khi đọc tiếp.

Cũng giống như Johnny Trí Nguyễn thì Ngô Thanh Vân chỉ tham gia vai diễn đánh đấm, hành động, cascadeur ít thoại cảm xúc thì được; chứ với lối diễn một màu, diễn như không diễn của lối kịch đem lên sân khấu hóa rồi đưa lên phim truyền hình rồi tự đắc là phim điện ảnh thì người xem phải ngán ngẫm khi xem họ diễn trò không khác con rối bị giựt dây, không cảm xúc cơ mặt, không tâm lý nhân vật để lý trí dẫn đến hành động thực tế.

Hạ Vi, Quang Đăng, Hồ Vĩnh Khoa, Khả Ngân… là người đẹp diễn theo chuyên môn của họ như ca hát, nhảy múa, trình diễn trời trang, đánh đấm chứ chưa biết diễn. Không còn gì để nói khi biên kịch xây dựng hình tượng Tấm yếu đuối, mong manh dễ vỡ như “teen so ciu“ (hồng hài nhi). Nếu cứ như thế thì ở nhà chơi với bọn trẻ trâu cần gì tốn tiền ra rạp để rồi ức chế như mắc bệnh tự kỷ.

Nhân vật quá đẹp để rồi quá ảo cứ như đẹp nhân tạo làm hình tượng nhân vật giả tạo, nhìn cô Tấm mỗi lần thay đổi xiêm y cứ như Thủy Thủ Mặt Trăng Biến Hình, tính cô cà rê chỉ biết khóc nhờ Bụt trong mọi tình huống khó khăn (cứ tưởng làm phim nói về cô Nguyễn Thị Rề).

Hoàng tử có sức mạnh như Kinh Kong; mỗi lần đánh nhau, phô diễn sức mạnh hay bực tức đều gồng mình như lực sĩ. Những pha đánh đấm trong phim đều không có lực, không đủ sức nặng gây ấn tượng để làm cho khán giả mãn nhãn với những pha hành động, võ thuật đẹp mắt. Chỉ một vài động tác nhẹ và âm thanh thì đám lính bao vây đã ngã ngửa ra trước hành động diễn của nhân vật.

Đẹp lạ không chỉ hình thể mà nhân vật từ đầu đến cuối đẹp không tỳ vết mặc dù đánh đấm, trọng thương, chết chóc, khóc nheo mắt muốn sưng mà không có giọt nước mắt hay mồ hôi mà phải nhờ đến kỷ xảo. Thấy ọc máu sắp chết mà cứ như ngủ, đi nghỉ dưỡng, hành động nhân vật chậm so với kỹ xảo và âm thanh. Riêng về âm thanh quá nhiều, quá to nên thừa thải làm cho phim mất chất kịch tính để gây hứng thú bằng việc chứng tỏ và lộ rõ quá nhiều hạt sạn trong kỹ thuật dựng có nhiều xảo thuật điện ảnh.

Bắt cận làm cho gương mặt Hạ Vi tròn như cái mâm, còn Isaac thì khung hình dài sọc, nhất là hình ảnh trực diện nhìn nghiêng, còn lộ rõ khuyết điểm cá nhân như thâm quần mắt và vết sẹo.

Càng giấu không cho biết thì người ta càng tò mò gây hứng thú, nhưng không có cái gì thì phải khoe cho bằng hết vốn tự có, “cái chất riêng” gây bất ngờ cho khán giả.

Nói về đánh trận thì quá ngắn và qua loa thì không tạo được khí thế hùng tráng vì hình ảnh đồ họa vi tính, kỹ xảo làm mất đi nét chân thực. Quân lính thì sắp xếp ngay hàng thẳng lối theo hàng ngang hay hàng dọc và chuyển động nhất quán, không có hình ảnh nổi bật trận đánh so găng để gây cuốn hút. Khi công phá cửa thành chỉ vài ba tên lính dùng tay đẩy trong khi dùng nguyên cây gỗ lớn với hàng chục binh lính xô đẩy chưa chắc mở được cửa thành nhanh chóng mà ngăn nắp. Lại nói về phần lỗi dựng làm cho nhân vật muốn xuất hiện là có ngay dù trước đó cảnh toàn hay các cảnh nhỏ đều không có mặt diễn viên; Ngọc Trai và Hạ Vi xuất quỷ nhập thần khi nguy cấp. Một điều dở nữa là trận chiến tranh giành quyền lực chưa phân thắng bại mà Tấm cho lính bắt em gái vô ngục như biết trước. Cuối phim bà dì ghẻ không diễn ra được tâm lý nhân vật, không có sắc thái cảm xúc rõ rệt dù điểm nhấn.

Nghệ sĩ Hữu Châu, Thành Lộc, Ninh Dương Lan Ngọc diễn tròn vai của mình góp phần đem lại màu sắc mới và thành công của phim. NSND Ngọc Giàu gây cười với thân hình duyên dáng nhưng không có đất diễn. ST và Will mờ nhạt trong nhân vật của mình, dù có nhiều đất diễn. Jun và Ngọc Trai hóm hỉnh là hai cây hài chủ lực của phim, đôi lúc diễn “quá lửa“ và lập lại nên cứ như đi xem kịch ở sân khấu hài hay một MV ca nhạc hài, một màu như trước không có biến hóa gì đặc sắc cho lắm để mà tự tạo màu sắc cho đặc thù riêng của vai diễn.

Gần cuối phim thì kể lể dài dòng nói về triết lý lê thê, nguyên nhân hy sinh cho đối phương “bởi…vì“. Phim có kết hợp tá lả câu chuyện giữa Tấm Cám, Giai Nhân Và Quái Vật…Tình yêu đơn giản là có phép màu hóa giải mọi lời nguyền, cuộc sống nhiệm màu bằng “nụ hôn đồng trinh“ hay “nước mắt cá sấu“ cứ như phim truyền hình năm 2000 nhiều chất “sến”.

Nguồn: HC