[REVIEW] Chàng Vợ Của Em - Tốt gỗ tốt cả nước sơn
Đánh giá phim · tinlethanhnhan ·
Đây thật sự là một sản phẩm điện ảnh có đầu tư bài bản, nghiêm túc và thành quả có được hoàn toàn xứng đáng với công sức của đội ngũ làm phim cùng dàn diễn viên đã bỏ ra. Chàng Vợ Của Em không nghi ngờ gì nữa chính là bộ phim tốt nhất của điện ảnh Việt Nam từ đầu năm đến nay.
Kéo xuống để xem tiếp
Thông minh, ấm áp và hài hước. Đã lâu lắm rồi mới có lại sự hào hứng khi rời khỏi rạp sau khi xem xong một phim Việt. Giữa hàng đống những phim ngoại, tôi tin Chàng Vợ Của Em (My Mr. Wife) đủ sức kéo khán giả đến rạp bởi sự chỉn chu và chất lượng trên sự mong đợi.
[REVIEW] Song Lang - Một trong những tác phẩm điện ảnh Việt chỉn chu nhất từ trước đến nay
Có thể nói, Song Lang là một trong những phim Việt chỉn chu nhất từ trước đến giờ đối với người viết. Từ kịch bản, hình ảnh, góc quay, bối cảnh, diễn xuất cho đến phần âm nhạc đều được đầu tư kỹ lưỡng và tinh tế. Đẹp, buồn, tinh tế, sâu sắc là những từ dùng để tả Song Lang, và day dứt, bồi hồi là cảm giác mà Song Lang để lại cho khán giả sau khi bước ra khỏi rạp.
Phim xoay quanh câu chuyện về Mai (Phương Anh Đào) và Hùng (Thái Hòa). Một bên là người phụ nữ hiện đại, muốn khẳng định mình trong xã hội nhưng hơi vị kỷ, vô tâm với mọi người xung quanh cũng như không giỏi chuyện nội trợ. Phía còn lại là một anh chàng cù lần, chân thành, hơi bảo bộc thái quá, ngăn nắp, thích làm việc nhà, nấu ăn. Cả hai như mảnh ghép hoàn hảo dành cho nhau… nhưng chuyện sẽ đơn giản hơn nhiều nếu đó là với những mảnh ghép vô tri, với con người thì đó là một vấn đề khác. Khác nhau trong lối sống, tính cách, gia đình là những ngăn cách “tự nhiên” mà nếu muốn vượt qua mỗi người phải thay đổi và chấp nhận sự khác biệt.
Đầu tiên phải khen ngợi kịch bản, đây là điều quan trọng tiên quyết của một bộ phim. Nếu không có một câu chuyện thuyết phục thì đừng bàn đến việc khác. Việc được chấp bút bởi 2 biên kịch Hàn Quốc có vẻ làm chất lượng của kịch bản được đảm bảo. Tình tiết trong phim không thừa thải, được sắp xếp hợp lý, nhiều nút thắt tháo mở hợp lý và thông minh. Lúc ban đầu có cảm tưởng phim sẽ là cuộc hành trình của một người phụ nữ hiện đại nhưng dần dần từng khúc mắc trong quá khứ gia đình được phanh phui và giải quyết thì người xem được dẫn dắt về mái ấm gia đình. Phải nói đây là thành công của bộ phim.
Tâm lý của từng nhân vật đều được khắc họa rất ổn qua từng điệu bộ, cách ăn mặc, giao tiếp và hành xử hằng ngày. Mỗi nhân vật đều có những vấn đề riêng cần giải quyết, bộ phim đã thành công trong việc cho khán giả thấy sự thay đổi và biến chuyển trong nội tâm của từng người. Làm điều này không phải đơn giản vì nếu không khéo sẽ dễ sa đà vào kể lể dài dòng hay quên mất đường dây chính của câu chuyện. Charlie Nguyễn có nhiều kinh nghiệm trong việc kể các câu chuyện của nhân vật mà vẫn giữ được sự mạch lạc của chuyện phim. Trong bộ phim này từng mảng miếng hài hước, cảm động được chêm vào đúng chỗ và phù hợp với cá tính của từng người, đồng thời cài đặt từng chi tiết tinh tế khiến câu chuyện thuyết phục người xem.
[REVIEW] Địch Nhân Kiệt: Tứ Đại Thiên Vương – Không nổi bật, không đặc sắc nhưng vẫn thu hút đến lạ
Dù trên danh nghĩa, Địch Nhân Kiệt: Tứ Đại Thiên Vương thuộc thể loại huyền bí, giả tưởng nhưng bộ phim lại không hề đóng khung mình trong ranh giới đó, mà vẫn lồng ghép khá nhiều các tình tiết gây hài.
Người anh đóng vai mẹ bảo bọc em thái quá. Người em gái đến tuổi “nổi loạn” và muốn trưởng thành tự lập. Một người phụ nữ hiếu thắng, cô độc luôn cố hết sức để thoát khỏi cái bóng của người mẹ và những đồng nghiệp nam giới. Một kẻ vẻ ngoài hào hoa, tham vọng và thích lợi dụng. Một người tưởng khó gần mà lại rất công bằng. Một người mẹ xa cách với con, tiếc nuối thời vàng son danh vọng. Một người vợ nội trợ đảm đang muốn trở lại công việc ngoài xã hội. Từng người đều có câu chuyện của riêng mình, thật may mắn là dù thời lượng xuất hiện khác nhau những vẫn đủ để ta nắm bắt được diễn biến tâm lý từng nhân vật trong phim.
Phải dành sự khen ngợi cho đội ngũ quay phim, âm thanh và xử lý hậu kỳ. Các góc máy trong phim đa dạng, quay gần, quay cận cảnh, xếp đặt cảnh và xử lý góc quay rất chuyên nghiệp khiến người xem không bị nhàm chán, và hỗ trợ cho diễn xuất của các diễn viên rất nhiều. Âm nhạc được chọn rất tốt, phối hợp đồng bộ với từng cung bậc cảm xúc của cảnh quay. Màu sắc phim đa dạng, có lúc rất tươi sáng, có lúc lại trầm, tất cả đều phù hợp với dòng tâm trạng của mỗi nhân vật. Việc phối hợp nhịp nhàng cả quay phim, màu sắc, bối cảnh và âm thanh làm tăng giá trị cũng như hỗ trợ cho kịch bản, diễn xuất rất nhiều, đây là điều rất khó tìm trong các phim Việt Nam từ trước đến nay. Có những chỗ người xem cảm thấy rất giống với các phim được sản xuất bởi các công ty ở Hollywood. Điều này chứng tỏ nếu có đầu tư nghiêm túc thì Việt Nam hoàn toàn có thể làm ra những sản phẩm hiện đại, phù hợp với nghành công nghiệp điện ảnh thế giới.
[REVIEW] Alpha: Người Thủ Lĩnh – Xem để hiểu vì sao người ta không ăn thịt chó
Alpha ra mắt "không kèn không trống", vô tình mang đến thông điệp hết sức thú vị.
Khúc mắc ở chỗ nào thì gỡ ở chỗ đó. Đây là một nguyên tắc cơ bản nhất trong xây dựng kịch bản. Nói là thế nhưng không dễ để vừa tạo kịch tính cho khúc mắc và đưa ra được hướng giải quyết làm hài lòng người xem. May mắn là phim này đã làm tốt. Hầu hết các nhân vật trong phim đều gặp những vấn đề với gia đình mình trong quá khứ lẫn hiện tại. Đội ngũ làm phim đã xây dựng được chiều sâu cho tuyến nhân vật, nêu được những vấn đề làm ảnh hưởng đến diễn biến tâm lý và cách hành xử của nhân vật. Cách giải quyết thông minh, hợp logic và gợi mở giúp bộ phim kể được một câu chuyện trọn vẹn cho khán giả.
Vẫn còn những lỗi nhỏ trong kịch bản, một vài diễn viên còn diễn hơi gượng gạo (nhất là nhân vật người em gái tên Ngọc – do Thanh Trúc thủ vai) nhưng không phải vấn đề gì lớn khi hầu hết các diễn viên còn lại đều hoàn thành vai diễn tốt. Thái Hòa vẫn duyên dáng, tung hứng tốt với Phương Anh Đào. Các nhân vật phụ của Hứa Vĩ Văn (Mạnh), Vân Trang (Hà), Hồng Hạnh (Khánh Liên)… dù xuất hiện không nhiều nhưng vẫn tròn vai và thể hiện được câu chuyện cùng cá tính, diễn biến tâm lý của nhân vật chứ không bị che lấp bởi câu chuyện của nam – nữ chính.
Đây thật sự là một sản phẩm điện ảnh có đầu tư bài bản, nghiêm túc và thành quả có được hoàn toàn xứng đáng với công sức của đội ngũ làm phim cùng dàn diễn viên đã bỏ ra. Chàng Vợ Của Em không nghi ngờ gì nữa chính là bộ phim tốt nhất của điện ảnh Việt Nam từ đầu năm đến nay.