La La Land gợi nhớ về những bộ phim kinh điển

Góc Nghệ Thuật · Tori Quách ·

Từ cảnh mở màn cho đến đoạn kết cảm động, La La Land chứa đầy những thước phim vinh danh thời hoàng kim của phim nhạc kịch Hollywood.

Từ cảnh mở màn cho đến đoạn kết cảm động, La La Land chứa đầy những thước phim vinh danh thời hoàng kim của phim nhạc kịch Hollywood. Thật ra, sự vinh danh ấy đã đến trước cả khi bộ phim bắt đầu, với câu thông báo,trong đoạn credit mở màn, rằng bộ phim được quay bằng CinemaScope, một format đã ngưng được sử dụng từ sau những năm 50, 60 của thế kỷ trước. Một vài chi tiết thì quá rõ ràng như những bức poster trên tường nhà của cô diễn viên đầy nghị lực Mia (Emma Stone) hay khung cửa sổ mà Mia chỉ đến là nơi mà “Humphrey Bogart và Ingrid Bergman nhìn ra trong phim Casablanca,” hay bộ phim Rebel Without a Cause mà Mia và Sabastian (Ryan Gosling) hẹn nhau cùng xem.

Nhưng biên kịch kiêm đạo diễn Damien Chazelle còn nêm cho La La Land với những chi tiết bóng gió tinh tế về các bộ phim kinh điển, đặc biệt là những bộ ca kịch của thập niên 50 và 60, bao gồm Singin’ in the Rain, The Umbrellas of Cherbourg, Funny Face,… Và sau đây là lời giải cho những tình tiết ám chỉ ấy.

Singin’ in the Rain

Chazelle đã không ngại ngầng thừa nhận bộ nhạc kịch Gene Kelly-Stanley Donen là một cảm hứng. Cuộc gặp gỡ giữa Mia và Sebastian tại bữa tiệc hồ bơi nơi Seb đang chơi cho một ban nhạc cover những bài rock năm 80 là một lời tưởng niệm đến Don (Kelly) và Kathy (Debbie Reynolds) trong bộ phim Singin’ in the Rain. Khi một Sebastian bực mình đính chính thanh danh bằng cách nói anh là một “nhạc sĩ nghiêm túc,” Mia đáp lại rằng cô là một “lính cứu hoả nghiêm túc.” Giống như Kathy trêu ghẹo Don – một ngôi sao điện ảnh – rằng cô là một “nữ diễn viên nghiêm túc.” Đương nhiên, cả hai bộ đôi sau này đều phải lòng nhau.

Một chi tiết ám chỉ rõ ràng hơn xảy đến giữa bài “A Lovely Night,” một bài song ca đáng yêu, Seb đã có một cú đu nhanh quanh một cột đèn điện, hệt như Kelly đã làm trong Singin’ in the Rain.

Một chi tiết nữa, lúc Mia và Seb tảng bộ dọc theo một loạt những cảnh phim đang được quay trên phim trường là một sự tái hiện phân cảnh của Don và bạn anh, Cosmo (Donald O’Connor).

Và một vài yếu tố trong bài “Epilogue,” phân cảnh cuối cùng khi Mia và Seb tưởng tượng cuộc đời họ đã có thể thay đổi như thế nào, tái hiện mạnh mẽ các yếu tố từ vở ballet “Broadway Melody” của Singin’ in the Rain, đặc biệt là những ánh neon nghệ thuật, diện mạo của trường casting từ “Buổi thử vai (The Fools Who Dream)” của Mia, và sự phối màu đỏ-và-vàng.

An American In Paris

“Epilogue” của La La Land còn mượn rất nhiều từ bộ phim khác của Kelly, nhất là thiết kế mang tông màu Paris và thậm chí là trang phục của nó. Nhiều vũ nam mặc áo đen tay ngắn và quần có vệt trắng giống như bộ đồ mà Kelly đã mặc trong An American in Paris.

The Umbrellas of Cherbourg

Câu chuyện của La La Land được chia thành các mùa khác nhau, được đánh dấu bởi các tiêu đề trong phim, không quá khác với bộ phim nhạc kịch Pháp kinh điển của Jacuques Demy. Cả hai phim đều có cái kết vừa đắng vừa ngọt, với những người tình cũ tái hợp sau nhiều năm. Và trong phân đoạn Mia chỉ đến khung cửa sổ Casablanca, có một cánh cửa được ghi “Parapluies,” là một từ trong tiêu đề tiếng Pháp của bộ phim, Les Parapluies de Cherbourg.

Fred Astaire và Ginger Rogers

Bản song ca “A Lovely Night” mang lại cảm giác giống như màn trình diễn của Astaire và Rogers xưa kia. Bài hát này – khi cặp đôi giả vờ không phải lòng nhau trong khi… đã phải lòng nhau – đã mượn lại hình ảnh từ nhiều phim nhạc kịch cổ điển khác, bao gồm Swing Time của Astaire và Rogers: trong bản nhạc “A Fine Romance” của bộ phim ấy, Astaire và Rogers đã bắt đầu hát khi Astaire, hệt như Gosling, đưa người bạn của mình ra xe. Vũ điệu được dùng trong bài hát còn gợi nhớ về “Isn’t It a Lovely Day (to Be Caught in the Rain)” từ Top Hat “Let’s Call the Whole Thing Off” từ Shall We Dance.

Sweet Charity

Bài hát “Someone in the Crowd” là một bài hát lãng mạn, với một cảm xúc mãnh liệt và đầy màu sắc, khơi gợi về màn trình diễn toàn nữ “There’s Gotta Be Something Better Than This” từ bộ phim chuyển thể Sweet Charity năm 1969. Về phần vũ đạo thì không phức tạp hay say đắm như trong bản nhạc ngày xưa, nhưng những bước khệnh khạng và hành động hất váy của ba cô bạn của Mia cho ta cảm giác cứ như họ là Charity, Nickie và Helene đang háo hức về những điều mới mẻ trong cuộc đời vậy.

Soy Cuba (hay có lẻ là Boogie Nights)

Trong phân đoạn hồ bơi đầu tiên của phim, chiếc máy quay đã lặn xuống nước cùng những vị khác, khắc lại hình ảnh những thân hình trôi nổi và bơi lội với dáng vẻ như mơ. Bộ phim Soy Cuba năm 1964 của Mikhail Kalatozov về cuộc sống trong giai đoạn cách mạng Cuba đã khởi phim với một cảnh quay dài nổi tiếng và lạ lùng ghi lại nhiều góc độ của một khách sạn sang trọng, cuối cùng kết thúc với chiếc camera dần chìm xuống bể bơi. Nhiều năm sau, đạo diễn kiêm biên kịch Paul Thomas Anderson đã sao chép lại cách thức này trong phim Boogie Night.

Broadway Melody năm 1940

Điệu vanxơ (waltz) của Mia và Seb trên phông nền trắng đen, đầy sao trong bài “Epilogue” là cảnh tôn vinh điệu nhảy của Astaire và Eleanor trong bài “Begin the Beguine.”

Công chúa ngủ trong rừng

Trong cảnh cuối của bộ phim hoạt hình kinh điển Disney, dưới nền nhạc “Once Upon a Dream,” Aurora và Phillip đã hòa điệu waltz của họ trong làn mây. Phải chăng Chazelle đã lấy cảm hứng từ đây cho chuyến bay mộng mơ đến những vì sao của đài quan sát trong La La Land?

[

Funny Face

Cũng trong phân đoạn “Epilogue,” Mia nắm một chùm bóng bóng nhiều màu sắc trước cảnh dựng tái hiện lại Arc de Triomphe như một cái cúi đầu cho cảnh quay của nhân vật Jo (Audrey Hepburn) trong phim Funny Face.

The Red Balloon

Nói về bóng bay, nhân vật cậu bé của Albert Lamorisse và người bạn màu đỏ tươi của mình đã có một vai cameo chớp-mắt-là-lở-mất trong phân đoạn “Epilogue.”