Lời Từ Biệt
The Farewell - Comedy, Drama
Cả gia đình của Bili từ New York quay trở về Trung Quốc để tham dự một đám cưới giả - cái cớ để cho cả đại gia đình được đoàn tụ khi biết tin người bà của mình chỉ còn vài tuần để sống. Trong khi đó, bà lại là người duy nhất hoàn toàn không biết đến căn ác bệnh của mình.
Đánh giá của Hanhfm
The Farewell (2019) – Cái Chết Là Sự Thật, Sự Sống Mới Là Lời Nói Dối
Based on a actual lie – Dựa trên một lời nói dối, nhưng bộ phim The Farewell (2019) lại mang đến một câu chuyện chân thực và giản dị về xã hội hiện đại, mang đến cho khán giả nhiều suy ngẫm về sự sống và cái chết, về những mối quan hệ xã hội giữa cá nhân với gia đình, giữa gia đình với xã hội.
Đường dây câu chuyện chính của The Farewell là kế hoạch che giấu một sự thật mà không phải ai cũng đủ mạnh mẽ để đối mặt. Đó là, cái chết là căn bệnh ung thư vô phương cứu chữa nên ai cũng cảm thấy đau khổ khi phải chứng kiến người thân ra đi. Mặc dù, ai rồi cũng chết, nhưng không phải ai cũng đủ can đảm nói lời vĩnh biệt với cuộc đời, không phải ai cũng có cơ hội và thường là không đủ thời gian, can đảm để nói lời trăn trối. Nhưng xem The Farewell, khán giả sẽ thấy mình cần suy nghĩ lại. Hãy để người ra đi kịp nói lời chia tay và hãy để người ở lại vui vẻ đón nhận nó như một lẽ đời.
(Spoil)
The Farewell mở đầu đầy giả tạo bằng khung cảnh núi, sông, cây cỏ, hoa lá được photoshop có phần vụng về, trong một bức tranh về treo trên bức tường một bệnh viện. Và cuộc điện thoại giữa nhân vật bà nội tóc trắng bạc phơ cùng cô cháu gái Bili có mái tóc đen dài đặc trưng của Á-Châu bắt đầu với những câu chuyện vặt vãnh, bị ngắt quãng bởi tiếng chuông và giọng nói phát ra từ hệ thống loa tự động của bệnh viện đang đọc số lượt bệnh nhân. Đó như là tiếng gọi của cái chết, của số mệnh mà ai rồi cũng sẽ đến lượt của mình. Bà nội của Bili cũng đang đợi đến lượt mình. Và đó là nguồn cơn cho câu chuyện dở khóc – dở cười của The Farewell.
Xoay quanh mối quan hệ gia đình gồm ba thế hệ Trung Quốc nhưng mỗi người một nơi. Người ở Mỹ, người ở Nhật, chỉ còn lại người mẹ già nơi quê nhà Trung Quốc. Kịch bản rất khéo léo khi ngầm đặt mối quan hệ chính trị – kinh tế của ba cường quốc Mỹ – Nhật – Trung. Chi tiết thú vị nhất là cuộc đối thoại trên mâm cỗ xoay tròn, những nàng dâu họ tranh luận về những vấn đề nổi cộm hiện nay từ chuyện nuôi dạy con cái, đến vấn đề khác biệt văn hoá giữa Mỹ và Trung, hay câu chuyện các gia đình muốn cho con đi du học Mỹ nhưng chúng thường không theo lời cha mẹ là trở về mà thường ở lại, để rồi chính họ gần như mất dần gốc gác. Với người anh cả ông vẫn là người Trung dù đang sống ở Nhật, nhưng người em trai thì suy nghĩ thực tế hơn, rằng mình đã xa quê 30 năm, đã quốc tịch Mỹ rồi, thì có thực sự còn là người Trung Quốc. Đó là những vấn đề lớn của xã hội, nhưng trên phim nó được thể hiện ý nhị tinh tế qua những câu thoại rất đời thường. Hay chỉ cần một cái nhìn của cô cháu gái khi đi ngang qua căn phòng bên cạnh trong một nhà hàng, nhìn thấy những cô gái váy áo, phấn son màu mè ngồi cạnh những gã đàn ông đang chơi bạc, hay ống kính chỉ lia qua một vài nhân viên của nhà hàng tiệc cưới, cho tới những dòng chảy hối hả trên những con phố tấp nập phồn hoa của thành phố Newyork… Tất cả hiện lên thoáng qua trên phim nhưng để lại nhiều suy ngẫm về một xã hội phân hoá giàu nghèo, vấn đề bất bình đẳng giới. Hay ngay việc cô cháu gái, nhân vật chính của phim, đang phải chán chường vì phải loay hoay tìm học bổng trước một tương lai có vẻ như rất bấp bênh.
Những phân tích và liên hệ trên vấn đề trên chỉ là chi tiết phụ làm nền cho câu chuyện về tình yêu và cái chết. Và để thể hiện được điều đó, đạo diễn đã xây dựng hai nhân vật vô cùng thú vị. Dù chỉ xuất hiện rất ngắn nhưng chúng lại mang những thông điệp ý nghĩa. Đó là chú chó Chihuahua nhỏ bé trong vòng tay bà chủ, bằng tiếng tru hú nó cũng có thể mang đến tiếng cười vô tư cho những vị khách. Đó là con chim sẻ nhỏ, xuất hiện lần đầu trong căn nhà của cô cháu gái ở Mỹ, lần thứ hai trong căn phòng khách sạn khi cô ở Trung Quốc và lần cuối cùng là trong tán cây rậm rạp của bầu trời, cả bầy chim vỗ cánh bay xào xạc đi. Theo quen niệm của người phương Đông, khi có con vật thường là bướm bay vào nhà sẽ báo hiệu một điềm gì đó. Trong The Farewell con chim là điềm lành, là hình tượng đẹp cho niềm hy vọng. Đất lành chim đậu và như một câu ai đó đã nói rằng: hãy sống như con chim đậu trên cành cây, dù biết cành sắp gãy nhưng vẫn vui vẻ hót, bởi nó biết rằng mình vẫn còn đôi cánh.
Chỉ xuất hiện vài giây trong một vài phân cảnh nhỏ nhưng nhà làm phim đã cho thấy thái độ bình thản của những loài vật, dường như chúng chẳng màng tới sự sống và cái chết, và chỉ có con người bận tâm mà sinh ra buồn khổ. Sự xuất hiện của hai nhân vật này tạo ra sự cân bằng cho mạch phim. Và hành động của cô cháu gái ở cảnh cuối phim, nó không mang những uất ức trong lòng để thành tiếng gào thét, nó chỉ là tiếng ho mà chẳng phải tiếng gầm vang, nó như là tiếng hú mang tính bản năng, như là một sự giải thoát cho những lời nói và cảm xúc mà cô đã kiềm chế nhưng không phải là kìm nén trong suốt bộ phim. Và đó là tiếng gọi của tự nhiên, tiếng thở của sự sống.
The Farewell dù nói đến cái chết nhưng người xem không thấy buồn thảm, dù nói đến đám cưới nhưng người xem không thấy hài hước. Đạo diễn không cố tình tạo ra những thứ khiến người xem phải nức nở hay phải phải ha hả cười hoặc rùng mình khiếp sợ trước những gì diễn ra trên màn ảnh.
The Farewell kết nối các nhân vật bằng những điều giả dối trải dài suốt bộ phim, và đó cũng là điều mà mỗi ngày chúng ta hãy quên đi sự thật rằng ai rồi cũng sẽ chết. Thông điệp của bộ phim rất gần gũi. Nếu ngày nào cũng nghĩ đến cái chết gần kề thì chúng ta sẽ quên đi những niềm vui trong cuộc sống và khoảnh khắc hạnh phúc bên nhau. Dù biết rằng cuộc đời là vô thường và ai cũng biết sự thật rằng ai rồi cũng chết, nhưng hãy quên nó đi mà tận hưởng cuộc sống mình đang có.
Xem The Farewell người xem mới nhận ra rằng: Cái chết mới là sự thật và Sự sống mới là lời nói dối. Con người có quyền sống và cũng có quyền được biết mình sẽ chết. Nhưng có khi nào bạn nghĩ rằng: “Được chết trước người thân, đó là may mắn, vì sẽ không phải đau buồn nhìn người thân ra đi”. Đó là dòng trạng thái của một người bạn của tôi mới mất bố vài tháng trước. Xem The Farewell khán giả càng nhận thấy điều này. Đôi khi người đối mặt với cái chết lại bình thản như là lẽ đời. Và với con người chúng ta, việc chứng kiến người thân yêu của mình ra đi luôn là điều khó khăn nhất. Vấn đề là học cách quên đi ngày cuối cùng còn thấy nhau trên đời đó, để học cách nói với nhau, quan tâm tới nhau như thể ngày mai sẽ phải lìa xa.
Điều gây ấn tượng trong The Farewell còn là âm nhạc. Nó chỉ vang lên khi cần thiết dù đôi lúc rất ồn ào, phô chênh bởi những giọng hát karaoke của các nhân vật trong phim, nhưng ngoài ra những bản Audiophile được chơi theo phong cách Aucostic với những ca khúc cũ nhưng được thể hiện lại mang đến những cảm xúc mới lạ nhưng mộc mạc và chân thật tạo nên những giai điệu cuốn hút, hấp dẫn người xem. Đặc biệt giai điệu chủ để của phim được thể hiện theo phong cách Vocalise, tác giả, nhà làm phim như muốn xoá nhoà ranh giới của ngôn từ mà chỉ sử dụng ngôn ngữ chung là những ngữ âm ah…ah… pah…pah… để đối thoại với cảm xúc của nhân vật và khán giả. Phim cũng không có những góc máy thật sự đặc sắc nhưng nó vẫn làm tròn vai trò truyền tải nội dung tác phẩm và cảm xúc của nhân vật. Ví dụ một cảnh ấn tượng là khi cô cháu gái đến khách sạn mới xây mà thang máy hỏng, họ phải leo lên rất nhiều bậc thang, có hệ thống đèn tắt sáng tự động. Một cảnh quay tưởng như đơn giản nhưng nó lại như tượng trưng cho hành trình cuộc đời của chúng ta phải leo lên những nấc thang cuộc đời, leo tới khi đến lúc được nghỉ ngơi thì thân thể, cảm xúc ta đã mệt nhoài. Hình như sau cảnh đó là con chim. Cô cháu gái có lẽ ước mình có đôi cánh như con chim nhỏ.
Cũng như Parasite, The Farewell là một tác phẩm bi-hài-kịch, nội dung đề cập tới nhiều khía cạnh của đời sống hiện đại, nhưng không đi sâu khai thác vấn đề phân hóa giàu nghèo, The Farewell là sự xung đột về văn hóa, suy nghĩ, tư tưởng giữa các thế hệ và thậm chí là trong cùng một thế hệ. Khác với Parasite – bộ phim được đánh giá cao của điện ảnh Hàn Quốc khi đoạt giải Cannes 2019 và được đông đảo khán giả yêu thích, The Farewell khai thác những xung đột trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình được thể hiện một cách giản dị nhưng vẫn rất ấn tượng. Hãy nhìn vào poster phim, trong khi các nhân vật khác đều lo lắng căng thẳng thì chỉ có duy nhất nhân vật bà nội ngồi ở trung tâm nở nụ cười rất tươi. Đó là một hình ảnh mang đầy tính ẩn dụ và ẩn chứa thông điệp sâu sắc của bộ phim. Những nhân vật kia buồn rầu vì họ chỉ nghĩ đến cái chết, đến việc phải tiễn đưa người thân yêu và chỉ có người không nghĩ đến nó mới biết tận hưởng niềm vui của cuộc sống. Người bà của Bili dù tuổi cao, bệnh tật đầy mình nhưng vẫn chăm chỉ rèn luyện thể dục thể thao để gìn giữ sức khoẻ nên bà lúc nào cũng sống vui vẻ, hoạt bát và vô tư. Rốt cuộc chỉ có những người chỉ nghĩ đến cái chết, chỉ nghĩ đến việc phải chia xa người thân mới cảm thấy luôn lo âu, buồn rầu. Kế hoạch của họ mong muốn người bà vui vẻ, hạnh phúc những giây phút cuối đời đã vô tình tạo ra gánh nặng cho chính họ và cuối cùng khi phim kết thúc mục đích của họ đã thất bại nhưng mục tiêu của họ lại thành công hơn cả mong đợi.
Xem Farewell và ngẫm về cái chết, thì bạn sẽ thấy rằng: cái chết không đáng sợ, điều khủng khiếp còn hơn cả cái chết là chờ đợi nó. Chẳng ai sẵn sàng cho cái chết, dù ai cũng có thể ra đi mà chẳng cần báo trước, vậy nhưng việc biết mình sẽ chết còn đáng sợ hơn cái chết.Và bộ phim làm tôi nghiệm ra một điều rằng: cái chết là sự thật, còn sự sống mới là lời nói dối. Bạn thì tin vào điều gì?
Xem Farewell khán giả Việt Nam dễ dàng nhận thấy sự gần gũi, bởi những câu chuyện trên đất nước họ, trong gia đình đọ nó cũng rất gần với câu chuyện của chính chúng ta. Mặc dù bộ phim có nhiều chi tiết mang tính chất bi-hài nhưng tôi không cười và cũng chẳng khóc trong suốt chiều dài bộ phim. Và tôi chỉ thực sự rơi nước mắt khi bộ phim đã kết thúc, khoảnh khắc giai điệu của bản cover ca khúc Without You vang lên trong phần Credit làm tôi thấy xúc động vô cùng. Để rồi tôi đã ở lại để nghe đến những giây cuối cùng trước khi đạp cửa ra khỏi rạp. Cửa rạp CGV rất nặng, nên đúng nghĩa thì là đẩy cửa. Sau đó không ngần ngại chia sẻ dòng trạng thái trên Facebook: “The Farewell (2019) – Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất Oscar 2020”. Giải thưởng chưa tới, mà phim này là phim Mỹ, dù nói tiếng Trung và Anh. Đó là vấn đề của giải thưởng, còn tôi, tôi The Farewell là bộ phim thú vị và hấp dẫn nhất từ đầu năm tôi được xem tời giờ. Hy vọng sẽ có phim khác hay hơn.
#Hanhfm
p/s: Cảm ơn bạn vì đã đọc hết bài viết rất dài này. Viết một lèo xong cũng không biết lỗi, sai thế nào. Nếu muốn share, không cần hỏi nhưng hãy gửi link để tôi còn biết “gạch đá” ở đâu để nhặt về xây blog nhé.
https://www.hanhfm.info/the-farewell-2019-cai-chet-la-su-that-su-song-moi-la-loi-noi-doi/
Based on a actual lie – Dựa trên một lời nói dối, nhưng bộ phim The Farewell (2019) lại mang đến một câu chuyện chân thực và giản dị về xã hội hiện đại, mang đến cho khán giả nhiều suy ngẫm về sự sống và cái chết, về những mối quan hệ xã hội giữa cá nhân với gia đình, giữa gia đình với xã hội.
Đường dây câu chuyện chính của The Farewell là kế hoạch che giấu một sự thật mà không phải ai cũng đủ mạnh mẽ để đối mặt. Đó là, cái chết là căn bệnh ung thư vô phương cứu chữa nên ai cũng cảm thấy đau khổ khi phải chứng kiến người thân ra đi. Mặc dù, ai rồi cũng chết, nhưng không phải ai cũng đủ can đảm nói lời vĩnh biệt với cuộc đời, không phải ai cũng có cơ hội và thường là không đủ thời gian, can đảm để nói lời trăn trối. Nhưng xem The Farewell, khán giả sẽ thấy mình cần suy nghĩ lại. Hãy để người ra đi kịp nói lời chia tay và hãy để người ở lại vui vẻ đón nhận nó như một lẽ đời.
(Spoil)
The Farewell mở đầu đầy giả tạo bằng khung cảnh núi, sông, cây cỏ, hoa lá được photoshop có phần vụng về, trong một bức tranh về treo trên bức tường một bệnh viện. Và cuộc điện thoại giữa nhân vật bà nội tóc trắng bạc phơ cùng cô cháu gái Bili có mái tóc đen dài đặc trưng của Á-Châu bắt đầu với những câu chuyện vặt vãnh, bị ngắt quãng bởi tiếng chuông và giọng nói phát ra từ hệ thống loa tự động của bệnh viện đang đọc số lượt bệnh nhân. Đó như là tiếng gọi của cái chết, của số mệnh mà ai rồi cũng sẽ đến lượt của mình. Bà nội của Bili cũng đang đợi đến lượt mình. Và đó là nguồn cơn cho câu chuyện dở khóc – dở cười của The Farewell.
Xoay quanh mối quan hệ gia đình gồm ba thế hệ Trung Quốc nhưng mỗi người một nơi. Người ở Mỹ, người ở Nhật, chỉ còn lại người mẹ già nơi quê nhà Trung Quốc. Kịch bản rất khéo léo khi ngầm đặt mối quan hệ chính trị – kinh tế của ba cường quốc Mỹ – Nhật – Trung. Chi tiết thú vị nhất là cuộc đối thoại trên mâm cỗ xoay tròn, những nàng dâu họ tranh luận về những vấn đề nổi cộm hiện nay từ chuyện nuôi dạy con cái, đến vấn đề khác biệt văn hoá giữa Mỹ và Trung, hay câu chuyện các gia đình muốn cho con đi du học Mỹ nhưng chúng thường không theo lời cha mẹ là trở về mà thường ở lại, để rồi chính họ gần như mất dần gốc gác. Với người anh cả ông vẫn là người Trung dù đang sống ở Nhật, nhưng người em trai thì suy nghĩ thực tế hơn, rằng mình đã xa quê 30 năm, đã quốc tịch Mỹ rồi, thì có thực sự còn là người Trung Quốc. Đó là những vấn đề lớn của xã hội, nhưng trên phim nó được thể hiện ý nhị tinh tế qua những câu thoại rất đời thường. Hay chỉ cần một cái nhìn của cô cháu gái khi đi ngang qua căn phòng bên cạnh trong một nhà hàng, nhìn thấy những cô gái váy áo, phấn son màu mè ngồi cạnh những gã đàn ông đang chơi bạc, hay ống kính chỉ lia qua một vài nhân viên của nhà hàng tiệc cưới, cho tới những dòng chảy hối hả trên những con phố tấp nập phồn hoa của thành phố Newyork… Tất cả hiện lên thoáng qua trên phim nhưng để lại nhiều suy ngẫm về một xã hội phân hoá giàu nghèo, vấn đề bất bình đẳng giới. Hay ngay việc cô cháu gái, nhân vật chính của phim, đang phải chán chường vì phải loay hoay tìm học bổng trước một tương lai có vẻ như rất bấp bênh.
Những phân tích và liên hệ trên vấn đề trên chỉ là chi tiết phụ làm nền cho câu chuyện về tình yêu và cái chết. Và để thể hiện được điều đó, đạo diễn đã xây dựng hai nhân vật vô cùng thú vị. Dù chỉ xuất hiện rất ngắn nhưng chúng lại mang những thông điệp ý nghĩa. Đó là chú chó Chihuahua nhỏ bé trong vòng tay bà chủ, bằng tiếng tru hú nó cũng có thể mang đến tiếng cười vô tư cho những vị khách. Đó là con chim sẻ nhỏ, xuất hiện lần đầu trong căn nhà của cô cháu gái ở Mỹ, lần thứ hai trong căn phòng khách sạn khi cô ở Trung Quốc và lần cuối cùng là trong tán cây rậm rạp của bầu trời, cả bầy chim vỗ cánh bay xào xạc đi. Theo quen niệm của người phương Đông, khi có con vật thường là bướm bay vào nhà sẽ báo hiệu một điềm gì đó. Trong The Farewell con chim là điềm lành, là hình tượng đẹp cho niềm hy vọng. Đất lành chim đậu và như một câu ai đó đã nói rằng: hãy sống như con chim đậu trên cành cây, dù biết cành sắp gãy nhưng vẫn vui vẻ hót, bởi nó biết rằng mình vẫn còn đôi cánh.
Chỉ xuất hiện vài giây trong một vài phân cảnh nhỏ nhưng nhà làm phim đã cho thấy thái độ bình thản của những loài vật, dường như chúng chẳng màng tới sự sống và cái chết, và chỉ có con người bận tâm mà sinh ra buồn khổ. Sự xuất hiện của hai nhân vật này tạo ra sự cân bằng cho mạch phim. Và hành động của cô cháu gái ở cảnh cuối phim, nó không mang những uất ức trong lòng để thành tiếng gào thét, nó chỉ là tiếng ho mà chẳng phải tiếng gầm vang, nó như là tiếng hú mang tính bản năng, như là một sự giải thoát cho những lời nói và cảm xúc mà cô đã kiềm chế nhưng không phải là kìm nén trong suốt bộ phim. Và đó là tiếng gọi của tự nhiên, tiếng thở của sự sống.
The Farewell dù nói đến cái chết nhưng người xem không thấy buồn thảm, dù nói đến đám cưới nhưng người xem không thấy hài hước. Đạo diễn không cố tình tạo ra những thứ khiến người xem phải nức nở hay phải phải ha hả cười hoặc rùng mình khiếp sợ trước những gì diễn ra trên màn ảnh.
The Farewell kết nối các nhân vật bằng những điều giả dối trải dài suốt bộ phim, và đó cũng là điều mà mỗi ngày chúng ta hãy quên đi sự thật rằng ai rồi cũng sẽ chết. Thông điệp của bộ phim rất gần gũi. Nếu ngày nào cũng nghĩ đến cái chết gần kề thì chúng ta sẽ quên đi những niềm vui trong cuộc sống và khoảnh khắc hạnh phúc bên nhau. Dù biết rằng cuộc đời là vô thường và ai cũng biết sự thật rằng ai rồi cũng chết, nhưng hãy quên nó đi mà tận hưởng cuộc sống mình đang có.
Xem The Farewell người xem mới nhận ra rằng: Cái chết mới là sự thật và Sự sống mới là lời nói dối. Con người có quyền sống và cũng có quyền được biết mình sẽ chết. Nhưng có khi nào bạn nghĩ rằng: “Được chết trước người thân, đó là may mắn, vì sẽ không phải đau buồn nhìn người thân ra đi”. Đó là dòng trạng thái của một người bạn của tôi mới mất bố vài tháng trước. Xem The Farewell khán giả càng nhận thấy điều này. Đôi khi người đối mặt với cái chết lại bình thản như là lẽ đời. Và với con người chúng ta, việc chứng kiến người thân yêu của mình ra đi luôn là điều khó khăn nhất. Vấn đề là học cách quên đi ngày cuối cùng còn thấy nhau trên đời đó, để học cách nói với nhau, quan tâm tới nhau như thể ngày mai sẽ phải lìa xa.
Điều gây ấn tượng trong The Farewell còn là âm nhạc. Nó chỉ vang lên khi cần thiết dù đôi lúc rất ồn ào, phô chênh bởi những giọng hát karaoke của các nhân vật trong phim, nhưng ngoài ra những bản Audiophile được chơi theo phong cách Aucostic với những ca khúc cũ nhưng được thể hiện lại mang đến những cảm xúc mới lạ nhưng mộc mạc và chân thật tạo nên những giai điệu cuốn hút, hấp dẫn người xem. Đặc biệt giai điệu chủ để của phim được thể hiện theo phong cách Vocalise, tác giả, nhà làm phim như muốn xoá nhoà ranh giới của ngôn từ mà chỉ sử dụng ngôn ngữ chung là những ngữ âm ah…ah… pah…pah… để đối thoại với cảm xúc của nhân vật và khán giả. Phim cũng không có những góc máy thật sự đặc sắc nhưng nó vẫn làm tròn vai trò truyền tải nội dung tác phẩm và cảm xúc của nhân vật. Ví dụ một cảnh ấn tượng là khi cô cháu gái đến khách sạn mới xây mà thang máy hỏng, họ phải leo lên rất nhiều bậc thang, có hệ thống đèn tắt sáng tự động. Một cảnh quay tưởng như đơn giản nhưng nó lại như tượng trưng cho hành trình cuộc đời của chúng ta phải leo lên những nấc thang cuộc đời, leo tới khi đến lúc được nghỉ ngơi thì thân thể, cảm xúc ta đã mệt nhoài. Hình như sau cảnh đó là con chim. Cô cháu gái có lẽ ước mình có đôi cánh như con chim nhỏ.
Cũng như Parasite, The Farewell là một tác phẩm bi-hài-kịch, nội dung đề cập tới nhiều khía cạnh của đời sống hiện đại, nhưng không đi sâu khai thác vấn đề phân hóa giàu nghèo, The Farewell là sự xung đột về văn hóa, suy nghĩ, tư tưởng giữa các thế hệ và thậm chí là trong cùng một thế hệ. Khác với Parasite – bộ phim được đánh giá cao của điện ảnh Hàn Quốc khi đoạt giải Cannes 2019 và được đông đảo khán giả yêu thích, The Farewell khai thác những xung đột trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình được thể hiện một cách giản dị nhưng vẫn rất ấn tượng. Hãy nhìn vào poster phim, trong khi các nhân vật khác đều lo lắng căng thẳng thì chỉ có duy nhất nhân vật bà nội ngồi ở trung tâm nở nụ cười rất tươi. Đó là một hình ảnh mang đầy tính ẩn dụ và ẩn chứa thông điệp sâu sắc của bộ phim. Những nhân vật kia buồn rầu vì họ chỉ nghĩ đến cái chết, đến việc phải tiễn đưa người thân yêu và chỉ có người không nghĩ đến nó mới biết tận hưởng niềm vui của cuộc sống. Người bà của Bili dù tuổi cao, bệnh tật đầy mình nhưng vẫn chăm chỉ rèn luyện thể dục thể thao để gìn giữ sức khoẻ nên bà lúc nào cũng sống vui vẻ, hoạt bát và vô tư. Rốt cuộc chỉ có những người chỉ nghĩ đến cái chết, chỉ nghĩ đến việc phải chia xa người thân mới cảm thấy luôn lo âu, buồn rầu. Kế hoạch của họ mong muốn người bà vui vẻ, hạnh phúc những giây phút cuối đời đã vô tình tạo ra gánh nặng cho chính họ và cuối cùng khi phim kết thúc mục đích của họ đã thất bại nhưng mục tiêu của họ lại thành công hơn cả mong đợi.
Xem Farewell và ngẫm về cái chết, thì bạn sẽ thấy rằng: cái chết không đáng sợ, điều khủng khiếp còn hơn cả cái chết là chờ đợi nó. Chẳng ai sẵn sàng cho cái chết, dù ai cũng có thể ra đi mà chẳng cần báo trước, vậy nhưng việc biết mình sẽ chết còn đáng sợ hơn cái chết.Và bộ phim làm tôi nghiệm ra một điều rằng: cái chết là sự thật, còn sự sống mới là lời nói dối. Bạn thì tin vào điều gì?
Xem Farewell khán giả Việt Nam dễ dàng nhận thấy sự gần gũi, bởi những câu chuyện trên đất nước họ, trong gia đình đọ nó cũng rất gần với câu chuyện của chính chúng ta. Mặc dù bộ phim có nhiều chi tiết mang tính chất bi-hài nhưng tôi không cười và cũng chẳng khóc trong suốt chiều dài bộ phim. Và tôi chỉ thực sự rơi nước mắt khi bộ phim đã kết thúc, khoảnh khắc giai điệu của bản cover ca khúc Without You vang lên trong phần Credit làm tôi thấy xúc động vô cùng. Để rồi tôi đã ở lại để nghe đến những giây cuối cùng trước khi đạp cửa ra khỏi rạp. Cửa rạp CGV rất nặng, nên đúng nghĩa thì là đẩy cửa. Sau đó không ngần ngại chia sẻ dòng trạng thái trên Facebook: “The Farewell (2019) – Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất Oscar 2020”. Giải thưởng chưa tới, mà phim này là phim Mỹ, dù nói tiếng Trung và Anh. Đó là vấn đề của giải thưởng, còn tôi, tôi The Farewell là bộ phim thú vị và hấp dẫn nhất từ đầu năm tôi được xem tời giờ. Hy vọng sẽ có phim khác hay hơn.
#Hanhfm
p/s: Cảm ơn bạn vì đã đọc hết bài viết rất dài này. Viết một lèo xong cũng không biết lỗi, sai thế nào. Nếu muốn share, không cần hỏi nhưng hãy gửi link để tôi còn biết “gạch đá” ở đâu để nhặt về xây blog nhé.
https://www.hanhfm.info/the-farewell-2019-cai-chet-la-su-that-su-song-moi-la-loi-noi-doi/