[REVIEW] Quý Cô Thừa Kế - Sự trở lại “tưng tửng” của Ngân Khánh

Đánh giá phim · LinhLan08 ·

Nhìn chung, phim xem giải trí khá ổn, đặc biệt là sự “tưng tửng” và nhí nhố của Ngân Khánh, Sỹ Thanh có thể khiến bạn cười không ngớt trong khoảng 2/3 phim.

Kéo xuống để xem tiếp

Thuộc motif “Kich Rid” và hưởng ứng cơn sốt mang tên Con Nhà Siêu Giàu Châu Á (Crazy Rich Asians), Quý Cô Thừa Kế được xem là bản Việt của hội con nhà giàu. Bộ phim xoay quanh câu chuyện thừa kế của cô tiểu thư đỏng đảnh kiêu kỳ Nhung (Ngân Khánh) bất ngờ được thừa hưởng gia tài khi bà ngoại cô qua đời kèm theo điều kiện bất đắc dĩ. Trong bối cảnh phim thương mại trong nước nhan nhản các đề tài được làm cẩu thả và nhảm nhí, Quý Cô Thừa Kế được đánh giá là có sự đầu tư chỉn chu về nội dung lẫn hình thức.

Những ưu điểm của phim

Quý Cô Thừa Kế ghi điểm cộng đầu tiên với khán giả bởi dàn diễn viên có thực lực, chí ít không tạo ra những mỹ nam – mỹ nữ di động làm trò lố trên màn ảnh. Sự trở lại đáng giá của Ngân Khánh như là lời cam kết đầu tiên về chất lượng diễn xuất của nữ chính. Từng ghi dấu ấn trong lòng khán giả qua nhiều vai diễn ở mảng điện ảnh lẫn truyền hình như Gọi Giấc Mơ Về, Tường Vi Cánh Mỏng, Cô Dâu Đại Chiến, Nhà Có 5 Nàng Tiên… và gần đây nhất là Ma Dai, Ngân Khánh không làm khán giả thất vọng khi đảm nhận vai Nhung trong Quý Cô Thừa Kế. Ưu điểm về ngoại hình giúp Ngân Khánh dễ dàng tạo được thiện cảm với khán giả trong vai cô tiểu thư xinh đẹp, thích xài hàng hiệu và chịu chơi. Những phân đoạn hài hước giữa Ngân Khánh và cô gái giúp việc Sen (Sỹ Thanh) được cả hai tung hứng hết sức duyên dáng và đáng yêu. Sỹ Thanh cũng là một điểm nhấn của phim bên cạnh nữ chính giúp Ngân Khánh tỏa sáng, thậm chí Sen của Sỹ Thanh có đôi lúc lấn át cả cô chủ của mình, tạo nên những nét riêng biệt khiến khán giả cực kỳ thích thú.

Vai nam chính được giao cho diễn viên trẻ Song Luân. Lợi thế về ngoại hình là điểm đầu tiên giúp Song Luân được khán giả chấp nhận sánh đôi với cô tiểu thư nhà giàu Ngân Khánh. Trong vai một chàng trai thôn quê mạnh mẽ, vừa có chút lạnh lùng lại vừa ấm áp, Song Luân khiến cho người xem cảm giác chỉ cần có một chàng trai như thế ở Đà Lạt chờ đợi thì cô gái nào cũng có thể sẵn sàng từ bỏ cuộc sống xa hoa thị thành. Diễn xuất của Song Luân và Ngân Khánh chưa thật sự xuất sắc trong những phân đoạn tâm lý sâu nhưng vẫn đủ tròn vai, tạo nên những nét duyên riêng cho cặp trai tài – gái sắc của Quý Cô Thừa Kế. Bên cạnh đó các vai phụ của Liên Bỉnh Phát, Quang Minh, Hồng Đào, NSƯT Minh Đức… phối hợp ăn ý và nhịp nhàng tạo nên tiếng cười vui nhộn cho phim.

Ưu điểm tiếp theo của phim dành cho phần nội dung. Không cố lôi kéo khán giả bằng những bi kịch gượng gạo hoặc tiếng cười nhạt nhẽo, Quý Cô Thừa Kế có cốt truyện đơn giản nhưng được lồng ghép khéo léo số phận cay đắng của các nhân vật qua bao thế hệ. Từ câu chuyện giàu có và cô đơn trong sự chiều chuộng của Ngân Khánh, bị mẹ đẻ từ chối thân thận của Song Luân, kiếp sống bám váy phụ nữ của Liên Bỉnh Phát đến cuộc tình đau đớn của dì Lai, cuộc sống côi cút của các em nhỏ… tạo nên một câu chuyện có đủ hỉ nộ ái ố nhưng chan hòa tình cảm yêu thương, đùm bọc lẫn nhau giữa cuộc sống xô bồ.

Điểm cộng tiếp theo của phim là phần âm nhạc. Tất cả các cung bậc, giai điệu trong phim từ bi cho đến hài, đến những khoảnh khắc sôi động và sâu lắng, ngọt ngào và lãng mạn đều được âm nhạc trợ diễn một cách xuất sắc. Phần hình ảnh của phim cũng được đánh giá cao bởi sự đầu tư về bối cảnh, lựa chọn và chuẩn bị tỉ mỉ, góc quay đẹp.

Những hạn chế

Về mặt nội dung, Quý Cô Thừa Kế dường như đang kể hai câu chuyện vốn ít có liên quan với nhau. Đó là chuyện “bi kịch” thừa kế của Ngân Khánh và bi kịch cuộc đời của Song Luân. Trong khi nửa đầu phim dành hết cho Ngân Khánh thì dường như nửa sau phim lại dành cho Song Luân. Điều đó khiến cho khán giả cảm thấy mạch phim bị rẽ ngang. Trong khi háo hức chờ đợi câu chuyện của Ngân Khánh diễn biến theo hướng nào và kết cục ra sao thì người xem lại được dẫn dắt sang câu chuyện của Song Luân và mẹ, vai trò của Ngân Khánh mờ nhạt hẳn. Phải chi những tình tiết liên quan đến thân phận của Song Luân được lồng xen kẽ ngay từ đầu với câu chuyện của Ngân Khánh có lẽ sẽ khiến khán giả tò mò chờ đợi sự kết nối của hai tuyến nhân vật hơn là tách ra như vậy. Cũng may đến gần cuối phim, Ngân Khánh lấy lại được “sân khấu” của mình mà ở đó, Song Luân chỉ là chàng trai đẹp phụ diễn cho nữ chính.

[REVIEW] Người Bất Tử - Tác phẩm có tầm và có tâm của Victor Vũ

[REVIEW] Người Bất Tử - Tác phẩm có tầm và có tâm của Victor Vũ

Mặc dù có cái kết chưa được trọn vẹn cho lắm, có thể khiến nhiều khán giả hụt hẫng và “hoang mang”, nhưng đây vẫn là một trong những tác phẩm có tầm và có tâm nhất của nền điện ảnh nước nhà.

Phim còn một số sạn trong các phân cảnh và sự kết nối các tình tiết. Chẳng hạn như sự vất vả của Ngân Khánh ở tu viện Từ Tâm còn khá nhạt nhòa, khán giả vẫn chủ yếu cảm thấy cô ấy hài hước và hậu đậu ở tu viện hơn là sự đày ải hay khổ sở. Cũng dễ hiểu là phim muốn đề cao yếu tố giải trí vui nhộn nhưng chính điều đó làm cho “thách thức” mà Ngân Khánh phải vượt qua trước khi nhận thừa kế trở nên hời hợt. Không ai thấy được sự cay đắng hay chịu đựng của Ngân Khánh ngoài việc “ăn chơi” và phá phách. Sự chuyển biến trong tâm lý nhân vật Nhung cũng khá vội vàng khi từ một cô tiểu thư nhà giàu đoản việc nhà, vô tâm trở nên tháo vát và biết quan tâm người khác. Cụ thể là qua tình tiết Ngân Khánh “gây họa” và sau đó chăm sóc bé Tú, sự thay đổi này khá nhanh và gượng. Các tình tiết kết nối giữa Song Luân và Ngân Khánh không mấy tự nhiên, cảm giác vẫn thấy sự mê trai của Sen (Sỹ Thanh) dành cho Song Luân vẫn trơn mượt và hợp lý hơn.

[REVIEW] Bước Chân Đầu Tiên - Đi thật xa để trở về

[REVIEW] Bước Chân Đầu Tiên - Đi thật xa để trở về

Bước Chân Đầu Tiên mang đến cho khán giả rất nhiều cung bậc cảm xúc.

Nhìn chung, phim xem giải trí khá ổn, đặc biệt là sự “tưng tửng” và nhí nhố của Ngân Khánh, Sỹ Thanh có thể khiến bạn cười không ngớt trong khoảng 2/3 phim. Dừng lại ở đó thì được, nếu đòi hỏi câu chuyện sâu sắc và ấn tượng hơn thì Quý Cô Thừa Kế chưa thể mang lại.