Ba bộ phim dở tệ được nhận đề cử Oscar Diễn viên xuất sắc nhất

Góc Nghệ Thuật · tongue.snl ·

Oscar là một giải thưởng vô cùng danh tiếng, chỉ cần lọt vào đề cử Oscar là cũng đủ đảm bảo danh tiếng cho một bộ phim chứ chưa nói đến việc đoạt giải thưởng. Thế nhưng, liệu có phải lúc nào Oscar cũng làm hài lòng khán giả?

Oscar là một giải thưởng vô cùng danh tiếng, chỉ cần lọt vào đề cử Oscar là cũng đủ đảm bảo danh tiếng cho một bộ phim chứ chưa nói đến việc đoạt giải thưởng. Thế nhưng, liệu có phải lúc nào Oscar cũng làm hài lòng khán giả?

1. Eddie Redmayne – The Danish Girl (2015)

Eddie Redmayne là một diễn viên có thể đóng được rất nhiều loại vai khác nhau. Một nhà khoa học vui tươi, dí dỏm và lập dị trong phim Theory of Everything. Ngay sau đó là sự thất vọng ngập tràn với Jupiter Ascending. Cuối cùng Eddie cũng có được một vai diễn để đời trong The Danish Girl.

Trong phim, Redmayne hóa thân thành Einar Wegener, một trong những phụ nữ chuyển giới đầu tiên trên thế giới. Vai diễn của Redmayne không thực sự được những thành viên của Viện hàn lâm đánh giá cao. Nhưng mọi người đều nhất trí rằng màn trình diễn của Alicia Vikander – người đóng cặp cùng với Redmayen, là vô cùng đáng xem. Hơn nữa, 2 diễn viên tỏ ra vượt trội hơn hẳn so với tất cả những nhân vật khác trong phim.

The Danish Girl sẽ là một lựa chọn dở tệ nếu phải đem ra tranh giải tại Oscar. Bộ phim tỏ ra quá gượng ép trong việc truyền tải thông điệp đến khán giả. Dù cho diễn xuất nhẹ nhàng của Vikander gợi lên sự đồng cảm sâu sắc. Nhưng đó vẫn là không đủ để cứu bộ phim khỏi sự lố bịch mà chính nó tạo ra.

The Danish Girl tốt hơn các bộ phim trong danh sách này, nhưng nó vẫn là một bộ phim thực sự nhàm chán. Các bộ trang phục được thiết kế cầu kỳ và màn hóa trang xuất sắc đem lại cho bộ phim sự chân thực nhất có thể, nhưng nếu tất cả điều đó không được dành cho Vikander thì The Danish Girl vẫn không đáng xem. 

2. Cate Blanchett – Elizabeth: The Golden Age (2008)

Không ai có thể phủ nhận tài năng diễn xuất của Cate Blanchett. Chỉ cần xem The Aviator, The Talented Mr. Ripley hay bất kỳ vai diễn nào khác của cô ấy. Cate nhận được giải Quả cầu vàng cho vai diễn trong phim Elizabeth (1998), nhưng phải mất gần một thập kỉ sau phần tiếp theo của Elizabeth mới trở lại. Và đó là một sai lầm dù cho phiên bản gốc đã làm ăn khá tốt ở các phòng vé.

Với diễn xuất tự nhiên của mình, Blanchett vẫn tỏa sáng như thường. Nhưng The Golden Age vẫn thất bại với số doanh thu hẩm hiu. Khán giả trong nước có cho mình những lý do chính đáng để bỏ qua bộ phim. Hình tượng nữ hoàng Elizabeth hiện lên quá đỗi mờ nhạt giữa những hiệu ứng kỹ xảo mê hoặc và một mối tình tay ba vô lý. Hai biên kịch Michael Hirst và William Nicholson dường như chỉ nỗ lực một nửa so với lúc viết kịch bản của bộ phim gốc. Blanchett được đặt vào trung tâm một sự kiện lịch sử đã bị rút gọn và thay đổi một cách đáng xấu hổ, các tình tiết ăn theo bộ phim trước đó được thêm thắt bằng những cảnh hành động và lãng mạn vô nghĩa.

3. Sean Penn – I Am Sam (2002)

Thường được coi là một trong những diễn viên tài năng nhất trong thế hệ của mình, Sean Pean đã giành được 2 giải Oscar vào đầu những năm 2000 cho vai diễn trong Mystic River và Milk. Nhưng trước khi nổi như cồn ở Hollywood nhờ những giải thưởng danh giá, vai diễn người cha thiểu năng trí tuệ cố gắng giành quyền nuôi con của Sean trong I Am Sam đã nhận được một đề cử vào năm 2002.

Có nhiều tranh cãi xung quanh câu chuyện năm ấy, và cũng có nhiều người sẵn sàng bỏ qua tất cả những điều đó. Mối quan hệ giữa Sam (Sean Penn) và cô con gái Lucy (Dakota Fanning) rất đỗi chân thành, tự nhiên. Nhìn chung màn trình diễn của Penn xứng đáng nhận được sự công nhận, ít nhất là từ phía Viện hàn lâm. Tuy nhiên vấn đề là có quá ít sự quan tâm và chăm sóc từ Sam dành cho Lucy, thay vào đó bộ phim ngập tràn những cảnh quay xúc động nhằm cố gắng lôi kéo khán giả. Sự gượng gạo trong cách thể hiện cảm xúc làm những khán giả khó tính không thể đồng cảm được với các nhân vật. 

Kể từ khi phát hành I Am Sam đã gây ra sự chia rẽ rất lớn giữa khán giả và các nhà phê bình nhưng thật khó để phủ nhận bộ phim là một trong những Oscar-bait xứng đáng nhất đầu thế kỷ 21. Rất nhiều nhà phê bình đã nổi giận khi Penn được đề cử cho hạng mục Nam diễn viên chính xuất sắc nhất còn Gene Hackman (The Royal Tenenbaums) và Billy Bob Thornton (The Man Who Wasn't There) lại bị bỏ qua.

“Oscar Bait” là thuật ngữ dùng để chỉ một bộ phim được phát hành vào tháng cuối cùng trong năm với dàn diễn viên khủng, nội dung đề cập tới những vấn đề quan trọng nhằm thu hút sự chú ý của Viện Hàn lâm. 

Nguồn: Taste of Cinema