Những Easter Eggs và References bạn có thể đã bỏ qua trong Doctor Strange

Phim Siêu Anh Hùng · Tin điện ảnh · Tori Quách ·

Cuối cùng thì phép thuật cũng đã hiện hữu trong vũ trụ điện ảnh Marvel và vị Phù Thủy Tối Thượng Doctor Strange cũng có cơ hội ra mặt để cứu lấy thế giới từ những hiểm họa vô hình.

Bài viết có chứa nội dung spoil, lưu ý nếu bạn chưa xem phim.

Phim Marvel luôn có những chi tiết khiến cho fan ruột cảm thấy thích thú vô cùng. Bởi thế với Doctor Strange cũng sẽ không ngoại lệ, sau đây là những chi tiết từ nhỏ cho đến lớn mà bạn nên biết trong bộ phim bom tấn này.

Cuối cùng thì phép thuật cũng đã hiện hữu trong vũ trụ điện ảnh Marvel và vị Phù Thủy Tối Thượng Doctor Strange cũng có cơ hội ra mặt để cứu lấy thế giới từ những hiểm họa vô hình. Mở ra một hướng đi mới đồng nghĩa với việc giới thiệu cho khán giả những điều mới mẻ từ truyện tranh. Bạn sẽ thích thú khi tự mình nhận ra những điều nho nhỏ được nhà làm phim ẩn giấu bên trong. Hãy cùng điểm qua những gì bạn đã bỏ qua để hiểu thêm về bộ phim nhé.

31. Tháp Avenger

Doctor Strange là một bộ phim độc lập, đương nhiên là có kết nối với những bộ phim khác trong vũ trụ điện ảnh Marvel. Khi camera chiếu toàn cảnh thành phố New York, biểu tượng của tòa tháp Avenger hiện lên khiến cho mọi người ở trong rạp ai cũng thích thú. Nhưng bạn có biết rằng đây lại là một lỗ hổng trong kịch bản không? Ở khoảng thời gian này, tòa tháp đáng lý phải mang tên là Stark vì ở thời điểm này trận chiến với Loki và đoàn quân Chitauri vẫn chưa diễn ra. Nhưng mà thôi cho qua cũng được, biết đâu lại là du hành thời gian.

Thời điểm mà sự kiện trong bộ phim bắt đầu được xác nhận là cùng lúc với Iron Man 2, lúc này đây đội Avenger vẫn chưa được thành lập, cho nên bạn sẽ không loáng thoáng nghe về những vụ việc như đối đầu Ultron, Civil War đâu.

30. Nhắc tới sự kiện trong Iron Man 2

Trong khi đang đến buổi hội nghị và ngay trước khi bị tai nạn, Strange đã nhận một cuộc điện thoại nói về các ca phẫu thuật cần đến sự giúp đỡ của anh. Anh ta từ chối phẫu thuật cho một người phụ nữ lớn tuổi và còn được nghe báo cáo về một người phụ nữ trẻ tâm thần phân liệt bị sét đánh.

Cả 2 ca đó đều không khiến Strange hứng thú, nhưng anh còn được báo về một đại tá lục quân bị gẫy xương sống trong khi đang làm một thí nghiệm nào đó. Người này chắc chắn không phải Rhodey trong Civil War rồi, bạn còn nhớ khi Justin Hammer thử nghiệm bộ giáp của hắn và bộ giáp của hắn bị trục trặc và xoắn cả ra sau chứ? Cảnh này trong Iron Man 2, phim không hay lắm nên không nhớ cũng không có gì lạ.

29. Nguồn gốc của Strange

Như trong trailer đã thấy, câu chuyện của Strange không khác gì trong truyện.

Strange là một kẻ kêu ngạo và thích xài hàng hiệu tương tự như Tony Stark vậy, một kẻ lắm tài thì nhiều tật. Việc kêu ngạo và thích phá luật của anh khiến Strange gặp phải tai nạn giao thông dẫn đến kết quả đôi bàn tay của mình không còn được như xưa.

Cách mà đôi bàn tay bị hủy hoại khác với trong truyện, nhưng nguyên nhân thì không đổi, vẫn cách lao xuống vách núi trong một chiếc siêu xe.

28. Strange nhập viện

Trong truyện tranh, Strange gặp phải một tai nạn kinh hoàng và buộc phải mất đi khả năng phẫu thuật thiên tài của mình để có thể giữ lấy tính mạng.

Cảnh trên giống hệt trong ảnh bìa bộ Doctor Strange của họa sĩ Brandon Peterson.

Đôi tay run rẫy của Strange trên màn ảnh không khác gì trong truyện cả.

27. Strange tập luyện

Với đôi bàn tay vô dụng và sự nghiệp kết thúc, Strange đến Tây Tạng để tìm kiếm phép màu có thể hồi phục cho anh. Tây Tạng cũng là nơi anh tìm đến trong truyện tranh, anh đến đây để luyện tập phép thuật cũng như võ thuật không khác gì trên màn ảnh.

Trước đây Kevin Feige từng nói rằng Strange sẽ không đến Tây Tạng, nhưng mà có lẽ vì muốn được lòng thị trường Trung Quốc nên lời nói trên đành phải rút lại. Mà dù vì lí do gì thì việc chủ tịch Marvel Studios đổi ý cũng khiến phim gần với truyện hơn.

26. Kaecilius

Kaecilius là một phản diện bước ra từ trong truyện tranh, dù không giống như phiên bản gốc cho lắm. Hắn là một đồng minh của Baron Mordo – thuộc hạ của The Ancient One, được Mordo ám chỉ “một kẻ mạnh mẽ hơn ngươi đã lầm đường lạc lối” khi đang nói chuyện với Strange.

Trên phim nhân vật này cứ như là sự hòa trộn của nhiều nhân vật trong truyện lại: Hắn có sự mở đầu giống với Mordo, cũng như sử dụng hắc thuật và là môn đồ của Dormammu.

Đôi mắt quái dị của hắn cứ tưởng là do bị Dormammu ám, nhưng đó chỉ là hậu quả của việc sử dụng hắc thuật quá nhiều mà thôi.

25. Quyển sách và phong ấn của Cagliostro

Cổ vật chính là thứ không thể thiếu trong Doctor Strange; những vật phẩm quyền năng, huyền bí mà có thể gây hại cho người sử dụng nếu quá mê muội vào nó.

Một trong những vật quan trọng nhất trong phim chính là phong ấn Cagliostro, cũng là biểu tượng của thánh đường tại New York và còn là niêm phong của Eye of Agamotto. Dấu hiệu đó xuất hiện cùng với quyển sách Cagliostro, một trong những quyển sách Wong cấm không cho Strange sử dụng.

24. Shamballa

Khi Strange được The Ancient One nhận, Mordo trao cho anh một mảnh giấy với chữ Shamballa trên ấy. Strange hỏi nó là cái gì vậy, và nhận được câu trả lời mật khẩu wifi, họ không phải dân rừng rú.

Phân đoạn đó khiến cả rạp cười ngất ngây và nó cũng liên quan tới câu chuyện của Doctor Strange “Into Shamballa”, khi ấy Strange có cơ hội để mang đến thời kì vàng son cho cả loài người với cái giá đắt đỏ.

Chi tiết này cũng gần giống trên phim: Strange chấp nhận mang trên mình sức mạnh của một pháp sư nhưng cái giá phải trả là khá đắt với anh ấy – không lấy lại khả năng phẫu thuật, không đến với Chirstine và cũng không trở lại với cuộc sống playboy ngày nào.

23. Thị trường âm nhạc

Bộ phim còn nhắc đến một số ca sĩ tên tuổi khi Doctor Strange cố gắn bắt chuyện với Wong. Anh ấy hỏi Wong có tên một chữ giống Adele hay Bono, Eminem và cả Drake hay Aristotle.

Và khi 2 người gặp lại và hỏi Wong về Beyonce, Wong dường như biết đến cô, và rồi cảnh tiếp theo chúng ta thấy Wong đang nghe nhạc của Beyonce.

22. Night Nurse

Dù không được nhắc đến biệt danh đó trên phim, Rachel McAdams đã vào vai cô nàng Night Nurse thứ 2 được xuất hiện trong vũ trụ điện ảnh Marvel sau Claire Temple trong các bộ phim của Netflix.

Christine Palmer là một trong 3 nữ y tá từng xuất hiện trong truyện tranh vào những năm 70 trong vai trò Night Nurse, dù không mang biệt danh đó nhưng đây vẫn là một trong những nhân vật lâu đời của Marvel xuất hiện trên phim.

21. Kết nối với các Doctor Strange khác

Đã có đến 4 bộ phim về Doctor Strange, phim đầu tiên ra mắt vào năm 1978, tiếp theo là phiên bản năm 1992 mang tên Doctor Mordrid và phiên bản hoạt hình Doctor Strange năm 2007. Và trong đó có nhiều sự tương đồng của phiên bản mới với những bộ phim kia.

Trong cả 2 bộ phim trên Doctor Strange đều được The Ancient One truyền thụ và phò tá bởi Wong. Strange còn có trợ tá là phụ nữ, Gina Atwater thay thế vị trí của Christine Palmer, Baron Mordo không phải da màu và oán hận Doctor Strange cùng với các pháp sư khác vô cùng.

20. Sự xuất hiện của Stan Lee

Cùng với Steve Ditko, Stan Lee cũng góp phần tạo ra Doctor Strange, vậy nên thú vui cameo trong các bộ phim Marvel của ông cũng sẽ không dừng lại. Ông xuất hiện trên một chiếc xe buýt ở New York khi Doctor Strange và Mordo đang chạy thoát thân khỏi Kaecilius và môn đồ của hắn. Lúc đó Stan Lee đang đọc “The Doors of Perfection” của Aldous Huxley.

Quyển sách này nói về ảo giác và vấp ngã, cũng giống y chang tình huống mà nhân vật chính của phim đang gặp phải.

19. The Eye of Agamotto

The Eye of Agamotto là một trong những thứ quan trọng nhất của Doctor Strange, nhưng câu chuyện làm thế nào Strange có nó trong truyện lại không giống trên phim. Trong truyện, vật phẩm này được đặt ở một nơi mà chỉ có những pháp sư mạnh mẽ mới có thể đến được.

Cả trong phim lẫn truyện thì The Eye of Agamotto đều được dùng để đối đầu Dormammu.

18. Wong

Wong đương nhiên cũng là một nhân vật bước ra từ truyện tranh, nhưng nhân vật của anh trên phim hiện đại và ít phức tạp hơn. Trong truyện nhân vật này có nhiều khả năng bao gồm cả võ thuật nhưng lại không có phép thuật.

Cha của Wong ở phiên bản truyện tranh cũng xuất hiện trên phim – Master Hamir, một trong những pháo sư cấp cao dưới trướng của The Ancient One. Trong truyện tranh cha của Wong có danh xưng là ẩn sĩ Hamir, một đồng minh thân cận của The Ancient One.

17. The Runaways

Được xuất hiện thoáng qua trên phim, một trong những pháp sư ở Kamar-Taj mang tên Tina Minoru được Linda Louise Duan hóa thân. Nhân vật nữ này liên quan đến The Runaways trong truyện tranh, và cũng rất có khả năng sẽ được làm thành phim trong vũ trụ điện ảnh Marvel.

Cô là mẹ của Nico Minoru, một trong những siêu anh hùng thuộc nhóm The Runaways. Trong truyện Nico sử dụng chiếc gậy mang tên Staff of One, cái mà Tina cũng mang trên phim.

16. Trang phục

Trang phục của cả Doctor Strange và Mordo đều rất giống trong truyện. Strange chẳng khác gì với hi vọng của người hâm mộ dành cho, bao gồm cả 2 vệt tóc bạc cùng vói áo choàng đỏ.

Trang phục của Mordo cũng có màu xanh lá như hắn hay mặc trong truyện, nhưng có màu sắc tối hơn và trông ít phản diện hơn…

Dù vào vai The Ancient One rất tuyệt vời, nhưng tạo hình của Tilda Swinton lại không giống với phiên bản truyện tranh.

15. Vai trò của đội Avengers trong thế giới

Lần nhắc đến Avengers thứ hai diễn ra rất nhanh nhưng lại là lời giải thích thông minh về lý do vì sao các phù thủy không tham gia giúp đỡ trong các cuộc tấn công ở thế giới thực. Họ không can thiệp vì đơn giãn đó không phải sứ mệnh của họ.

Wong nói với Doctor Strange rằng trong khi đội Avengers “bảo vệ thế giới khỏi các mối nguy vật lý. Chúng ta che chở nó khỏi những mối đe dọa huyền bí hơn.”

Chỉ là hiện tại có nhiều mối nguy phép thuật như Loki và Thanos lộ diện nên các phù thủy mới phá luật của họ.

14. Dormammu

Dormammu là một kẻ thù cũ của Doctor Strange cũng như Baron Mordo và ý tưởng về việc Strange (và những Phù Thủy Tối Thượng tiền nhiệm) phải giữ hắn khỏi thế giới Trái Đất là một phần lớn trong truyện tranh.

Cũng trong truyện, Strange và Dormammu buộc phải thỏa ước với nhau khi Strange giúp cứu con quỷ ấy khỏi đám Mindless Ones và Dormammu buộc phải đồng ý không bao giờ tấn công Trái Đất nữa.

Tiết là họ không giữ kiểu thiết kế nửa-Balrog (quái vật trong Lord of the Rings) đã gắn liền với nhân vật trong truyện. Nhưng ít ra họ vẫn giữ lại khuôn mặt có sọc văn to đùng từ những lần xuất hiện đầu tiên trong truyện.

13. The Black Knight

Như đã biết từ trước, trước đây đã có một Easter Egg chỉ rõ về nhân vật The Black Knight. Thanh kiếm của anh ta, The Ebony Blade, đã từng được đưa vào một quyển sách tên Lexicon of Relics, nhưng sau đó bị loại bỏ theo như lời của Barry Gibbs, “bậc thầy phục trang” của phim.

Quyển sách không xuất hiện, nhưng Thánh điện New York thật sự có rất nhiều các tạo vật, và trong số đó có một chiếc nón trông giống phiên bản chưa lên màu của chiếc mũ giáp của Black Knight.

12. The Cloak of Levitation = Thảm Ma thuật

Trong truyện, Cloak of Levitation của Strange hơi khác so với phiên bản điện ảnh của mình, dù vẫn có một sự tương đồng nhất định. Chiếc áo choàng hoàn toàn không có suy nghĩ riêng của nó. Trong truyện thì chiếc áo choàng này được trao tặng cho Strange như giải thưởng sau khi đánh bại Dormammu, chứ không phải nó chọn anh.

Trên phim, đây là một chi tiết mới khi chiếc áo có được tính cách riêng, và sự việc chắc chắn trông như các biên kịch và animator đã đi xem Aladdin của Disney để xin ý kiến về việc tạo ra chiếc áo.

Nhưng ta cũng phải công nhận rằng cha của Aladdin trông rất giống Doctor Strange đấy nhỉ?

11. The Crimson Bands of Cyttorak

Thậm chí khi Doctor Strange đang vật vả để biểu diễn phép thuật mà anh đã nghiên cứu và tập luyện trong khoảng 5 năm, anh vẫn có thể triệu hồi một trong những bùa phép nổi tiếng nhất của mình.

The Crimson Bands of Cyttorak là một bùa chú chuyển các dãi năng lượng màu đỏ ra từ tay của Strange giống như những chiếc roi để quấn lấy kẻ địch. Dù anh vẫn chưa đủ mạnh để duy trì chúng lâu như trong truyện (và thật ra chúng không hẳn là màu đỏ), nhưng phép thuật này thật sự đã xuất hiện trong phần cảnh đánh nhau giữa Strange và Kaecilius cùng đồng bọn tại Thánh điện New York.

10. Phim Ma Trận

Sẽ là một thiếu sót nếu không nói đến Phim Ma Trận bởi sự giống nhau của hai bộ phim. Cả hai phim đều có một Người Được Chọn bất đắc dĩ, một hội kín đào tạo họ, một ác nhân kiếm tìm quyền năng cho riêng mình và một cộng đồng thờ ơ không biết đến phép thuật xung quanh họ.

Kevin Feige thậm chí cũng thừa nhận rằng khái niệm phép thuật trong MCU được lấy cảm hứng từ phim Ma Trận cũng như tác phẩm của Stanley Kubrick và Havao Miyazaki.

9. Fantasia

Theo như người phụ trách quay phim Ben Davis, bộ phim thử nghiệm Fantasia của Disney có ảnh hưởng lớn đến hình ảnh trong phim.

Nói chính xác hơn thì các thế giới kỳ lạ của Strange rất giống Fantasia 2000, một cấp độ khác của thức thần.

8. Drumm

Khi Kaecilius tiến đánh Thánh điện New York, hắn đã đụng độ Master Daniel Drumm.

Tên của anh ta chỉ có một chữ duy nhất là Drumm (tập truyện tranh tiền truyện đã xác nhận cái tên này), nhưng cái tên sẽ quen thuộc với các fan Marvel, xuất hiện lần đầu trong Strange Tales năm 1973. Anh là Brother Voodoo đầu tiên trước khi người anh em song sinh Jericho lấy danh hiệu ấy trong khi hồn ma của anh ở lại dương thế với vai trò hướng dẫn. Cả hai người đều thường xuất hiện trong các đầu truyện như Ghost Rider, Doctor Strange và Hulk.

Năm 2009, Jericho Drumm kế nghiệp Strange với tư cách Phù Thủy Tối Thượng và đổi tên thành Doctor Voodoo.

7. Wand of Watoomb

Trước cái chết không đúng lúc của mình, Wong đã đứng ra trước Thánh điện Hồng Công, chứng tỏ mình cũng khá ngầu chứ không phải chỉ là một thủ thư buồn chán.

Trong trận chiến ấy, anh đã sử dụng một món vật trong giống Wand of Watoomb, một tạo vật ma thuật quan trọng khác trong truyện.

Trong truyện, chiếc đũa thần này có thể mở ra những cácnh cổng đến các chiều không gian khác và có thể phóng ra một lượng lớn năng lượng phép thuật. Chiếc đũa đóng vai trò quan trọng trong lịch sử truyện tranh của Strange vì nó là tâm điểm của sự kiện đầu tiên giúp vị Phù Thủy Tối Thượng hợp sức với Spider-Man.

6. Infinity Stone

Wong đã tiết lộ rằng Eye of Agamotto là một viên Đá Vô Cực.

Chính xác thì nó là viên Time Stone, có khả năng tác động đến dòng chảy thời gian và thực tại. Nó cho người dùng những hình ảnh về các tương lai khả dĩ, khả năng du hành thời gian và thao túng tuổi tác của các loài. Nó còn có thể dùng như vũ khi bằng cách nhốt kẻ thù vào một vòng lập vô tận của thời gian, như Strange làm với Dormammu khi cả hai đụng độ.

5. Thiết kế của thực tại khác

Thiết kế của đa vũ trụ từ lần thoáng qua đầu tiên ở đầu phim và trong chuyến đi đến Dark Dimemsion của Strange quả thực rất tuyệt. Và hiển nhiên là đoàn làm phim đã dựa rất nhiều vào các thiết kế thức thần táo bạo của Steve Ditko từ truyện tranh.

4. Sự ác hóa của Mordo

Dù khinh rẻ sự phản bội The Ancient One của Kaecilius, Mordo cũng dần dần đi theo con đường ấy, chỉ là với những ý định tốt đẹp hơn thôi. Anh muốn chỉnh đốn lại cách mà các phù thủy hành động và ngăn họ can thiệp vào quy luật của tự nhiên sau khi kinh ngạc với việc sử dụng Eye of Agamotto để quay ngược thời gian của Strange.

Điều này đương nhiên giống với trong truyện, dù nguyên nhân có hơi khác biệt. Trong truyện, Mordo là đại đệ tử của The Ancient One nhưng có ý định giết ông, sau đó Strange lật tẩy và hắn bị đuổi đi. Hắn luôn muốn lật đổ The Ancient One để trở thành vị phù thủy mạnh nhất, chứ không phải cảm thấy kinh tởm bởi việc dùng sai quyền năng.

3. Đoạn Mid-Credit

Trong đoạn mid credit, Strange được thấy đang nói chuyện với Thor. Cả hai có cãi nhau đôi chút, Strange mời vị khách từ Asgard một ít bia và rồi bắt đầu vào việc.

Mìa mai thay, Strange cho biết rằng anh có một danh sách theo dõi các thực thể có khả năng đe dọa đối với Trái Đất – mỉa mai ở chỗ là Strange cũng nằm trong danh sách theo dõi tương tự của SHIELD. Trong danh sách của anh có bao gồm Loki, vừa được thêm vào sau khi xuất hiện tại London cùng Thor.

Giả sử rằng vì Thor hiện đã biết người em của mình còn sống (cả hai đang đi tìm người cha mất tích), đây là một cảnh được lấy từ giữa phim của Thor: Ragnarok. Vậy đây hẳn là lời xác nhận rằng Strange sẽ góp mặt trong Ragnarok.

2. Đoạn post-credit

Đoạn post credit sẽ nói về Mordo.

Anh đến thăm nhân vật Jonathan Pangborn của Benjamin Bratt, người từng kể với Strange rằng The Ancient One có khả năng giúp đỡ vì anh từng bị liệt, nhưng được chữa khỏi nhờ phép thuật. Mordo tin rằng việc này là một hành động báng bổ khác và sửa sai nó, khiến Pangborn bị liệt trở lại.

Đây rõ ràng là bước đầu tiên trong kế hoạch “xấu xa” của Mordo để giải thoát thế giới khỏi các phù thủy sau khi họ can thiệp quá nhiều vào trật tự của tự thiên.

Và câu cuối cùng trong đoạn credit cũng nói rằng Doctor Strange sẽ trở lại.

1. Cameo của Benedict Cumberbatch

Vâng, bạn không đọc sai đâu. Benedict Cumberbatch thật sự có một vai cameo không phải Doctor Strange trong phim.

Được xác nhận bởi đạo diễn Scott Derrickson, Cumberbatch đã lồng tiếng và cung cấp cử động khuôn mặt cho nhân vật Dormammu.

Bạn còn thấy được những Easter Eggs nào khác trong phim không? Hãy chia sẻ với chúng tôi ở mục comment nhé!