Giáng Sinh Năm Ấy - Phê bình chê bai thậm tệ nhưng lại trở thành hit trong lòng khán giả
Tin điện ảnh · Maii ·
Giáng Sinh Năm Ấy (Last Christmas) - Bộ phim ngập tràn không khí mùa lễ hội.
Kéo xuống để xem tiếp
Giáng Sinh Năm Ấy (Last Christmas), với kịch bản do Emma Thompson chấp bút, Paul Feig (Bridesmaids) đạo diễn và âm nhạc đến từ George Michael, đồng thời bị giới phê bình chê bai hết lời. Thế thì tại sao khán giả vẫn ra rạp thưởng thức bất chất cơn mưa đánh giá tệ hại dành cho bộ phim?
Giáng Sinh Năm Ấy, bộ phim đậm không khí ngày lễ lớn nhất năm (ở Mỹ) thực sự tệ. Rất tệ. Phim hoàn toàn ổn nếu bạn chỉ nhìn vào bề ngoài: Emma Thompson và Bryony Kimmings viết kịch bản, Paul Feig đạo diễn và âm nhạc bắt tai của George Michael, bối cảnh đậm chất Noel lung linh sắc màu, ngoài ra còn có cả Dương Tử Quỳnh, thế thì có gì để chê? Nhưng nó thực sự rất tệ. Đây không chỉ là bộ phim dở nhất năm và còn có khả năng trở thành bộ phim dở nhất… mọi thời đại?
Dù bị đánh giá kém về mặt chất lượng, đây vẫn là một trong những hiện tượng của mùa lễ và là một trong số các phim được khán giả đánh giá hoàn toàn khác biệt so với giới phê bình, tương tự như các phim Venom hay Aladdin. Phim nhận được 81% từ khán giả trên Rotten Tomatoes (so với 48% từ giới phê bình). Trong tuần đầu tiên ra mắt, phim đã hạ bệ được Joker, và trở thành bộ phim đầu tiên trong 10 năm qua giữ vị trí số 1 trong suốt 6 tuần ở bảng xếp hạng phòng vé Anh. Sở hữu bối cảnh lung linh ở Anh và dàn diễn viên người Anh dễ thương, người Mỹ đã đón nhận bộ phim rất nồng ấm và đương nhiên là Giáng Sinh Năm Ấy đã thu về $22 triệu tại phòng vé Mỹ.
Vậy thì tại sao bộ phim tệ hại này lại trở thành hit phòng vé?
Vì quá dở nên nó hay?!
Mặc dù khá tệ nhưng bộ phim vẫn có một sức hút mãnh liệt đến từ cái sự dở tuyệt vời, bướng bỉnh và hoang dã của nó. Tình tiết hài hước của phim đã rất cố gắng đúng đắn chính trị, nhưng cuối cùng tác dụng của nó thì ngược lại hoàn toàn. Thêm vào đó thì nét hấp dẫn của 2 gương mặt cũng còn khá mới với điện ảnh là Henry Golding và Emilia Clarke chắc tương đương một cái bánh sandwich nhồi thịt gà Tesco (ý nói khá tệ). Còn chất giọng Đông Âu của Emma Thompson thì tốt nhất không nên nói làm gì.
Bộ phim dựa trên một bài hát theo đúng nghĩa đen
Bộ phim dựa trên bài hát Last Christmas của Wham! Và cú twist của phim đã diễn giải lời bài hát “Last Christmas I gave you my heart” theo đúng nghĩa đen. Bạn cứ thử dành vài giây để ngẫm nghĩ về điều đó xem. Cú twist này vừa dễ đoán nhưng cũng vừa sốc vì chẳng ai nghĩ rằng họ chỉ đơn giản đi đúng hướng lời bài hát như thế cả. Khán giả sẽ tự hỏi: Sao mình không nghĩ đến điều đó nhỉ? Sao mình CÓ THỂ nghĩ đến điều đó nhỉ? Tại sao lại có cái phim với cái kết… thế này nhỉ? Phải sau khi xem rồi bạn mới thấy nó khó tin thế nào và trong một nền văn hóa mà chúng ta bàn luận về những gì mình đã xem nhiều hơn bao giờ hết, đấy có thể là động lực và một hiệu ứng truyền miệng tốt đối với bộ phim.
Phim đã được xem là phim cult classic
Giáng Sinh Năm Ấy đã vượt qua mọi cảm giác kỳ quặc, và tiến xa hơn mong đợi của bất kỳ khán giả nào, bất cứ phim nào làm khán giả Anh thực sự phải nhìn nhau há hốc mồm đều xứng đáng được gắn nhãn phim cult.
Vui vẻ và ngốc nghếch
Đầy màu sắc và chẳng có tí logic nào, không khác với các phim “mì ăn liền” và tình cảm lãng mạn tệ hại khác của những năm thập niên 90. Trong thời đại của các phim mang màu sắc Joker, Christopher Nolan hay Javider Bardem, khán giả đang tìm kiếm một lối thoát, một thứ vì đấy hoàn toàn ngốc nghếch, sến sẩm nhưng thoải mái. Khi thế giới này đang rực cháy và chính phủ khắp nơi sụp đổ, Emilia Clarke chạy loanh quanh Covent Garden trong chiếc áo khoác da báo chính là thứ nước giải khát mà nhiều khán giả có thể cần.
Có lẽ Giáng Sinh Năm Ấy đã vô tình trở thành hiện thân của tinh thần Giáng Sinh. Ngược lại với những gì mà Richard Curtis làm chúng ta tin với mùa lễ hội này toàn những vấn đề áp lực, dang dở, xung đột và phức tạp; nhưng tất cả những điều đó đều đã được Giáng Sinh Năm Ấy gạt bỏ và nhét vào một chiếc tất đầy màu sắc lấp lánh. Có lẽ các phim Giáng Sinh nào cũng nên dở tệ, ngốc nghếch như thế.
Nguồn: The Guardian