Tác giả của manga nổi tiếng GANTZ chê bai live action của Gintama
Mangaka Oku Hiroya đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng bằng bình luận trên Twitter...
Mangaka Oku Hiroya đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng bằng bình luận trên Twitter: “Tôi đã đi xem live action Gintama dù chưa đọc nguyên tác. Khán giả trong rạp vô cùng phấn khích và cười ngặt nghẽo. Bản thân tôi đi xem vì đó là tác phẩm của đạo diễn Fukuda nhưng thật là hơn 2 tiếng cực hình. Cảm thấy tôi khác biệt với phần còn lại của thế giới”.
Gintama (tạm dịch: Linh Hồn Bạc) là bộ manga nổi tiếng của tác giả Hideaki Sorach được ra mắt vào tháng 12/2013 và được xếp là manga bán chạy nhất của Nhật Bản lúc bấy giờ. Nhân vật chính trong truyện là nhân vật Sakata Gintoki – một samurai hành nghề tự do cùng với hai đàn em Shinpachi và Kagura. Truyện lấy bối cảnh phiên bản hư cấu của kinh thành Edo thế kỷ 19, khi Trái Đất bị các giống người ngoài hành tinh (được gọi là Amanto) xâm lược.
Gintama hiện nay đã bán được hơn 50 triệu bản in tại Nhật. Viz Media đã xuất bản 23 tập đầu tiên với phụ đề tiếng anh. Phiên bản anime truyền hình của bộ truyện tranh được công chiếu vào năm 2006 và tiếp tục vào năm 2013. Vừa qua phiên bản live action đã ra mắt khán giả vào ngày 14/7 tại Nhật, lập tức lập kỷ lục là live action có doanh thu cao nhất sau 2 ngày ra rạp và đứng vị trí thứ 2 sau 8 ngày trụ rạp.
Live action Gintama do hãng Warner Bros tại Nhật phát hành và là một trong những sản phẩm được đón chờ nhiều nhất trong mùa hè này. Bộ manga và anime nguyên tác đã thu hút được số lượng lớn người hâm mộ nhờ yếu tố gag (hài nhảm) cùng với các yếu tố khoa học viễn tưỡng. Trước khi ra mắt phim đã nhận được rất nhiều sự trông ngóng từ khán giả, đặc biệt là bởi vì nó được đảm nhận bởi đạo diễn nổi tiếng Yuichi Fukuda (đạo diễn của phim Hentai Kamen) .Thế nhưng vừa qua khi mới ra mắt, bộ phim lại nhận được nhiều ý kiến trái chiều, nhất là từ những khán giả vẫn chưa xem qua nguyên tác. Trong số những khán giả buông lời chê bai không thương tiếc thì có tác giả của bộ manga nổi tiếng GANTZ.
GANTZ (Sinh tử luân hồi) là tác phẩm để đời của mangaka Oku Hiroya, ra mắt khán giả lần đầu tiên vào năm 2000. Nhân vật chính trong truyện là Kei Kurono và Masaru Kato - hai nhân vật này đã chết tại một trạm tốc hành và trở thành một phần của trò chơi semi-posthumous. Trong trò chơi này, những người đã chết phải săn lùng và giết bọn ngoài hành tinh với những món đồ, thiết bị và vũ khí hiện đại. Phiên bản anime của GANTZ được phát sóng từ năm 2004, gồm 26 tập phim được chia thành hai mùa. Hai phần phim hành động dựa trên truyện tranh cũng đã được sản xuất và phát hành vào tháng giêng và tháng 4 năm 2011 và phiên bản live action gần đây nhất được công chiếu ở Nhật vào ngày 14/10/2016. Mặc dù bị gắn mác 18+ khiến số lượng fan bị hạn chế nhưng GANTZ vẫn gây đươc nhiều tiếng vang nhờ nét vẽ đẹp và nhiều pha hành động hấp dẫn. Phiên bản live action cũng khiến người xem mãn nhãn và thu được thành công đáng kể.
Một số khán giả khác sau khi xem bộ phim cũng bình luận với những từ như “chán”, “nhạt thếch”, “cực hình”. Thế nhưng đối với fan cứng, phiên bản live action của Gintama đã truyền tải được những cái hay của nguyên tác. Trích từ bình luận của một khán giả: “Có lẽ Gintama thuộc thể loại live action mà không biết nguyên tác sẽ không cảm nhận được cái hay”. Ngoài ra, một khán giả cũng đã bình luận rằng: “Những ai hiểu được cái hay của Gintama sẽ thấy live action thú vị. Những ai vốn không phải fan của Gintama mà xem live action cũng đều nghĩ như ổng vậy thôi.”
Mặc dù gây ra nhiều tranh cãi, thế nhưng trong thời đại phiên bản live action của các manga và anime Nhật Bản bị gắn mác là một “vấn nạn”, live action của Gintama có lẽ là sản phẩm được cộng đồng người hâm mộ đón nhận nhiều nhất. Điều này có thể được nhận thấy từ phản ứng của người xem trên News Yahoo, điển hình là bình luận: “Lần này Gintama chọn diễn viên giống với manga, kịch bản cũng bám sát nguyên tác nên thấy hay lắm. Fukuda-san (đạo diễn) rất mê Gintama nên có vẻ đã trau chuốt từng ly từng tí. Tôi từng phản đối live action Gintama, nhưng hóa ra phim hay thật”.
Bài viết có tham khảo bình luận từ J-biz News & Top Comments Vtrans và Japanese Netizenbuzz V-trans