Năm mẫu truyện hay nhất mọi thời đại về Superman

Tin điện ảnh · IAMOLD ·

Sắp tới chúng ta sẽ thấy Henry Cavill tiếp tục khoe cơ cùng với chữ S và bộ đồ bó màu xanh trong phần tiếp theo của Man of Steel đó là Batman v Superman: Dawn of Justice.

Mặc dù lần xuất hiện này mới gây được sự chú ý nhưng Superman đã là một tượng đài từ trước và được nhiều người công nhận là “siêu nhân đầu tiên”. Mở đường cho tất cả những anh tài và cả nền điện ảnh về siêu anh hùng mà chúng ta có ngày hôm nay.

Qua bao năm tháng thì Clark Kent cũng thay đổi nhiều, xuất hiện dưới nhiều góc nhìn cũng như vị trí nhưng những gì đã gầy dựng nên anh vẫn luôn được bảo tồn. Mặc dù là một người anh hùng khá đơn giản (kiểu người hoàn hảo) nhưng để thể hiện được anh cũng phải khá “phiền hà” một chút. Bởi kiểu người pha lẫn giữa tấm lòng vị tha vô đối và sức khỏe phi thường đôi khi cũng khó tạo ra một nhân vật đủ sức “xước” được anh. Nhưng khi mọi thứ an bài thì chúng ta có được một tượng đài sáng chói của thế giới truyện tranh mà hàng người người đi sau dõi theo.

Nếu bằng phép màu nào đó mà bạn vẫn chưa biết Superman là ai và điều gì khiến anh được ca ngợi nhiều đến vậy. Và việc đợi chờ bộ phim sắp tới có lẽ còn rất xa (mặc dù rất gần) khiến bạn nản lòng thì ngay bây giờ Moveek sẽ giới thiệu năm tập truyện nho nhỏ để cho bạn có cái nhìn chi tiết hơn về con người phi thường này.

What’s So Funny’bout Truth, Justice, and the American Way?

Ngoại trừ tên truyện dài ngoằng thì đây là tập truyện khá vị khi đưa Superman đối đầu với một nhóm siêu anh hùng tự nhận là “the Elite”. Đây có lẽ là ví dụ điển hình nhất của sự nông nổi và hiếu thắng của thế hệ trẻ. The Elite là một đội những siêu anh hùng mới nổi nhưng sự nổi bật đó chính là chúng giết luôn người xấu. Thay vì như “con ngoan trò giỏi” kiểu Superman và những người đi trước thì mấy tên này lại thuyết phục được thế giới rằng giải quyết vấn đề là phải tận gốc. Hiển nhiên điều này cũng khiến Superman trăn trở, mâu thuẫn giữa logic và tấm lòng mách bảo. Có một cảnh cực kì thú vị đó chính là lúc anh nhìn thấy mấy đứa nhóc tranh luận về cách làm của Superman, “nếu không giết được hắn thì làm sao tôi thắng”. Chính những giây phút như vậy chúng ta mới thấy được tại sao người anh hùng này lại vĩ đại đến vậy.

Kết truyện thì hiển nhiên cũng dễ đoán, tụi Elite lại “đòi đầu” của anh để cho cả thế giới thấy rằng cách chúng làm tốt nhất cho thiên hạ. Tất nhiên là Superman hoàn toàn “búng” đám nhóc này dễ dàng nhưng để rồi cuối cùng khi mà chuẩn bị hạ nốt tên thủ lĩnh là Manchester Black. Thì Superman đã để lộ ra là anh không hề giết một siêu nhân nào của Elite. Chỉ đơn giản là “troll” mọi người rằng anh cả “tả xung hữu đột” để họ nhận ra thù hận và “nợ máu” là rất dễ gây ra trong khi sám hối và kiềm chế lại càng khó khăn hơn.

Câu chuyện hoàn toàn thể hiện tất cả những gì thuần túy của Superman, cho thấy rằng anh ta là cái con người mà hiểu hết chuyện và lại có tài năng để làm tất cả mọi chuyện để làm đẹp lòng mọi người.

Red Son

Tập truyện được viết bởi người viết Marvel’s Civil War và Kick-Ass, Mark Millar tưởng tượng lại Superman với một hình tượng nếu như chiếc tàu không hạ cánh ở Kansas mà ở Xô Viết thì thế nào? Thay vì đi đường “dễ ăn” biến Superman thành một kẻ xấu hoàn toàn để đối lập với lí tưởng của Mĩ bấy giờ, thì câu chuyện vẫn giữ nguyên tính vị tha của anh và là một lãnh đạo tài năng chăm lo cho dân đồng thời để cho mọi người khác được phát triển ngoài vòng tay của mình. Cả tập truyện cũng hình dung lại tất cả các nhân vật của DC bao gồm một Batman theo Liên Xô, một Lex Luthor muốn cho Superman “ăn hành” và Green Lantern là một tù binh chính trị.

Thật sự kiểu “hình dung lại” này không mới trong truyện tranh nói chung và về tiểu sử của Sup (Superman) nói riêng, nhưng tập truyện này lại đi một nốt xa hơn khi đặt ra câu hỏi nếu môi trường không như trước thì bao nhiêu sự “hào nhoáng” của anh vẫn được bảo tồn? Trong truyện, để bảo vệ cho người dân của mình và thế giới anh ta sa đà vào lí tưởng một thế giới hoàn hảo để rồi thất bại ê chề. Truyện biến Sup thành một độc tài cũng khá thú vị, cho chúng ta thấy một con người quá quyền lực sẽ đáng sợ như thế nào. Ý tưởng này cũng đã được cho vào thành chủ đề chính của bộ phim Dawn of Justice sắp tới.

Birthright

Thiệt tình thì chỉ những năm tháng trưởng thành của Superman mới đáng chú ý, bởi lẽ nó cho chúng ta thấy những gì mà Clarck Kent đã trải qua để mới có thể trở thành người hùng chữ S như chúng ta thấy bây giờ. Tập truyện là một cái nhìn hoàn hảo về thời mà người hùng của chúng ta đã xong phần “thân” và chuẩn bị “lân” phần đầu. Rời bỏ trang trại, Kent nhận công việc là một phóng viên. Câu chuyện cũng cho chúng ta thấy sự hiện đại hóa về nguồn gốc của anh, đồng thời là nhận định của quần chúng về việc một tên người ngoài hành tinh “bay long nhong” trong thành phố của họ. Nó cũng cho khán giả một cái nhìn thú vị về mối quan hệ giữa Clark và Lex Luthor, kết nối tuổi thơ của họ, và cho chúng ta thấy rằng tất cả cố gắng của Clark để bảo vệ tình bạn của họ, mọi chuyện đã được định trước là vô vọng và Luthor đã luôn đi trên con đường của một kẻ điên dại.

Ngoài những bức vẽ cực kì ấn tượng và mãn nhãn thì tập truyện cũng cho chúng ta thấy được tại sao Sup lại là con người hơn hầu hết chúng ta, nhưng đồng thời cũng quá khác biệt nếu đắn đo suy nghĩ. Kế hoạch của Luthor là tạo ra một đội quân Krypton để hạ biểu tượng của Superman phải gọi là quá “bá đạo”. Vì bởi không chỉ đe dọa về mặt thể chất, Clark phải thật sự chống lại đồng bào của mình chỉ để bảo vệ cho một giống loài mà mới phút trước họ đòi “làm lông” anh. Superman có thể có sức mạnh bá đạo lẫm liệt, nhưng chính sự nhìn nhận của những nhân vật khác về anh mới là thứ tách biệt anh khỏi những người khác.

American Alien

Cũng nằm trong những bộ hồi tưởng về nguồn gốc của Superman. Nhưng lần này thì lăng kính của truyện thì lại xa vời hơn khi kể về cái thời “choai choai” của Clark khi anh ta phát hiện ra mình “ngầu chảnh” thế nào và những khó khăn để vượt qua những điều “khác người” như vậy. Điều cực thú vị là bộ truyện hoàn toàn lột tả phần người của Superman rất tuyệt. Khi anh phải đối đầu với những ngang trái của con người như mất mát hay bạo lực. Nội dung cực kì phức tạp và nặng nề mà ít khi thấy trong Superman được làm rất hoàn hảo và thú vị; sự thiếu kinh nghiệm của anh khi đối mặt đến những vấn đề này cũng rất “người” (xem đoạn anh “chơi” tên sát nhân sẽ hiểu”).

Phần sau thì về cuộc đời “phiêu bạt” và tìm kiếm bản chất của mình. Lúc này thì như bao bộ truyện khác, đều có sự hiện diện của những nhân vật khác của DC như Batman hay Lex Luthor. Về sau Clark phỏng vấn Oliver Queen (Green Arrow) và Lex Luthor để hiểu thêm về hai nhân vật này và từ đó góp phần tạo nên hình tượng con người mà chúng ta thấy ngày hôm nay.

All Star Superman

Đây có lẽ là tập truyện được nhiều người ái mộ trong tim nhất, thú thật tôi hoàn toàn đồng ý. Được chấp bút bởi Grant Morrison và Frank Quietly, truyện cho chúng ta thấy một Superman sắp chết. Sau khi cứu một nhóm thám hiểm mặt trời bởi vì họ “cùi bắp”, Sup bị nhiễm phóng xạ của mặt trời. Khi chấp nhận với cái kết của mình, anh tạo ra một danh sách những việc phải làm trước khi anh chết, kể cả việc nói cho Lois Lane anh là ai, dành thời gian cho Jummy Olsen, và nỗ lực cải tạo Lex Luthor. All Star Superman lấy những gì hay nhất của nhân vật và cho chúng ta thấy, như là cái bàn tiệc vậy. Tất cả mọi thứ đều được “chế biến” kĩ lưỡng và không khỏi xúc động khi nếm thử.

Morrison tạo ra một Superman cực kì vĩ đại, nhào nặn tất cả những điểm nhấn của nhân vật, sau đó lại hòa trộn vào một câu chuyện cực kì độc đáo và tuyệt vờii. Từ việc quay về quá khứ để trò truyện với người cha quá cố, hay thực hiện những chuyện điên rồ, không có một tập nào trong bộ mà không “đắng lòng” bạn.

Batman v Superman: Dawn of Justice sẽ ra rạp vào 25.3.2016.