The First Purge và thông điệp chỉ trích tư tưởng Da trắng Thượng đẳng

Phim Kinh Dị · Tin điện ảnh · TuanTuanTuan ·

The First Purge cũng như Get Out, đang bắt đầu đưa ra hướng đi mới cho phim kinh dị.

Kéo xuống để xem tiếp

Giống như Get Out và các phần phim trước, The First Purge cho thấy con người còn đáng sợ hơn ma quỷ

“Tôi sẽ còn bầu cử cho Obama lần thứ 3 nếu tôi có thể. Một vị tổng thống tuyệt nhất trong đời tôi. Không bàn cãi.”

Mặc dù chúng ta đã biết chuyện gì xảy ra trong Get Out trước cả đoạn kết của nó, bất cứ người xem nào tại rạp cũng để ý đến lời thoại từ nhân vật Dean Armitage của Bradley Whitford rằng bộ phim sẽ đơn thuần về nạn phân biệt chủng tộc, chứ không đi xa hơn. 

Via Destructoid
Via Destructoid

The First Purge cơ bản là một phần trong bộ ba phim kinh dị về The Purge, nhưng sâu xa hơn đây là bộ phim kế thừa tinh thần phản đối nạn phân biệt chủng tộc từ Get Out của hãng sản xuất Blumhouse, và đây là bộ phim kinh dị theo hướng chính trị mới nhất. Tất cả những phim trước đó đều là bước đệm cho The First Purge được triển khai.

Dòng phim kinh dị thực tế lên ngôi sau thành công của nhiều bộ phim tiên phong cách đây nhiều năm. Đáng chú ý nhất là bộ phim White Dog (1982) của đạo diễn Samuel Fuller, nói về một con chó giống chăn cừu Đức được huấn luyện để giết người da đen trong phạm vi kiểm soát.

Tiếp đó có thể kể đến phim The Night of The Living Dead (1968) của đạo diễn George Romero, mặc dù phim không chủ ý nói đến nạn phân biệt chủng tộc, nhưng về sau lại là cảm hứng sáng tạo cho Get Out của đạo diễn Jordan Peele. Bộ phim nói về một người da màu (Duane Jones) trở thành người hùng của một nhóm người da trắng khi chống lại lũ thây ma khát máu – và chỉ bị tiêu diệt hoàn toàn bởi một đội dân quân da trắng sau đó. Tương tự đối với bộ phim Candyman của Bernard Rose (1992), phim tập trung vào phong trào treo cổ man rợ đối với người da màu, nhấn mạnh gay gắt nạn phân biệt chủng tộc tại thành phố Chicago.

Duane Jones trong Night of the Living Dead (bên trái) và Daniel Kaluuya trong Get Out. (THR)
Duane Jones trong Night of the Living Dead (bên trái) và Daniel Kaluuya trong Get Out. (THR)

Trong khi ý tưởng cho phim kinh dị về sự bất công xã hội không phải là mới mẻ, thì chính cách tiếp cận vấn đề đầy sáng tạo của các nhà làm phim mới lôi cuốn được nhiều khán giả khó tính. Trước đó thì khái niệm về phim kinh dị là những nhân vật viễn tưởng như con chó sát nhân hay thây ma khát máu. Các nhà làm phim đã đưa lên màn ảnh nỗi sợ hãi và ám ảnh của con người từ cuộc sống thường ngày, nhưng tất cả đều được đặt vào một thế giới hoàn toàn khác  – không phải người hàng xóm, người thân của bạn, và cũng không phải là thứ mà bạn sẽ tưởng tượng ra đầu tiên.

Dàn diễn viên của The First Purge, được tuyển bởi đạo diễn người da màu Gerard McMurray, bao gồm phần lớn người da màu và latin, nổi bật là ngôi sao của Insecure, diễn viên Y’Lan Noel, trong vai trùm ma túy, Lex Scott Davis vào vai người yêu cũ, và Joivan Wade trong vai em trai của Y’Lan Noel, một nhân vật luôn mong muốn những điều tốt đẹp cho cuộc sống của mình. Bối cảnh phim diễn ra tại Staten Island, khi một tổ chức chính trị mới được thành lập với tên gọi The New Founding Fathers of America (NFFA), họ tin rằng những cải cách của mình sẽ làm giảm đi tỉ lệ tội phạm đang tăng cao, bằng cách tổ chức một cuộc thí nghiệm vô nhân đạo lên công đồng dân số nghèo trên Staten Island.

Via Universal Pictures
Via Universal Pictures

Nội dung nghe có vẻ phi thực tế, nhưng nó được thể hiện một cách chân thực trong The First Purge, phản ánh lên phần nào thực tế khắc nghiệt của xã hội. Cảnh mở màn bắt đầu khi hàng loạt các tin tức báo đài nói đến việc chính phủ bị chia cắt, một ứng viên bất ngờ được bỏ phiếu vào vị trí cao nhất trong quốc hội, và cuộc biểu tình nghiêm trọng nhất lịch sử nhằm đòi lại quyền công bằng xã hội đang diễn ra, dẫn dắt bởi Nya (Davis thủ vai). Gợi nhắc tới cuộc biểu tình Black Lives Matter đã xảy ra trong nhiệm kỳ của tổng thống Trump.

Khi cuộc thanh trừng đầu tiên được diễn ra, một nhóm lính đánh thuê, tôn sùng thuyết người da trắng thượng đẳng, đã tàn sát tàn bạo gần như toàn bộ nhóm những con chiên ngoan đạo đang lẩn trốn trong nhà thờ. Đây là phân cảnh ám chỉ vụ án thực tế, người đàn ông da trắng, Dylann Roof, đã giết chết tám mạng người da màu tại Charleston, nhà thờ Nam Carolina năm 2015. Tương tự với phân cảnh nhóm lính đánh thuê người Nazi biểu dương lực lượng qua các con phố trên Staten Island, có tình tiết tương tự với vụ xe ô tô lao thẳng vào đám biểu tình của người da trắng tại Charlottesville, giết chết người phụ nữ tội nghiệp Heather Hceyer tháng tám năm ngoái.

Via Splash Report
Via Splash Report

Thực tế khi cuộc thanh trừng diễn ra, những người màu ở đây đã rời những cuộc vui và chuẩn bị cho kế hoạch đáp trả cho lại kế hoạch tàn bạo của chính phủ. Cho thấy sự hi vọng mong manh của người dân trong một nghịch cảnh vô cùng oái oăm.

Trong một tình tiết phê phán thẳng thắn nhất phim, sau khi nhân vật Nya thoát khỏi một kẻ thanh trừng đang cố kéo và nhét cô vào đường ống thoát nước, Nya đã gào thẳng vào hắn “Tóm tóm cái ***”. Khiến chúng ta nhớ ngay đến đoạn video ghi được cảnh Donald Trump khinh thường và xỉ nhục rất nhiều phụ nữ bằng hành động thô tục.

Đáng nói nhất tiếp theo, khi tình trạng chính trị đương thời được thể hiện qua miêu tả nội tâm của nhân vật giáo sư May Updale (Marisa Tomei thủ vai), nhà tâm lý học của NFFA. Updale đã tự hỏi bản thân, “Tôi đã làm gì thế này”, khi vị giáo sư nhận ra thí nghiệm của mình đã vượt quá tầm kiểm soát, cô cũng không thể ngờ tình trạng leo thang của sự kiện tàn bạo này lại xuất phát từ sự chi phối từ tổ chức chính phủ mới.

Via JUICE Singapore
Via JUICE Singapore

Khi nữ giáo sư nhận ra sai lầm của mình, thì mọi thứ đã quá muộn để sửa chữa. Giáo sư Updale được xếp vào 53% phụ nữ da trắng bỏ phiếu cho Donald Trump. Vì thí nghiệm man rợ này chỉ đặt lên đầu những người dân nghèo khó nên cô ấy không thể nhận ra được tổn thất quá lớn đã và sẽ để lại cho toàn bộ đất nước. Nhưng khi Updale cố gắng giải quyết sai lầm của mình thì cô đã bị trừ khử bởi quyết định từ lãnh đạo tổ chức NFFA. Phân cảnh nữ giáo sư bị thủ tiêu càng ẩn dụ hơn khi nó được thực hiện bởi những người cùng màu da với mình.

Khi Get Out hay The First Purge trở thành nguyên mẫu cho dòng phim kinh dị đời thực, sẽ không có gì bất ngờ nếu có nhiều hơn những bộ phim theo cùng phong cách được ra mắt trong tương lai. Đạo diễn Jason Blum đang phát triển dự án The Hunt, xoay quanh đề tài gây tranh cãi đúng hay sai về việc sử dụng bạo lực. Và khi nó không nhất thiết phải là một bộ phim kinh dị, thì dự án tâm huyết tiếp theo của Peele, Us, có thể sẽ mở ra một hướng đi hoàn toàn khác. Giống như cái cách The First Purge cho khán giả thấy sự bắt đầu của một thương hiệu, những hướng đi mới trong thể loại kinh dị sẽ còn nhiều đất phát triển trong tương lai không xa.

Nguồn: Hollywood Reporter