Fast & Furious 7: Kỹ xảo khủng nhưng thiếu chất
Tin điện ảnh · Moveek ·
Chúng ta chính thức bước vào kỷ nguyên của loạt phim nhiều tập Fast & Furious, không còn những thước phim về những chiêu trò, những chiếc xe đầy cơ bắp với tốc độ chóng mặt và những chiếc xe bây giờ có thể bay được.
Rồi những chiếc xe nhảy dù ra khỏi máy bay, nhảy từ tòa nhà chọc trời này sang tòa nhà khác, lướt trong không trung để va chạm với những chiếc trực thăng. Nếu tiếp tục như vậy, chương tiếp theo của phim có lẽ sẽ được ra ngoài không gian mất.
Đánh giá chung về phim thì rất tuyệt vời và cũng rất chán. Diễn xuất thì chưa được tốt lắm, lời thoại thì đôi lúc hơi nhảm và câu chuyện thì không hề có ý nghĩa gì. Được chuyến tiếp từ câu chuyện trong Fast 2013, với Jason Statham vào vai anh trai của tên kẻ xấu ở tập trước (Luke Evans), để trả thù. Câu chuyện dễ làm người xem hình tượng đến Die Hard 3, đạo diễn James Wan và biên kịch Chris Morgan đã làm rối câu chuyện với những chi tiết phụ không có ý nghĩa hay cả vai phản diện thứ 2, Djimon Hounsou (tên khủng bố công nghệ cao) và 1 tên võ công đầy mình (Tony Jaa).
Chung quy câu chuyện là: để truy lùng Statham trước khi họ là nạn nhân, cả nhóm đồng ý giúp đỡ một điệp viên của chính phủ (Kurt Russell) cướp lại một tên tù binh có thể cung cấp một thiết bị để dễ dàng tìm kiếm Shaw, dù hắn chẳng mấy khó tìm! Thật ra, hắn cứ cố tính xuất hiện ở bất kỳ nơi nào nhóm xuất hiện (Azerbaijan, Abu Dhabi, Los Angeles), vậy thì tại sao lại cần lắm chuyện như thế?
Ngoài những điều ở trên thì Furious 7 mang đến nhiều hiệu ứng kỹ xảo hấp dẫn như Walker giữ thăng bằng trên chiếc xe bus đang trượt xuống vực, hay pha bay xe xuyên tòa nhà chọc trời, xe hơi nhảy dù khỏi máy bay và nhiều những pha hành động khác. Furious 7 cũng tưởng nhớ đến Walker, người đã mất trong quá trình làm phim. Nhưng vẫn còn thiếu một cái gì đó để bộ phim thật sự được đánh giá cao.