[PHÂN TÍCH] The Irishman - Sự phản bội, tội lỗi và hối tiếc trong sử thi gangster của Martin Scorsese
Maii ·
Có gì đặc biệt trong The Irishman của Martin Scorsese?
Kéo xuống để xem tiếp
Bộ phim gangster với thời lượng 3 tiếng 29 phút của Martin Scorsese đã chính thức lên sóng Netflix từ cuối tháng 11, và kể từ thời gian đó, rất nhiều cuộc bàn luận đã diễn ra xoay quanh bộ phim. Phim nhận được những lời khen, nhưng đồng thời cũng không ít lời chê bai. Tuy vậy, không thể phủ nhận rằng đây là một trong những phim hay nhất sự nghiệp làm phim của vị đạo diễn. Bài viết dưới đây sẽ đào sâu một chút về các cảnh ở đáng chú ý cuối phim.
Câu chuyện về cuộc đời của Frank Sheeran (Robert De Niro), một tay sát thủ băng đảng trở thành cánh tay phải cho lãnh đạo liên đoàn Jimmy Hoffa (Al Pacino), kéo dài trong khoảng nửa sau của thế kỷ 20, chứa đầy tội lỗi và sự hối tiếc. Bộ phim truyện dài nhất của Scorsese cho khán giả mang đến cho khán giả nhiều điều phải suy nghĩ, tuy vậy với thời lượng quá dài, nhiều người cảm thấy không đủ kiên nhẫn hoặc không có thời gian để xem xong bộ phim trong một lần. Dưới đây là các chi tiết đáng chú ý nhất trong phim.
1. Sự ‘biến mất’ của Jimmy Hoffa
Lời thú nhận gây sốc của Frank Sheeran ngoài đời thật trong I Heard You Paint Houses, chất liệu gốc mà Scorsese dùng để chuyển thể, chính là việc ông ta thừa nhận đã giết Jimmy Hoffa - Lãnh đạo của Liên đoàn Lao động Mỹ. Hoàn cảnh xoay quanh việc biến mất của Hoffa từ lâu vẫn còn là bí ẩn, chủ yếu là đồn đại và suy đoán, nhiều trang mạng xã hội cũng khẳng định chúng ta chẳng có lý do gì để tin lời thú tội khó tin của Sheeran cả. Nhưng điện ảnh thì việc sử dụng người kể chuyện không đáng tin có thể tạo nên một nhân vật không đáng tin cả trong hành động và hợp lý hóa tình tiết của phim, một lợi thế mà các nhà làm phim đã sử dụng rất tốt. Vị đạo diễn thích mô tả các nhân vật của mình với những điểm yếu riêng và để khán giả tự suy ngẫm dựa trên các chi tiết.
Thêm vào đó, góc nhìn của Sheeran truyền tải một trong những thông điệp đau lòng nhất trong tác phẩm của Scorsese. Sự phản bội của Sheeran chính là lý do “sụp đổ” của Hoffa – Người đàn ông tưởng chừng như chẳng ai có thể động đến. Một kiểu tình tiết kinh điển đậm chất “Judas trong khu vườn Gethsemane”, không xa lạ gì với nhà làm phim vốn thường đưa tôn giáo vào tác phẩm của mình. Chúng ta nhìn thấy Hoffa tin tưởng Sheeran thế nào khi vị lãnh đạo liên đoàn bước vào chiếc xe sẽ đưa mình đến cái chết, đơn giản vì Sheeran nói với ông rằng mọi thứ sẽ ổn cả.
Khoảnh khắc bi kịch và đau khổ nhất phim là khi niềm tin của Hoffa vào Sheeran chưa bao giờ lung lay. Khi Sheeran đưa Hoffa đến một căn nhà trống, nạn nhân cho rằng đã có một vụ sắp đặt và những lời cuối cùng mà ông nói với Sheeran là: “Cùng ra khỏi đây thôi.” Ông vẫn tin rằng ông và Sheeran sẽ bảo vệ nhau. Cảnh ông bị bắn và đập người vào cánh cửa làm chúng ta giật mình bởi nó cho thấy Hoffa ở vị trí mà chúng ta chưa bao giờ thấy: dễ bị hại.
2. Peggy Sheeran: Người phụ nữ ít nói
Một người phụ nữ ít nói nhưng có khả năng truyền tải rất nhiều. Con gái của Sheeran – Peggy, lần đầu xuất hiện trong phim khi còn là một cô bé. Phiên bản trưởng thành của cô do nữ diễn viên từng đoạt giải Oscar Anna Paquin đóng, là sự hiện diện có sức nặng dù rất ít lời thoại trong phim. Cô quan sát, cô biết mọi thứ và thầm lặng phán xét, trong trường đoạn đầu phim khi Peggy chứng kiến cha mình hành hung ông chủ một cửa hàng tạp hóa vừa nãy đã trách mắng con mình. Sheeran nghĩ rằng mình đang bảo vệ cả gia đình, nhưng tất cả những gì Peggy thấy là một người đàn ông bạo lực mà cô buộc phải sống chung dưới một mái nhà. Cả 2 diễn viên vào vai Peggy đều thể hiện tốt vai trò này với những ánh nhìn lặng lẽ nhưng nói lên được nhiều điều, hơn là những màn thoại dài dằng dặc. Có lẽ xây dựng nhân vật như thế là quá nhiều ẩn ý đối với các nhà phê bình văn hóa với đầu óc đơn giản trên internet.
Nhiều người cho rằng bộ phim phân biệt giới tính khi tước đoạt cả quyền được nói của một trong số ít nhân vật nữ xuất hiện trong phim, nhưng những cái đầu lạnh hơn cho rằng đây là chính là ý đồ của nhà làm phim. Những người đàn ông thống trị trong cuộc đời của cô – không chỉ là người bố, mà còn là đồng nghiệp của ông – Russell Bufalino (Joe Pesci), một kẻ giết người khác mà cô không bao giờ có cảm tình – không cho phép cô có khoảnh khắc nào để bày tỏ suy nghĩ của mình. Người ta mong đợi cô im lặng và đồng lõa vào lối sống băng đảng, nhắm mắt làm ngơ đối với các đặc quyền gắn liền với sự giàu có và sức mạnh, một sự trao đổi đen tối thường thấy trong các phim các phim gangster giả tưởng. Nhưng Peggy vẫn trung thành với quy tắc sống của mình, dần dần cắt đứt mọi liên lạc với cha sau khi kết tội ông giết Hoffa bằng một chữ đơn giản “Tại sao?”
Đây là khoảnh khắc có hiệu quả bởi nó cho thấy tất cả những gì cô không thể nói ra, Paquin thuyết phục khán giả với vai diễn bằng sự quan trọng của chính nhân vật cũng như cái nhìn im lặng và xoáy sâu của cô không thể bị phớt lờ. Như John Steinbeck từng nói đến Curly trong Of Mice and Men, việc Scorsese giới hạn lời thoại của Peggy là nhằm mục đích tạo kịch tính, cho thấy cách thế giới xung quanh nhìn cô như thế nào.
3. Với Frank, đoạn kết bi kịch
Không ai kết thúc phim giống Martin Scorsese cả. Từ những ngày đầu trong sự nghiệp, ông thích làm những phim với kết thúc nước đôi và thỏa hiệp cá nhân, cho thấy chiến thắng và thất bại cùng tồn tại song song và cân bằng trong nhân vật. Henry Hill của Goodfellas và Jordan Belford của The Wolf of Wall Street cùng sống một cuộc sống không hạnh phúc mãi mãi về sau, dù thoát tội nhưng từ bỏ quyền lực mà họ đã cố gắng nắm giữ. Định mệnh tương tự cũng đã đến với Frank Sheeran, người sống đến già, không giống như nhiều nhân vật khác gặp cái chết đột ngột được thông báo trong phim. Sheeran, giờ gần đã gần đất xa trời, thuật lại gần như toàn bộ câu chuyện, thỉnh thoảng xuất hiện trong dòng thời gian hiện tại để phá vỡ chuỗi sự kiện quá khứ bằng lời kể của chính mình, nhưng phải đến cảnh cuối cùng của phim, chúng ta mới thấy người đàn ông này đã hoàn toàn vụn vỡ.
Đến tuổi xế chiều, Sheeran đối mặt với cái chết lạnh lùng của chính mình. Ông ta chọn chiếc quan tài cho bản thân trong cái nhìn không thoải mái của người bán hàng, và chọn một chỗ trong lăng mộ cho tương lai. Nhưng đồng thời, ông cứ liên tục phủ nhận kết cục khi cho rằng nằm trong một lăng mộ “chưa phải kết thúc”, bởi thân xác ông ta vẫn còn đó và chưa tan biến như hỏa thiêu. Cảnh cuối cùng với góc nhìn qua cánh cửa khép hờ theo yêu cầu của ông ta như gợi nhớ về kỷ niệm buồn khi ông và Hoffa còn là bạn. Hoffa cũng từng ngủ với cánh cửa khép hờ như thế. Nhưng chi tiết này cũng có khả năng là một lời khẳng định mang tính riêng tư đến từ chính Scorsese.
Một người đàn ông già nua nhớ lại quá khứ của mình trước khi sẵn sàng gặp người sáng tạo, làm nên một kết thúc loan tỏa và như đang khép lại cả sự nghiệp của Scorsese. Tuy nhiên, Scorsese được đồn đại là đã bắt đầu tìm bối cảnh cho bộ phim tiếp theo về sự khởi đầu của FBI mang tên Killers of the Flower Moon. Scorsese có thể đã chuẩn bị nghỉ hưu, nhưng ông sẽ làm phim cho đến hơi thở cuối cùng. Martin Scorsese vẫn có thể tạo nên tuyên ngôn thông qua một tác phẩm khác, nói về sinh tử và sự bất tử, và sau đó tiếp tục trở lại với công việc đạo diễn mà ông yêu thích. Ông luôn để cánh cửa mở, dù chỉ là khép hờ.
Nguồn: The Guardian