[REVIEW] Song Lang - Một trong những tác phẩm điện ảnh Việt chỉn chu nhất từ trước đến nay
Có thể nói, Song Lang là một trong những phim Việt chỉn chu nhất từ trước đến giờ đối với người viết. Từ kịch bản, hình ảnh, góc quay, bối cảnh, diễn xuất cho đến phần âm nhạc đều được đầu tư kỹ lưỡng và tinh tế. Đẹp, buồn, tinh tế, sâu sắc là những từ dùng để tả Song Lang, và day dứt, bồi hồi là cảm giác mà Song Lang để lại cho khán giả sau khi bước ra khỏi rạp.
Kéo xuống để xem tiếp
Làm phim nghệ thuật đã khó, làm được một bộ phim đầy tính nghệ thuật có thể thu hút khán giả đến rạp lại còn khó gấp trăm lần. Chính vì thế, hầu hết những phim Việt chiếu rạp hiện nay đều thiên về tính thương mại và giải trí, đồng nghĩa với việc giá trị nghệ thuật cũng dần mờ nhạt.
[REVIEW] Địch Nhân Kiệt: Tứ Đại Thiên Vương – Không nổi bật, không đặc sắc nhưng vẫn thu hút đến lạ
Dù trên danh nghĩa, Địch Nhân Kiệt: Tứ Đại Thiên Vương thuộc thể loại huyền bí, giả tưởng nhưng bộ phim lại không hề đóng khung mình trong ranh giới đó, mà vẫn lồng ghép khá nhiều các tình tiết gây hài.
Thế nhưng, đi ngược lại với xu hướng hiện nay, Song Lang của đạo diễn Leon Quang Lê lại mang cải lương lên màn ảnh rộng – môn nghệ thuật “khó nuốt” đối với các bạn trẻ và đang “chết dần chết mòn”. Nhưng cũng chính nhờ điều này biến Song Lang trở thành bộ phim đặc biệt khi tôn vinh môn nghệ thuật quý báu của nước nhà, và cực kỳ đáng xem. Có thể nói, Song Lang là một trong những phim Việt chỉn chu nhất từ trước đến giờ đối với người viết. Từ kịch bản, hình ảnh, góc quay, bối cảnh, diễn xuất cho đến phần âm nhạc đều được đầu tư kỹ lưỡng và tinh tế. Đẹp, buồn, tinh tế, sâu sắc là những từ dùng để tả Song Lang, và day dứt, bồi hồi là cảm giác mà Song Lang để lại cho khán giả sau khi bước ra khỏi rạp.
Ngay từ những giây đầu tiên khi Song Lang được chiếu, người viết không khỏi thốt lên trong bụng rằng, hình ảnh và màu sắc của phim quá đẹp. Màu sắc của phim mang nét xưa cũ, nhưng lại mang nét xưa cũ rất riêng và chân thật chứ không hề giống những phim retro khác. Bên cạnh đó, khung hình theo kích cỡ 3:2 đã tạo được phá cách cho bộ phim, mang đến cho người xem những khung hình rất đẹp và gần gũi. Hầu như mỗi cảnh phim trong Song Lang đều có thể cho ra một tấm hình cực kỳ “nghệ”.
Song Lang lấy bối cảnh ở Sài Gòn những năm 80, và khi xem phim khán giả sẽ như được trở về những năm 80 thực sự. Khác hẳn với Cô Ba Sài Gòn chỉ tái hiện Sài Gòn lúc xưa qua vài giây phút ngắn ngủi, cốt truyện của Song Lang sẽ hoàn toàn diễn ra trong bối cảnh Sài Gòn 80 từ đầu cho đến cuối phim, và tất cả những hình ảnh trong phim đều là cảnh quay thật chứ không phải là hình ảnh tư liệu.
Ngoài sân khấu và trang phục cải lương được đầu tư công phu, thì những yếu tố thường nhật khác cũng được chăm chút không kém. Từng ngôi nhà, góc phố, biển hiệu, chiếc loa phát nhạc mỗi buổi sáng, cho đến cái ấm trà, máy chơi game… đều thuộc về bối cảnh lúc bấy giờ. Mỗi cảnh quay, mỗi khung hình, mỗi chi tiết từ lớn đến nhỏ trong phim đều được chăm chút rất kĩ, và ai đã từng sống qua giai đoạn này chắc chắn sẽ nhận ra và thán phục đạo diễn vì đã tinh tế đến như vậy. Đến nỗi từng bài hát trong phim đều phản ánh được bối cảnh mới giải phóng lúc bấy giờ, khi buổi sáng thì phát nhạc miền Bắc, đêm về những giai đoạn của âm nhạc miền Nam lại vang lên. Điều này đã cho thấy Leon Quang Lê tinh tế và sâu sắc đến mức nào. Song Lang không chỉ đơn giản tái hiện lại Sài Gòn 80, mà còn tạo cảm giác cho người xem như thể đang sống trong chính giai đoạn đó – cái giai đoạn mà Sài Gòn vẫn chưa mở cửa, như thể bị cô lập, buồn nhưng lại đẹp, và mang một cái đẹp rất riêng, rất Sài Gòn.
[REVIEW] Thử Thách Thần Chết: 49 Ngày Cuối Cùng – Tuyệt phẩm tiếp nối tuyệt phẩm
Rất ít khi có một loạt phim nào mà phần sau hay hơn phần trước, nhưng 49 Ngày Cuối Cùng đã xuất sắc làm được.
Đầu tư công phu cho hình ảnh và bối cảnh không có nghĩa là đạo diễn và nhà sản xuất sẽ dành ít tâm huyết hơn cho kịch bản. Đơn giản, nhẹ nhàng và trầm lắng như chính Sài Gòn lúc bấy giờ, nhưng kịch bản của Song Lang vẫn rất tinh tế, sâu sắc và lôi cuốn một cách lạ kỳ. Với phong cách tự sự, kịch bản của Song Lang không chỉ đơn giản là câu chuyện tôn vinh cải lương, mà còn là câu chuyện về những cuộc đời và số phận khác nhau. Đó là chàng kép hát Linh Phụng từ nhỏ đã đam mê cải lương, lớn lên đi theo gánh hát để sống với đam mê, mong được cha mẹ xem mình hát một lần nhưng sẽ chẳng bao giờ thành hiện thực. Đó là Dũng “Thiên Lôi” côn đồ, đụng đâu đánh đó, vẻ mặt lúc nào cũng dữ dằn, nhưng thực chất là do số phận đưa đẩy, phải đơn phương chống chọi với cuộc đời khi gia đình tan vỡ. Đó là những người nghệ sĩ cống hiến cả cuộc đời cho cải lương, những con người đứng sau ánh đèn sân khấu góp phần vào thành công của vở diễn nhưng không bao giờ được khán giả biết tới. Đó còn là gia đình lâm vào cảnh bệnh tật, nợ nần, đến bước đường cùng mẹ con phải ôm nhau tự tử. Không chỉ riêng Linh Phụng và Thuỳ Vân có vai diễn trên sân khấu và kể câu chuyện Mị Châu – Trọng Thuỷ, mà mỗi nhân vật trong Song Lang đều có vai diễn và kể câu chuyện của riêng mình.
Điều khiến người viết tâm đắc nhất đối với kịch bản của Song Lang chính là mối liên hệ giữa vở cải lương Mị Châu – Trọng Thuỷ và mối quan hệ của Linh Phụng – Dũng “Thiên Lôi”. Khi vở cải lương được diễn trên sân khấu, cũng là lúc mối quan hệ giữa hai người dần dần tiến triển. Khi vở cải lương đến đoạn bi kịch, cũng là lúc biến cố xảy đến với Dũng. Khi Mị Châu và Trọng Thuỷ âm dương chia cắt, cũng là Dũng không thể nào bước vào rạp Thiên Lý để gặp Phụng được nữa. Khi vở kịch kết thúc, rèm sân khấu khép lại, cũng là lúc mưa xoá mờ vết máu của Dũng.
Chắc chắn rằng kết thúc của Song Lang sẽ làm nhiều khán giả hụt hẫng và “tức điên”. Nhưng đối với người viết, kết thúc này mới là điều khiến Song Lang trở nên đặc biệt và đáng xem. Tình chỉ đẹp khi còn dang dở, và chỉ có dang dở như thế này mới khiến người ta nhớ nhau cả đời, mãi mãi còn day dứt, mãi mãi không quên được. Chính cái kết thúc dang dở này mới khiến cho người xem day dứt, đau đáu và bồi hồi mãi.
Nói về diễn xuất, quả thật không thể tìm được từ nào ngoài “tuyệt vời” để miêu tả diễn xuất của các diễn viên trong phim, nổi bật nhất dĩ nhiên là cặp diễn viên chính Isaac và Liên Bỉnh Phát. Isaac đã tạo được bước đột phát thật sự trong sự nghiệp diễn xuất lẫn ca hát. Mặc dù là ca sĩ hát nhạc pop, chỉ được luyện tập hát cải lương trong 1 tháng nhưng Isaac vẫn có thể khiến khán giả bồi hồi xúc động mỗi khi anh đứng trên sân khấu. Còn Liên Bỉnh Phát đã thành công mỹ mãn ở lần đầu chạm ngõ điện ảnh. Tuy là vai diễn điện ảnh đầu tiên, lại là một nhân vật sâu sắc, có lòng trắc ẩn, đòi hỏi phải thể hiện được tâm lý nhân vật một cách xuất sắc mới có thể khiến khán giả đồng cảm, và anh đã hoàn toàn làm được điều đó.
Những diễn viên khác cũng đều diễn rất tròn vai, từ những diễn viên trẻ cho đến những nghệ sĩ gạo cội đáng kính. Ngoài Isaac và Liên Bỉnh Phát, Tú Quyên trong vai đào thương tài sắc Thuỳ Vân là điểm sáng khác trong phim. Tuy đất diễn ít hơn nhưng cô đã thể hiện được tài năng của mình. Là cử nhân của khoa Cải Lương trường Sân Khấu Điện Ảnh, Tú Quyên đã góp phần giúp cho phần cải lương trong phim được trọn vẹn và cảm xúc hơn.
[REVIEW] Hành Lang Bí Ẩn – Lại một phim kinh dị đáng quên
Hành Lang Bí Ẩn (Down a Dark Hall) tuy là phim kinh dị hiếm hoi giữa những phim tình cảm, gia đình ở rạp hiện nay, nhưng có vẻ như khó có thể ghi điểm với khán giả.
Quả thật, để có thể nói hết được cái hay của Song Lang thì chỉ trong một bài review này không thể nào đủ. Vì vậy, nếu muốn biết được hết cái hay của Song Lang, hãy ra rạp để cảm nhận. Song Lang chắc chắn sẽ kén khán giả và yếu thế hơn so với các phim đậm chất giải trí hiện giờ ở rạp, nhưng nó là một bộ phim đậm tính nghệ thuật và chứa đựng nhiều giá trị sâu sắc. Nếu bạn là người yêu nghệ thuật, yêu cải lương, yêu Sài Gòn, đặc biệt là Sài Gòn về đêm và Sài Gòn những năm 80, yêu phong cách retro, yêu Hồng Kông, yêu phim của Vương Gia Vệ, thì hãy đi xem Song Lang để cảm nhận những cái hay của nó, để ủng hộ điện ảnh nước nhà và để sau này Việt Nam sẽ có thêm nhiều bộ phim sâu sắc và đẹp như thế này.