Những bộ phim nhất định phải xem của đạo diễn Trần Anh Hùng

Góc Nghệ Thuật · tnathu_2511 ·

Sau thành công của Mùi Đu Đủ Xanh, đạo diễn Trần Anh Hùng đã liên tiếp cho ra đời những tác phẩm nghệ thuật giàu chất điện ảnh được lấy cảm hứng từ quê hương Việt Nam.

Kéo xuống để xem tiếp

30 năm trước, bộ phim Mùi Đu Đủ Xanh của đạo diễn Trần Anh Hùng đã xuất sắc giành chiến thắng với giải thưởng Caméra d'Or (Camera Vàng, giải dành cho phim đầu tay xuất sắc của đạo diễn trẻ). Năm nay, tại Liên hoan phim Cannes lần thứ 76, vượt qua những đối thủ nặng ký, vị đạo diễn người Pháp gốc Việt lại một lần nữa khẳng định tiếng tăm của mình khi tên ông được vinh danh ở hạng mục Đạo diễn xuất sắc nhất

Sau thành công của Mùi Đu Đủ Xanh, Trần Anh Hùng đã không còn là một cái tên xa lạ trong nền điện ảnh Việt. Kể từ thời điểm đó, vị đạo diễn tài năng gốc Việt cũng đã liên tiếp cho ra đời những tác phẩm nghệ thuật giàu chất điện ảnh được lấy cảm hứng từ quê hương Việt Nam.

Đạo diễn Trần Anh Hùng thắng giải Đạo diễn xuất sắc nhất tại LHP Cannes lần thứ 76
Đạo diễn Trần Anh Hùng thắng giải Đạo diễn xuất sắc nhất tại LHP Cannes lần thứ 76

1. Mùi Đu Đủ Xanh (1993)

Lấy bối cảnh tại Việt Nam những năm 1950, Mùi Đu Đủ Xanh là câu chuyện kể về Mùi (Lư Mẫn San), một cô bé 10 tuổi đi ở cho một gia đình buôn vải gốc Bắc sinh sống tại Sài Gòn. Mùi có tính cách hiền lành, ôn hòa và vì tuổi còn nhỏ nên cô bé luôn cảm thấy tò mò về những thứ xung quanh. Tại đây, người vợ được xem như trụ cột chính bởi ông chủ chỉ là một kẻ suốt ngày chỉ biết chơi bời. Mùi khi đó đã chứng kiến toàn bộ góc khuất của gia đình. Thực ra, hạnh phúc, ấm êm vốn chỉ là vỏ bọc ngụy tạo nhằm che giấu đi những tổn thương mà người phụ nữ trong gia đình ấy đã phải chịu đựng suốt khoảng thời gian dài.

Xem lịch chiếu và mua vé xem phim dễ dàng hơn tại Moveek

Đôi mắt ngây thơ của đứa trẻ lên 10 và cô bé luôn cảm thấy tò mò về những thứ xung quanh
Đôi mắt ngây thơ của đứa trẻ lên 10 và cô bé luôn cảm thấy tò mò về những thứ xung quanh

Giữa Khuyến và Mùi không chỉ dừng lại ở mối quan hệ chủ - tớ
Giữa Khuyến và Mùi không chỉ dừng lại ở mối quan hệ chủ - tớ

Dõi theo quá trình trưởng thành của Mùi, bộ phim đã khéo léo lồng ghép vào đó thông điệp về vai trò người phụ nữ trong xã hội Việt Nam những năm 50 ở thế kỷ trước. Trước tiên, nhắc đến vai diễn bà chủ, không khó để người xem có thể nhận thấy đây là chân dung điển hình về một người phụ nữ hết mực hy sinh vì chồng, vì con. Còn về bà nội, chính hành động từ chối tình cảm của ông cụ, khước từ việc tìm kiếm hạnh phúc mới đã chứng minh cho tấm lòng chung thủy của một người vợ. Ngoài ra, ở bà Ty, với thân phận là người giúp việc lâu năm, bà luôn chăm chỉ, cần mẫn với công việc của mình. Cuối cùng là Mùi, một cô gái ngây thơ, trong sáng và khi bên cạnh Khuyến, cô ngày đêm lặng lẽ chăm sóc cho anh. Hình ảnh người phụ nữ bấy giờ được thể hiện ở nhiều khía cạnh với đa dạng độ tuổi, từ già đến trẻ và trong những thân phận khác nhau. Dù vậy những điểm chung ở họ đó chính là đức tính hy sinh thầm lặng, một vẻ đẹp vốn luôn tiềm tàng trong mỗi người phụ nữ Việt Nam. 

2. Xích Lô (1995)

Mang về giải thưởng Sư tử vàng danh giá cho phim hay nhất tại Liên hoan phim Venice lần thứ 52 (1995), Xích Lô là bức tranh hiện thực về đời sống khó khăn của những người dân lao động tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn đầu thập niên 90.

Sự khốn khổ của con người Sài Gòn đầu thập niên 90 được khắc họa một cách chân thật
Sự khốn khổ của con người Sài Gòn đầu thập niên 90 được khắc họa một cách chân thật

Nhân vật chính trong câu chuyện là anh chàng Xích Lô (Lê Văn Lộc), vốn là một thanh niên chất phác, mồ côi cha mẹ, sống trong căn nhà tồi tàn cùng ông nội, chị và em gái. Anh mưu sinh bằng nghề đạp xích lô. Một hôm, chiếc xích lô mà anh mượn bị đánh cắp. Để có tiền đền lại chiếc xích lô, anh buộc phải đi theo những tay giang hồ và làm đủ mọi tội ác. Suốt khoảng thời gian đó, chàng trai trẻ đã luôn sống trong sự dằn vặt và đau khổ. Một điểm nhấn khác cho bộ phim chính là sự xuất hiện của cô chị (Trần Nữ Yên Khê). Nghe lời dụ dỗ của gã cầm đầu băng đảng, cô chị đã vô tình để bản thân lạc vào con đường trở thành gái mại dâm. Hai nhân vật với hai điểm nhìn khác nhau nhưng điểm chung giữa họ chính là thân phận của những người nghèo bị dòng đời xô đẩy.

Nghe theo lời dụ dỗ mà cô chị đã vô tình để bản thân lạc vào con đường trở thành gái mại dâm
Nghe theo lời dụ dỗ mà cô chị đã vô tình để bản thân lạc vào con đường trở thành gái mại dâm

Tổng thể bộ phim đã gợi nên cho người xem sự hình dung về một Sài Gòn xô bồ vào những năm 50. Đó là một xã hội hỗn loạn, rối ren và con người lúc này lại chính là nạn nhân của đồng tiền đen bạc. Bên cạnh việc phản ánh xã hội, Trần Anh Hùng cũng đồng thời khai thác, đào sâu về nội tâm con người để từ đó tìm kiếm trong họ những khát khao vẫn còn đang ẩn chứa.

Xích Lô với sự tham gia của những cái tên quen thuộc như Lương Triều Vỹ, Trần Nữ Yên Khê hay Như Quỳnh. Tuy nhiên, vai nam chính của bộ phim lại do Lê Văn Lộc đảm nhận, anh là một gương mặt mới trong làng điện ảnh Việt Nam ở thời điểm bấy giờ. Theo Trần Anh Hùng mô tả, đây là gương mặt "lúc dữ dằn nhưng cũng có lúc thật nhân hậu".

3. Mùa Hè Chiều Thẳng Đứng (2000)

Mùa Hè Chiều Thẳng Đứng là một nhát cắt về đời sống thường nhật của gia đình Hà Nội gồm ba gái, một trai. Dù hai chị lớn đã có cuộc sống riêng nhưng khi đến ngày giỗ, ba chị em gái lại quây quần bên nhau, hàn huyên tâm sự.

Những cảnh quay giàu chất thơ
Những cảnh quay giàu chất thơ

Lớn nhất là Sương (Như Quỳnh), người phụ nữ luôn mang trong mình nỗi đau khi hay tin chồng có con riêng. Dù vậy nhưng chính cô cũng đã lén chồng nảy sinh quan hệ với một gã đàn ông khác. Tiếp đến là Khanh (Lê Khanh), người chị hai trong gia đình và hiện cô đang mang thai. Sau chuyến công tác của chồng, Khanh tìm thấy trong túi anh là mảnh giấy từ một cô gái lạ. Do đó mà Khanh trở nên hoài nghi về sự trung thực của chồng. Còn Liên (Trần Nữ Yên Khê) là em út trong nhà, vì chưa lập gia đình nên cô vẫn đang ở cùng anh ruột là Hải (Ngô Quang Hải). Một ngày nọ, Liên phải lòng Hòa, chàng sinh viên trường Kiến Trúc và hơn cô 1 tuổi.

Phim là một nhát cắt về đời sống thường nhật
Phim là một nhát cắt về đời sống thường nhật

Thông qua Mùa Hè Chiều Thẳng Đứng, người xem sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng một Hà Nội với vẻ đẹp trầm lặng. Tương tự với Mùi Đu Đủ Xanh, câu chuyện trong Mùa Hè Chiều Thẳng Đứng đã được Trần Anh Hùng kể lại một cách nhẹ nhàng, tinh tế. Dù chỉ đơn giản là cảnh quay chụm đầu của ba chị em gái cùng nhau làm thịt gà, bổ gấc, cảnh gội đầu bên hồ hay cảnh Hà Nội vào những ngày mưa... nhưng tất cả đều nên thơ. 

4. Rừng Na Uy (2008)

Rừng Na Uy của Trần Anh Hùng là bộ phim được chuyển thể dựa theo cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Murakami Haruki. Lấy bối cảnh tại Nhật Bản vào những năm 60, Rừng Na Uy xoay quanh mối tình tay ba giữa Watanabe Toru (Matsuyama Kenichi) cùng hai người đẹp là Naoko (Rinko Kikuchi) và Midori (Mizuhara Kiko).

Rừng Na Uy được chuyển thể dựa theo tiểu thuyết kinh điển cùng tên của nhà văn Murakami Haruki
Rừng Na Uy được chuyển thể dựa theo tiểu thuyết kinh điển cùng tên của nhà văn Murakami Haruki

Toru vốn là một chàng trai trầm lặng, anh có người bạn thân tên Kizuki (Kora Kengo). Một biến cố lớn bất ngờ xảy đến khi Toru hay tin Kizuki qua đời do tự sát. Sau này, khi đến Tokyo, trong một lần đi dạo ở công viên, Toru tình cờ gặp được Naoko, cô bạn gái cũ của Kizuki. Toru đã trót yêu cô và khi cả hai dần trở nên thân thiết thì Naoko đột ngột rời đi. Điều này khiến Toru vô cùng đau khổ. Vào kỳ học mùa xuân, Toru có dịp tiếp xúc với cô bạn cùng lớp tên Midori. Trái ngược hoàn toàn với Naoko khép kín ngày trước, Midori lại là một cô gái hướng ngoại, hoạt bát và vô cùng tự tin. Bấy giờ, Toru buộc phải đưa ra sự lựa chọn giữa hai cô gái. 

Toru đứng giữa hai sự lựa chọn quan trọng nhất đời mình
Toru đứng giữa hai sự lựa chọn quan trọng nhất đời mình

Rừng Na Uy lần đầu được công chiếu tại Liên hoan phim Venice 2010. Ngay sau khi ra mắt công chúng, bộ phim đã liên tiếp nhận được nhiều lời ngợi khen từ giới chuyên môn. Tờ Daily Telegraph đã cho rằng đạo diễn Trần Anh Hùng đã quá “dũng cảm” khi quyết định chuyển thể một tiểu thuyết ra đời năm 1987 của nhà văn Murakami Haruki lên màn ảnh rộng.

Mang đến LHP Cannes lần thứ 76 là một bộ phim lấy đề tài là ẩm thực nước Pháp. Chuyển thể từ tiểu thuyết La Vie et la passion de Dodin-Bouffant gourmet (1924) của nhà văn Pháp Marcel Rouff, The Pot au Feu (tên khác là La Passion de Dodin Bouffant) xoay quanh câu chuyện tình yêu lãng mạn giữa nữ đầu bếp danh tiếng Eugenie (Juliette Binoche) và một tầm hồn sành ăn Dodin Bouffant (Benoît Magimel).

Xem lịch chiếu và mua vé xem phim dễ dàng hơn tại Moveek

Tinh túy ẩm thực Pháp tác động trực tiếp đến giác quan người xem
Tinh túy ẩm thực Pháp tác động trực tiếp đến giác quan người xem

Gắn bó cùng nhau trong suốt 20 năm, theo thời gian, mối quan hệ giữa cả hai ngày càng phát triển. Tuy vậy nhưng Eugenie vốn là một người luôn hướng đến sự tự do, thế nên cô không muốn bản thân lại bị ràng buộc bởi hôn nhân. Chính điều này đã khiến cho Dodin luôn phải sống trong cơn khao khát. Sau đó, Dodin quyết định làm một việc mà bản thân trước nay chưa từng làm chính là nấu ăn cho Eugenie. 

Tại buổi ra mắt, Trần Anh Hùng và đoàn phim đã nhận được tràng vỗ tay kéo dài 7 phút với tác phẩm The Pot au Feu (tên khác là La Passion de Dodin Bouffant). Phim với sự tham gia của hai ngôi sao điện ảnh Pháp là Juliette Binoche và Benoit Magimel. Đây cũng là lần thứ hai mà cả hai hợp tác sau bộ phim Les Enfants du siècle (1999).

Phim của Trần Anh Hùng nhận đề cử Cành cọ vàng

Phim của Trần Anh Hùng nhận đề cử Cành cọ vàng

Tinh túy ẩm thực Pháp cộng hưởng với ngôn ngữ điện ảnh trong La Passion de Dodin Bouffant.

[PHÂN TÍCH] Mùi Đu Đủ Xanh - Mùi, nét chấm phá mới hay vẫn là vòng lặp trong cuộc đời người phụ nữ

[PHÂN TÍCH] Mùi Đu Đủ Xanh - Mùi, nét chấm phá mới hay vẫn là vòng lặp trong cuộc đời người phụ nữ

"...trao cho Mùi sự tôn trọng chính là nét chấm phá mới cho cuộc đời Mùi, song không một ai biết được nét chấm phá ấy sẽ mãi vẹn nguyên như vậy..."

Thời trang trong phim – Không đơn thuần là những bộ cánh đẹp

Thời trang trong phim – Không đơn thuần là những bộ cánh đẹp

Thời trang trong phim không đơn giản là để khoe phần nhìn, mà đôi khi còn góp phần xây dựng câu chuyện.