15 điều có thể bạn không biết về MCU Phase 1

Phim Siêu Anh Hùng · Tin điện ảnh · danielnguyen ·

Bạn có biết Robert Downey Jr. đã được trả cát-xê bao nhiêu không khi lần đầu nhận vai diễn Tony Stark? Bạn có biết ai là người đầu tiên được chọn cho vai diễn Black Widow? Hay bạn có ý tưởng nào về việc thành viên nào của Avenger đã từ chối vai diễn của mình khá nhiều lần trước khi đồng ý không?

Những fan hâm mộ comics đã và đang sống trong “thời đại vàng” gần hai thập kỉ trở lại đây. Kể từ sau quãng thời gian đen tối của những năm 90 (cái thời mà mang đến cho khán giả những “siêu phẩm Mâm Xôi Vàng" như Steel hay Batman and Robin), dòng phim về siêu anh hùng đã bắt đầu có những chuyển biến tích cực. BladeX-men đã chứng tỏ cho thế giới thấy rằng những bộ phim về siêu anh hùng không phải lúc nào cũng tệ như những gì đã được chứng kiến trước đó. Tiếp đến, Spider-man của Sam Raimi hay bộ ba huyền thoại The Dark Knight của Christopher Nolan đã khiến người xem có một cái nhìn khác về thể loại phim dựa trên truyện tranh này. Rồi chúng ta có Marvel Cinematic Universe (MCU) - một sự xuất hiện đã nâng kỳ vọng vào thể loại phim này lên một tầm cao mới nhưng đồng thời cũng khiến các hãng làm phim khác phải bắt buộc nhập cuộc chơi, tạo ra những vũ trụ điện ảnh của riêng họ.

Bắt đầu từ năm 2008, MCU đã phát triển với tốc độ chóng mặt, bao gồm 15 bộ phim, 6 series phim truyền hình (và đang có 3 series khác đang được phát triển), những thước phim ngắn và cả ấn phẩm liên quan.

Và bây giờ là lúc chúng ta quay lại từ thời điểm ban đầu và ghé thăm phase đầu tiên đó nhỉ. Bạn có biết Robert Downey Jr. đã được trả cát-xê bao nhiêu không khi lần đầu nhận vai diễn Tony Stark? Bạn có biết ai là người đầu tiên được chọn cho vai diễn Black Widow? Hay bạn có ý tưởng nào về việc thành viên nào của Avenger đã từ chối vai diễn của mình khá nhiều lần trước khi đồng ý không?

Tất cả sẽ có trong bài viết sau đây. Bắt đầu nhé!

15. Robert Downey Jr. nhận tương mức tăng lương gấp 10.000%.

Ngày nay chúng ta có thể khẳng định rằng anh ấy là một “kho báu của quốc gia”. Việc đảm nhận nhân vật Tony Stark của Robert Downey Jr. không thể diễn tả bằng điều gì khác ngoài hai chữ “tuyệt vời”. Khi nhắc đến Robert, người ta sẽ nghĩ ngay đến Iron Man và MCU và chính anh là một trong những ngôi sao sáng nhất trong vũ trụ MCU ở thời điểm hiện tại.

Tuy nhiên, mọi chuyện không phải lúc nào cũng dễ dàng với ngôi sao hạng A này. Trong cuối thập niên 1990, Downey đã nhiều lần bị bắt vì sử dụng và tàng trữ những chất kích thích không hợp pháp. Sự nghiệp của “người sắt” bắt đầu đi xuống. Nhưng rồi, có lẽ là với lí trí của Iron Man trong con người anh, Robert đã thoát khỏi những tháng ngày đen tối đó. Anh bắt đầu lại từ đầu vào năm 2001 và trên đà tìm lại con đường sự nghiệp của mình, Iron Man đã đến với Robert vào năm 2008 như đã được sắp đặt trước vậy.

Lúc đó, khi vẫn chưa còn là ai cả, bạn không thể tin được rằng Downey chỉ nhận được $500.000 cho vai diễn này của mình. Bạn có thể nghĩ rằng $500.000 là một số tiền rất lớn?! Đúng, rất lớn nhưng so với một vai diễn đã mang lại cho bộ phim $585 triệu thì con số đấy chả lớn tẹo nào. Và tài năng của anh đã được chứng tỏ ngay sau đó khi Downey đã nhận được một khoản thù lao lên tới $10 triệu để quay trở lại trong những phần tiếp theo và $50 triệu cho sự xuất hiện của mình trong The Avengers năm 2012 (đồng nghĩa với việc mức cát-xê mà Downey nhận được đã tăng 10.000% chỉ trong vòng 2 năm!)

14. Terrence Howard rời Iron Man 2 vì bị giảm cát-xê

Sau những màn trình diễn đầy ấn tượng trong bộ phim Crash năm 2004 và Hustle and Flow năm 2005, Terrence Howard được ví như một ngôi sao mới nổi và việc anh được Marvel chú ý không có gì quá ngạc nhiên. Terrence vào vai đại úy James Rhodes trong Iron Man – một người bạn thân của Tony Stark. Thời điểm đó, chính Terrence là diễn viên được trả lương cao nhất trong đoàn làm phim (được cho là $3,5 triệu - gấp 7 lần so với Robert Downey Jr.). Tuy nhiên, khi đến lúc trở lại cho phần phim tiếp theo, anh đã tiết lộ rằng Marvel yêu cầu anh ta phải giảm lương.

Theo Howard, anh và Marvel Studios đã thảo luận về mức tăng $5 triệu giữa các phần phim tiếp theo nếu như có dấu hiệu khởi sắc (đồng nghĩa nếu tham gia Iron Man 2, Howard sẽ nhận được mức thù lao vào khoảng $8,5 triệu). Nhưng sau khi sequel được công bố, Marvel đã chỉ đồng ý với mức tăng $1 triệu. Vì vậy Howard đã từ chối lời mời này và Marvel đã trao lại nó cho Don Cheadle - người mà có lẽ đã rất vui khi được Marvel liên lạc.

13. Sự ra đi của Edward Norton khá phức tạp

Terrence Howard rời MCU vì vấn đề tiền bạc nhưng Edward Norton thì từ bỏ vì lí do liên quan đến nghệ thuật. Bruce Banner là thành viên duy nhất trong đội Avengers đã phải re-cast lại diễn viên trước khi The Avengers năm 2012 được bấm máy. Nguyên nhân là do giữa anh và Marvel có một số quan điểm khác nhau trong quá trình quay phim The Incredible Hulk.

Vấn đề chính bắt đầu từ thực tế rằng Norton đã được phép tham gia vào quá trình sản xuất của bộ phim chứ không đơn thuần chỉ là diễn viên. Cụ thể, anh đã tham gia viết kịch bản. Norton và đạo diễn của bộ phim Louis Leterrier muốn được kéo dài thời lượng của bộ phim và tập trung vào nhân vật hơn. Trong khi đó thì Marvel lại thích một phiên bản ngắn gọn hơn của The Incredible Hulk.

Điều này dẫn đến việc Marvel đã chỉnh sửa lại bộ phim không theo như ý muốn của Norton. Quá trình xây dựng Bruce Banner hoặc bị cắt, hoặc bị đẩy lên đoạn intro mở đầu của bộ phim. Cuối cùng thì Norton đã được thay thế bằng Mark Ruffalo.

Chủ tịch Marvel Studios - Kevin Feige - đã phát biểu rằng sự thay đổi này “bắt nguồn từ yếu tố cần thiết của một diễn viên có thể hiểu được sự sáng tạo và tài năng của những thành viên khác trong dàn cast của bộ phim”. Tuy nhiên, Norton có thể cho rằng anh ấy rời bỏ dự án này để theo đuổi những vai diễn khác trong sự nghiệp của mình.

12. Disney đã chi $4 tỷ để mua lại Marvel Entertainment vào năm 2009

Với sức mạnh và hoài bão của mình, Marvel Studio hoàn toàn xứng đáng nhận được những lời khen ngợi bởi sự kiên trì và khả năng đi trước thời đại khi thiết lập nên vũ trụ MCU. Ý tưởng giới thiệu từng nhân vật trong những bộ phim solo rồi kết nối họ lại với nhau trong cùng một thế giới, một vũ trụ đã trở thành “nền móng” cho bước cách mạng điện ảnh ờ thời điểm hiện nay.

Và chỉ có thể là Disney, một “ông trùm” truyền thông giải trí, đã chứng tỏ tham vọng và tầm nhìn chiến lược của hãng phim khi mua lại Marvel Entertainment vào năm 2009. Khi đó MCU vẫn còn rất mới (mới chỉ sản xuất hai bộ phim) nhưng Disney đã không chần chừ, quyết định mua lại Marvel và tất cả mọi thứ đi kèm với thương hiệu này với giá vào khoảng $4,24 tỷ.

Phần còn lại chúng ta đã và đang được chứng kiến. Các bộ phim MCU đã thu về được hơn $10 tỷ trên toàn thế giới. Cho dù Disney không nhận được toàn bộ số tiền này nhưng “ông trùm truyền thông giải trí” cũng có được một phần khá lớn trong con số đó, chưa kể đến những sản phẩm đồ chơi giải trí khác được bán ra với thương hiệu Marvel. Về cơ bản, khoản đầu tư đó là một canh bạc khổng lồ của Disney nhưng cũng chỉ cần tám năm sau đó, mọi thứ trở nên “tốt đẹp” hơn bao giờ hết.

11. The Mandarin trong cốt truyện là kẻ thù của Iron Man

Mandarin của Ben Kingsley là một trong những nhân vật đem đến nhiều tranh cãi nhất trong vũ trụ MCU từ trước đến nay. Một số thì hoan nghênh Marvel vì đã đem đến nét hài hước với nhân vật của Kingsley - một gã vụng về, yếu đuối nhưng độ “nguy hiểm” thì cao ngất trời - đóng giả làm Mandarin. Những người khác thì cảm thấy như bị lừa dối vì muốn thấy phiên bản “ác” của Mandarin - kẻ thù không đội trời chung của Tony Stark.

Thực sự thì đạo diễn Jon Favreau đã rất muốn nhân vật này trở thành phản diện chính trong phần đầu của loạt phim về Iron Man. Thậm chí chính Favreau đã phác họa lên hình ảnh của tên ác nhân này. Nhưng rồi mọi chuyện thay đổi và tập trung vào Obadiah Stane khi Jeff Bridges đảm nhận vai diễn.

Đạo diễn cho rằng việc giới thiệu Mandarin ngày trong phần đầu của Iron Man có vẻ như quá tham vọng và đồng thời thể hiện đây sẽ là một ý tưởng tuyệt vời cho các phần tiếp theo của Người Sắt. Giống như Sauron trong The Lord of the Rings hay Palpatine trong Star Wars: villain cuối luôn là những kẻ đứng đằng sau giật dây tất cả mọi chuyện. Nghe thì có vẻ rất hay trên lý thuyết nhưng thực sự khá rắc rối khi đưa lên phim.

10. The Avengers là bộ phim duy nhất trong Phase 1 được phát hành bởi Disney

Mặc dù đã mua Marvel Entertainment ngay trước khi Iron Man 2 ra mắt, mãi đến năm 2012, Disney mới chính thức công chiếu bộ phim đầu tiên của MCU The Avengers. Lí giải cho việc này là vì dựa trên các hợp đồng hiện tại của Marvel Studios với Universal Pictures và Paramount Pictures vẫn liên quan đến việc phát hành những bộ phim khác của Marvel. Universal phát hành The Incredible Hulk và Paramount đảm nhiệm phần còn lại của Phase 1 sau khi đã kí thỏa thuận với Marvel trước đó.

Các bộ phim do Paramount đảm nhận bao gồm bộ ba Iron Man, Thor, Captain America: The First Avenger The Avengers. Tuy nhiên, Disney đã mua lại hai bộ phim cuối cùng của hợp đồng với Paramount và phát hành The Avengers Iron Man 3 một mình.

Disney sẽ tiếp tục đảm nhận trọng trách này cho tất cả các bộ phim của MCU trong tương lai, ngoại trừ bất kỳ bộ phim độc lập nào có sự góp mặt của “người khổng lồ xanh” yêu thích của mọi người.

9. “James Bond” đã có thể trở thành Thor

Nếu bạn nhìn vào sự nghiệp của những Avenger trong Phase 1, bạn sẽ thấy rằng mỗi người trong số họ đều đã thể hiện được bản thân trước khi tham gia vào MCU. Riêng Chris Hemsworth thì vẫn còn là một sự lựa chọn khá mạo hiểm khi anh mới có vai diễn đầu tiên của mình chỉ hai năm trước Thor trong Star Trek (2009).

Nhìn lại, thật thú vị khi lưu ý rằng Marvel đã sẵn sàng đặt lòng tin của họ và thương hiệu thứ ba trong MCU vào tay của một “người mới" như Hemsworth. Tuy nhiên thì kế hoạch trước đó là họ sẽ chọn một ngôi sao đã có tên tuổi trong Hollywood cho “vị thần sét" này.

Sau màn trình diễn với vai James Bond trong Casino Royale (2006), Daniel Craig trở thành một trong những ngôi sao lớn nhất trên thế giới và cũng chính vì lí do đó, anh đã ngắm cho vai diễn Thor. Daniel đã tiết lộ rằng anh cũng đã được Marvel mời tham gia bộ phim nhưng đã phải từ chối vì hợp đồng với thương hiệu James Bond vẫn còn đó.

Dù sao, chúng ta đã có một Chris nữa trong MCU. Hemsworth đã, đang và sẽ đóng vai trò rất quan trọng, và khó có thể tưởng tượng được ai khác đóng vai này.

8. Hãng phim Universal sở hữu bản quyền phát hành của HULK

Lý do tại sao Universal Pictures phát hành The Incredible Hulk (2008) là vì họ đã có hợp đồng trước đó với Marvel cho phép họ quyền được phân phối các bộ phim solo của Hulk. Chi tiết chính xác của bản hợp đồng này ra sao không được tiết lộ nhưng dường như nó chỉ ảnh hưởng trên phương diện một bộ phim nói về một nhân vật duy nhất mà thôi. Trên thực tế thì với những bộ phim có sự góp mặt của Hulk như khi Disney phát hành The Avengers, Avengers: Age of Ultron và sắp tới là Thor: Ragnarok đều không có vấn đề gì hết.

Thực chất, quyền sở hữu này của Universal cho phép họ có quyền được phát hành bất kì bộ phim solo nào của Hulk. Ngoài ra họ còn có thể hưởng phần trăm lợi nhuận do Hulk tạo ra.

Và cũng chính vì lí do đó, kể từ khi Disney có thể tiếp tục sử dụng nhân vật Hulk miễn là bộ phim đó không chỉ nói về anh chàng khổng lồ xanh, việc chúng ta sẽ có được một tác phẩm riêng cho anh chàng này sẽ còn là một dấu hỏi lớn. Tuy nhiên, bạn biết đấy, nó cũng không hoàn toàn là một thứ gì đó bất khả thi. Khi mà Disney đã hợp tác thành công với Sony để “đưa Nhện về nhà" thì biết đâu một ngày nào đó chúng ta sẽ có cơ hội được thưởng thức Hulk: Homecoming phải không nào?

7. Emily Blunt đã tưởng như sẽ vào vai Black Widow

Về việc lựa chọn diễn viên cho những nhân vật nổi tiếng trong truyện tranh của mình, Marvel chưa bao giờ làm ai phải thất vọng cả. Robert Downey Jr dường như được sinh ra để trở thành Iron Man, Chris Hemsworth là hiện thân không thể rõ hơn cho hình ảnh của Thor, chúng ta có Tom Hiddleston - Loki - một villain mà ai cũng phải yêu thích và Scarlett Johansson là một sự lựa chọn hoàn hảo dành cho Black Widow. Màn thể hiện của cô trong vai điệp viên Natasha Romanoff hay đến mức thật khó có thể tưởng tượng được rằng Johansson không phải là lựa chọn đầu tiên của Marvel cho nhân vật này.

Trước Johansson, Emily Blunt là cái tên được chọn. Không giống như Daniel Craig (người đã từ chối vai diễn), Blunt đã chấp nhận vào vai Black Widow nhưng bị buộc phải nhường lại cho Johansson do bị trùng với kế hoạch của bộ phim khác mà cô tham gia, Gulliver's Travels.

Thật không may cho Blunt, Gulliver's Travels đã bị các nhà phê bình chê không thương tiếc. Trong khi đó thì, Black Widow của Scarlett đã trở thành một phần không thể thiếu của vũ trụ MCU.

6. Chris Evans đã nhiều lần từ chối vai diễn Captain America

Việc xây dựng một vũ trụ điện ảnh mất rất nhiều thời gian và công sức. Bạn cần phải có một sự tự tin cũng như một tầm nhìn chiến lược để có thể giám sát toàn bộ dự án, để có thể lựa chọn những nhà làm phim, đạo diễn sẵn sàng trong công cuộc xây dựng lên vũ trụ đó, và đồng thời tuyển chọn những diễn viên có đủ khả năng và không cảm thấy bị phiền bởi viễn cảnh ký một hợp đồng dài hạn như trong MCU.

Chris Evans có một chút rắc rối với vấn đề đó, dẫn đến việc anh đã từ chối vai diễn Captain America nhiều lần trước khi gật đầu đồng ý. Theo Evans, anh ấy thừa nhận rằng đã chần chừ khi Marvel đưa ra một bản hợp đồng với 9 bộ phim. Về quyết định ban đầu này của mình, Chris nói với Jimmy Kimmel (một người dẫn chương trình talk show khá nổi tiếng ở Mỹ) rằng: “Mỗi lúc đóng một phim, nếu bạn cảm thấy không yêu thích vai diễn đó nữa thì bạn hoàn toàn có thể dừng lại và xem xét lại những lựa chọn khác. Khi bạn có một hợp đồng lớn và dài hạn như vậy, nếu đột nhiên bạn không cảm thấy hứng thú nữa thì lúc này, quá tệ, bạn sẽ phải miễn cưỡng mặc bộ suit đó lên để diễn thôi".

Evans cuối cùng đã thay đổi suy nghĩ của mình, và tất cả chúng ta đều rất vui vì nếu không, ta sẽ không thể nào có được hình ảnh của Captain America như ngày hôm nay.

5. Matthew Vaughn và Guillermo del Toro suýt chút nữa đã trở thành đạo diễn Thor

Đối với những người còn xa lạ với cái tên Matthew Vaughn, ông là đạo diễn của một số bộ phim bom tấn trong thập kỷ qua. Có thể kể đến một số cái tên như Kick Ass, X-men: First Class, Kingsmen: The Secret Service. (Ngoài lề: thực ra Vaughn là nhà sản xuất và đồng thời tham gia khá sâu vào quá trình làm phim Fant4stic nhưng hãy vờ như ta không biết nhé!)

Trước khi ông kí hợp đồng với First Class, Vaughn được chỉ định để làm đạo diễn bộ phim Thor. Tuy nhiên, cuối cùng thì vị đạo diễn này đã rời bỏ dự án và thật đáng tiếc vì phong cách làm phim và hành động của ông ấy sẽ rất phù hợp với MCU.

Với Vaughn không còn là người “cầm lái", Marvel đã xem xét đến một số cái tên khác. Trong đó có Guillermo del Toro (Hellboy, Pan's Labyrinth và Pacific Rim) và D.J. Caruso (Eagle Eye, I Am Number Four và XXX: Return of Xander Cage). Cuối cùng, người được chọn lựa là Kenneth Branagh và phần còn lại thì chúng ta đã đều được biết rồi đó.

4. Lựa chọn Thanos là “boss cuối" là ý tưởng của Joss Whedon

Phase 1 của Marvel kết thúc với The Avengers (2012) khi những người hùng của chúng ta đã tập hợp để cùng đánh bại Loki và đội quân Chitauri của hắn. Đoạn mid-credit sau đó cho ta thấy rằng Thanos là người đã cung cấp cho Loki cây trượng của mình. Tất nhiên rồi! Fan hâm mộ khắp thế giới đã gần như phát cuồng lên khi được tận mắt chứng kiến Thanos - “trùm cuối" của vũ trụ Marvel - trên màn ảnh rộng. Và đây cũng chính là lúc người hâm mộ nhận ra rằng cuộc chiến ở New York chỉ là một phần trên đỉnh của “tảng băng chìm" MCU mà thôi.

Theo lời của đạo diễn The Avengers Joss Whedon, Marvel Studios thể hiện mong muốn MCU được tiếp tục sau khi The Avengers ra mắt nhưng họ không chắc sẽ chọn ai để làm “trùm cuối" cả. Và chính ông là người đã đưa ra cái tên “Thanos”. Tên khổng lồ này, sau đó, đã được nhìn thấy khá nhiều lần sau lần ra mắt trong The Avengers khi hắn tiếp tục cuộc săn lùng Infinity Stones và hoàn thiện chiếc găng tay của mình. Ta có thể chưa hình dung được độ “khó" mà những Avenger sẽ phải đối mặt một khi hắn có được trong tay những Infinity Stones nhưng có một điều chắc chắn rằng đó sẽ là một trận chiến vô cùng hoành tráng và bạn sẽ cảm thấy rất nuối tiếc khi bỏ lỡ Infinity Wars sắp tới đó!

3. Cảnh quay Sharwama được quay sau khi bộ phim đã được công chiếu

Cảnh post-credit nổi tiếng Sharwama thực chất ban đầu không nằm trong bộ phim gốc trong buổi công chiếu ra mắt thế giới. Thay vào đó, cảnh quay này đã được quay một cách bí mật trong những ngày sau đó. Trên thực tế, Robert Downey Jr. đã suýt chút nữa phá hỏng điều bất ngờ này khi vô tình nhắc đến chuyện dàn diễn viên đã tập hợp lại để quay cảnh after-credit đó. Kevin Feige và Joss Whedon đã đều phủ nhận điều này khi được hỏi để xác minh điều mà Robert đã “buột miệng" khai trước đấy không lâu.

Điều thú vị nhất trong cảnh quay này nằm ở Chris Evans. Chris khi này đã nhận dự án phim mới và mới bắt đầu quay Snowpiercer và do đó anh đã cạo đầu và “nuôi" bộ râu để chuẩn bị cho vai diễn mới này. Vì lợi ích của cả nhóm, anh đã buộc phải đội một bộ tóc giả và thậm chí phải ngồi trong tư thế chống cằm để che đi bộ râu của mình (Captain trong phim không có râu ria gì hết nha).

2. Phase 1 đã bốn lần được nhận đề cử của Hiệp hội Điện Ảnh.

Thật khó để tin rằng Phase 1 của MCU, cho dù đã tạo được rất nhiều tiếng vang trên khắp thế giới và đi đầu trong cuộc cách mạng thay đổi hướng đi cho những bộ phim chuyển thể từ truyện tranh, vẫn chưa nhận được một giải thưởng nào từ Viện Hàn Lâm Khoa Học và Nghệ Thuật Điện Ảnh. Một người bình thường sẽ nghĩ rằng một franchise với sáu bộ phim hoành tráng như vậy sẽ ít nhất phải có được một giải thưởng cho mình nhưng trên thực tế thì Marvel vẫn đang phải “nỗ lực” hết mình để lần đầu chạm tay được vào giải thưởng quý giá đấy.

Dù sao, hãng phim đã bốn lần được đề cử ở những hạng mục khác nhau. Iron Man đã nhận được đề cử cho giải thưởng Hiệu ứng hình ảnh suất xắc nhất và Chỉnh sửa âm thanh suất xắc nhất, nhưng lại lần lượt “ngả mũ kính phục” 2 cái tên khác là bộ phim The Curious Case of Benjamin ButtonThe Dark Knight. Iron Man 2The Avengers cũng nhận được đề cử cho Hiệu ứng hình ảnh hay suất xắc nhất nhưng để thua trước InceptionLife of Pi. Doctor Strange của Phase 3 vừa rồi vẫn không thể giành được chiến thắng trong hạng mục Hiệu ứng hình ảnh.

Tuy nhiên với những quyết tâm gần đây đang thể hiện, có lẽ cái ngày mà một bộ phim của Marvel Studios chiến thắng trong một hạng mục nào đó sẽ không còn xa nữa.

“Hang in there, buddy!”

1. Hãng phim đã thu về khoảng $3.811 tỉ

Marvel Studios đã chơi một canh bạc khá mạo hiểm khi quyết định đầu tư sản xuất những bộ phim riêng của mình và đồng thời thiết lập nên một vũ trụ điện ảnh MCU như chúng ta đã biết đến ở thời điểm hiện tại. Tất nhiên Marvel đã khá thành công trên phương diện thương mại lẫn việc thuyết phục được giới phê bình với màn ra mắt của Iron Man nhưng Studio đã không thể khiến khán giả hài lòng với Incredible Hulk ngay sau đó (không được đón nhận nhiệt tình cho lắm) và Iron Man 2 cho dù doanh thu phòng vé cũng không đến nỗi quá tệ.

Tuy nhiên, Marvel vẫn giữ được “đẳng cấp” của một ông lớn trong ngành công nghiệp điện ảnh. Mọi thứ sau đó trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết khi họ gặt hái được vô số thành quả to lớn. Mỗi bộ phim đều đạt doanh thu hơn $250 triệu Mỹ và The Avengers hiện đang đứng ở vị trí thứ 5 trong danh sách những bộ phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại với hơn $1,5 tỉ. Và chỉ sau sáu bộ phim trong Phase 1, MCU đã trở thành một trong những thương hiệu lớn nhất mọi thời đại và thu về cho hãng phim hơn $3.811 tỉ.