Chuyện thật sự chưa kể về chuyện cổ tích Tấm Cám

Tin điện ảnh · MarsLe ·

Thực tế cái gọi là “truyện cổ tích Tấm Cám” mà ta vẫn thường nghe hiện nay không phải là bản Tấm Cám gốc mà là bản … viết của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan

Thực tế cái gọi là “truyện cổ tích Tấm Cám” mà ta vẫn thường nghe hiện nay không phải là bản Tấm Cám gốc mà là bản … viết của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan. Ông đã dựa vào các mẫu truyện Tấm Cám mà Landes, Leclere, … đã thu thập hồi cuối thế kỷ 19. Mà bản có nội dung gần với bản Tấm cám ta biết nhất là bản tìm thấy năm 1886 của G.Jeanneau. Cụ Vũ đã dựa vào những bản tìm thấy năm 1886 này, thêm mắm bỏ muối 1 ít, thế là viết ra câu chuyện “Tấm Cám revenge độc nhất vô nhị trong lịch sử Tro Bếp, phiên bản cổ tích duy nhất có sự phát triển tích cách nhân vật”.

Dì ghẻ con chồng hay chị em sinh đôi?

Có lẽ ít người phát hiện ra điều này. Nhưng có ít nhất 2 kiểu cơ bản khác nhau, dẫn tới 2 cái ending cơ bản cũng khác nhau tương ứng. 

Thường nhắc đến Tấm Cám hay Tro Bếp (Cinderella), ta thường nghĩ đến 1 câu chuyện về xung độ “dì ghẻ - con chồng”, nhưng thực tế không phải như vậy. Tấm Cám có đến 2 motip cơ bản là motip “Tấm – Cám là chị em cùng cha khác mẹ” và “Tấm – Cám là chị em ruột sinh đôi”, một motip khá thịnh hành ở Đông Nam Á. Điều này nghe tưởng như đùa nhưng thực sự số bản theo motip “chị em sinh đôi” là rất lớn.

a. Nếu theo motip “ dì ghẻ con chồng” thì diễn biến câu chuyện thường là:

  • 1 thế lực siêu nhiên bảo Tro Bếp nuôi cái gì đó (ăn được), 90% “cái gì đó” là người thân cô ta đầu thai.
  • “cái gì đó” ấy sẽ bị ăn, Tro Bếp sẽ sử dụng những phần còn lại để có đồ đi dự hội và gặp gỡ “người ấy”.
  • “Người ấy” đi tìm Tro Bếp, nhận ra cô nhờ chiếc giày chỉ vừa với đôi chân nhỏ. 
  • Tro Bếp sau khi làm vợ 1 thời gian, trở về nhà, bị mẹ con dì ghẻ giết và đánh tráo.
  • Tro Bếp tái sinh liên tục.
  • Tro Bếp và người ấy gặp lại nhau.

Ending: Mẹ con dì ghẻ bị tiêu tùng, bởi những thế lực khác nhau tùy theo phiên bản mỗi nước. 

b. Nếu theo motip “chị em sinh đôi” thì câu chuyện sẽ thu hẹp về phạm vi gia đình và mâu thuẫn 2 chị em hơn, cụ thể:

  • Tấm – Cám được mẹ/cha dặn đi bắt cá, người bắt nhiều sẽ được xem là chị ( và Tấm bị Cám tráo giỏ.).
  • 1 thế lực siêu nhiên bảo Tro Bếp nuôi cái gì đó (ăn được), 90% “cái gì đó” không có can hệ máu mủ gì với người thân đã chết cả (vì bà mẹ vẫn còn sống sờ sờ kia). “Cái gì đó” đơn giản chỉ dùng để làm bạn và để lấy áo quần dạ hội.
  • “cái gì đó” ấy sẽ bị ăn, Tro Bếp sẽ sử dụng những phần còn lại để có đồ đi dự hội và gặp gỡ “người ấy”.
  • “Người ấy” đi tìm Tro Bếp, nhận ra cô nhờ chiếc giày chỉ vừa với đôi chân nhỏ.
  • Tro Bếp sau khi làm vợ 1 thời gian, trở về nhà, bị mẹ và em ruột giết chết và đánh tráo, thường là theo lối giội nước sôi rồi băm xác đem giấu. Do là chị em sinh đôi nên người em giả dạng rất dễ dàng.
  • Tro Bếp tái sinh liên tục.
  • Tro Bếp và người ấy gặp lại nhau.

Ending: Cám bị ưu tiên chết, cái chết nhấn mạnh vào vấn đề “Cám cố gắng giống chị để tiếp tục đánh tráo”. Bà mẹ ruột thì tùy, thường là chẳng nghe đá động gì cả. Lý do đơn giản vì motip này đã hoàn toàn thiên về xung đột chị em.

Như ta thấy, 2 chuỗi motip này dẫn tới 2 cái ending thuộc loại “liếc thì có vẻ giống nhưng xem kỹ mới thấy khác.”. Thường ở motip “dì ghẻ con chồng”, nó mang ý nghĩa “tòa án, trừng trị” nơi 1 ai đó (tuyệt đối không phải Tấm) sẽ đứng ra phân xử Cám và làm mắm cô ta gửi mẹ sau khi sự thật phơi bày. Còn nếu theo motip “chị em sinh đôi” thì ending theo hướng nhấn mạnh vào vấn đề “Cám cố đánh tráo lần thứ 3” vốn đã xảy ra suốt mạch truyện.

Và sau đây là chuyện thật sự chưa kể của Tấm Cám mà chúng ta đang được đọc ngày nay. Cụ thể bản Tấm Cám 1886 chung quy là thế này:

  • Tấm – Cám là chị em sinh đôi
  • 2 người đi bắt tép để được xét ai là chị, ai là em
  • Tấm bị giội nước sôi hoặc bị chặt cau rơi vào hố nước sôi
  • Tấm tái sinh nhiều lần rồi gặp được vua.
  • Tấm trở về, trắng đẹp hơn xưa. Cám muốn đánh tráo tiếp bèn hỏi “Chị ơi, sao chị trắng thế?”. Tấm trả lời “ngày xưa chị bị em giội nước sôi nên trắng”. Cám nghe theo đi làm ngay. Tiêu Tùng.
  • Tấm làm mắm Cám gửi dì ghẻ.

Còn bản của Vũ Ngọc Phan là thế này:

  • Tấm – Cám là chị em cùng cha khác mẹ
  • 2 người đi bắt tép để … giành yếm
  • Tấm bị chặt cau chết, chẳng có nước sôi nước lạnh gì cả, chỉ có ao hay giếng mà thôi.
  • Tấm tái sinh nhiều lần, gặp lại vua.
  • Tấm trở về, trắng đẹp hơn xưa. Cám thấy Tấm trắng đẹp quá nên ghen ghét, bèn hỏi “Chị ơi, sao chị trắng thế?”. Tấm trả lời “muốn trắng thì để chị giúp cho”. Cám nghe theo đi làm ngay. Tấm bảo Cám đào cái hố rồi chui xuống, Tấm kêu quân đổ nước sôi xuống. Cám tiêu tùng.
  • Tấm làm mắm Cám gửi dì ghẻ.

Như ta thấy, bản tìm được năm 1886 đã có dấu hiệu chắp ghép và phi lý ở đoạn ending. Cụ thể là lẽ ra chỉ dừng ở đoạn Cám làm theo, chết, thì nó lại phang tiếp thêm đoạn Tấm làm mắm Cám. Từ cái ending “bắt chước thất bại” phổ thông của motip “chị em sinh đôi”, Không biết vô tình hay cố ý, G. Jeanneau đã thêm vào đoạn “Tấm mắm cám gửi dì ghẻ”, trong khi đáng ra có chi tiết này thì không thể có chi tiết kia và ngược lại (và người làm mắm Cám theo đúng logic phải là 1 ai đó ngoài Tấm). Đó là theo tư duy logic cổ truyền cổ motip Tấm Cám. 

Cụ Vũ Ngọc Phan có lẽ cũng đã nhìn thấy điều kỳ cục này nên đã cố sức sửa, mà càng sửa càng… bậy. Cụ thể cụ đổi Tấm Cám từ chị em sinh đôi sang dì ghẻ con chồng. Đã thế, cụ sửa luộn vụi bắt cá phân định chị em thành “giành yếm”, biến chi tiết đó thành thừa thãi. Vụ chặt cau thì cụ bỏ luôn nước sôi. Dẫn đến hệ quả tất yếu là khi Cám hỏi “sao giờ chị trắng” thì Tấm làm sao nói “tại hồi đó em giội nước sôi chị” cho được (vì có bị giội đâu mà nói)? Thế là cụ “đâm lao thì phóng theo lao”, sửa luôn lời nói của Tấm thành 1 câu lừa gạt “muốn trắng thì để chị giúp cho” và thế là cụ đã đạt tới mục đích hàn gắn những chi tiết có vấn đề ở ending thành ending trả thù độc nhất vô nhị (chưa tính ba cái câu mắm muối của cụ: “lấy tranh chồng chị”, “lấy chồng tao “ … gì gì ấy nhé).

Và con cháu cụ cho nến nay được thỏa thuê mà bình luận cái sự ác độc của Tấm 1 cách phí thời gian mà chẳng hiểu gì.

Nguồn: Lichsuvn