Kursk: Chiến Dịch Tàu Ngầm
Kursk - Action, Drama, Thriller, History
Một vụ nổ hạt nhân xảy ra trên chiếc tàu ngầm của Nga đã giết chết phần lớn thủy thủ đoàn và những người còn sống chen chúc trong một khoang chứa ngập nước trong tình trạng thiếu oxy và chờ đợi được giải cứu. Đây là một cuộc chiến khốc liệt chạy đua với thời gian khi mà lượng oxy đan cần cạn kiệt còn chính phủ Nga đang tìm hướng giải quyết, từ chối nhận sự giúp đỡ của chính phủ Anh và Na Uy.
Khởi chiếu
16/08/2019
16/08/2019
Thời lượng
117 phút
117 phút
Giới hạn tuổi
T16
T16
Cộng đồng (1)
Kursk (2018) - Kẻ im lặng vô hình!
Tháng 8 năm 2000, nước Nga đã phải đối mặt với một thảm họa nghiêm trọng khi tàu ngầm quân sự Kursk gặp sự cố trong khi tập trận và bị chìm xuống đáy đại dương. Dựa trên sự kiện có thật này, những nhà làm phim Âu-Mỹ đã xây dựng một bộ phim với nhiều tình tiết hư cấu không đúng với sự thật. Tuy nhiên điều gì khiến cho Kursk (2018) vẫn là một tác phẩm điện ảnh đáng xem?
Kursk (2018) được biên kịch bởi Robert Rodat người đã từng được đề cử giải Oscar kịch bản gốc xuất sắc với phim Saving Private Ryan (1998). Đảm nhận vai trò đạo diễn của phim là Thomas Vinterberg, người từng thành công với hai tác phẩm điện ảnh nổi tiếng The Hunt (2012) và Far from the Madding Crowd (2015). Bộ phim còn quy tụ dàn diễn viên sáng giá của điện ảnh thế giới. Matthias Schoenaerts - ngôi sao người Bỉ vào vai nhân vật sĩ quan Mikhail Kalekov người lãnh đạo tinh thần cho những thủy thủ sống sót bên trong tàu ngầm Kursk đang bị mắc kẹt dưới đáy biển. Lea Seydoux - nữ diễn viên người Pháp trong vai Tanya người vợ mạnh mẽ của Mikhail đang mang thai cùng một cậu con trai đợi chờ anh trở về. Colin Firth - "điệp viên Kingsman" từng đoạt giải Oscar trong vai đô đốc David Russell trực thuộc Hải quân Hoàng gia Anh.
Với hình ảnh, âm thanh chân thực bằng sự tạo nên những khoảng lặng nặng nề khiến khản giả cảm giác như mình cũng đang mắc kẹt dưới đáy biển sâu. Phần nhạc phim do nhạc sĩ Alexandre Desplat biên soạn tạo nên những giai điệu sâu lắng mang âm hưởng Nga trầm buồn nhưng vẫn toát lên sắc thái hùng tráng, bi kịch góp phần bộc lộ sắc thái, cảm xúc cho từng cảnh quay.
Là một phim về nước Nga, nhưng Kursk (2018) được biên kịch bởi người Mỹ, đạo diễn người Đan Mạch, diễn viên chính người Bỉ, Pháp, Anh, Thụy Điển... ngôn ngữ sử dụng tiếng Anh. Vì vậy trong phim Hải quân và chính phủ Nga được xây dựng có phần phiến diện, quy chụp. Tuy nhiên, đây không đơn thuần là bộ phim tài liệu tái hiện thảm họa tàu ngầm Kursk. Điều mà các nhà làm phim muốn nói đến là là vấn đề minh bạch thông tin. Trong suốt quá trình thảm họa xảy ra, thông tin luôn là một kẻ im lặng vô hình, ngắt kết nối giữa các nhân vật đang bị chia cắt bởi khoảng cách địa lý.
Ở dưới đáy biển sâu, là sự chờ đợi sự giúp đỡ của những người lính thủy bị mắc kẹt trong khoang tàu ngập nước đang phải đối mặt với cái chết. Trên mặt biển, là sở chỉ huy Hải quân Nga phải đối phó với những khó khăn hạn chế trong công tác cứu hộ, và Hải quân Anh bất chấp từ chối vẫn quyết tâm đưa quân tới giúp đỡ. Trong đất liền, là tâm trạng lo lắng, hoang mang của gia đình người thân các chiến sĩ và thái độ thờ ơ của chính phủ trong việc cung cấp thông tin. Đó là cuộc đấu tranh giữa sự sống và cái chết, giữa sự chờ đợi và hy vọng, của nỗ lực đàm phán và bí mật quốc gia.
Thực tế thì, không có chuyện hải quân Anh được phép tiếp cận con tàu, cũng không có chuyện hải quân hay chính phủ Nga thờ ơ, thiếu trách nhiệm trong vấn đề giải cứu các thủy thủ. Nhiều nội dung chi tiết trong phim hoàn toàn là hư cấu và sai sự thật. Nhưng suy cho cùng thì bộ phim chỉ "mượn" thảm họa tàu ngầm Kursk để lên án vấn đề thiếu minh bạch thông tin của các chính phủ, quốc gia.
Sử dụng sự thay đổi trong tỉ lệ khung hình, Kursk (2018) đã cho người xem một góc nhìn không đầy đủ về những gì đã xảy ra. Mở đầu, bộ phim sử dụng khung hình hẹp tỉ lệ 4:3, và bắt đầu từ khoảnh khắc khi tàu ngầm Kursk biến mất dưới lòng biển sâu, ống kính máy quay được mở rộng trong suốt diễn biến của vụ thảm họa xảy ra. Cho tới khoảnh khắc tìm thấy những thủy thủ dưới đáy biển sau, khung hình bị co hẹp trở lại như cảm xúc dồn nén, ức chế cho người xem. Đó là một chi tiết vô cùng tinh tế và khéo léo, để các nhà làm phim bày tỏ quan điểm của mình.
Không tô hồng quá khứ, thắng thắn nhìn lại lịch sử, bộ phim không ngần ngại thể hiện một cách trực diện thái độ tức giận, phán xét với những gì đã xảy ra. Đây cũng là một bài học cho những người làm phim trong cách tiếp cận sự kiện, lịch sử. Mặc dù trên phim đúng sai thế nào thì chúng ta vẫn không thể biết chính xác, nhưng thực tế vấn đề bí mật quân sự của các quốc gia vẫn đang cản trở trong việc minh bạch thông tin giữa chính phủ và người dân.
Sự cố tàu Kursk đến nay vẫn còn là bí ẩn, nhưng có một sự thật chắc chắn rằng: "Những người đàn ông của tàu Kursk để lại 71 đứa trẻ.” Dòng chữ cuối cùng hiện lên trên phim đã thật sự khiến người xem phải suy nghĩ. Và nhân vật ám ảnh nhất trong phim là gương mặt của cậu bé con trai người thuỷ thủ. Cậu chỉ biết đứng đó trong im lặng, chứng kiến những chuyện tranh cãi của người lớn. Mẹ cậu và những người hàng xóm đã chẳng thể làm gì ngoài việc hy vọng và chờ đợi thông tin, nhưng cậu bé có thể tỏ thái độ đứng im khi từ chối cái bắt tay của vị đô đốc hải quân già, người đã có những hành động cứng nhắc trong việc cung cấp thông tin và kế hoạch giải cứu con tàu.
Sau tất cả, Kursk (2018) đã tái hiện thảm họa tàu ngầm Kursk một cách chân thực, xúc động và đặt ra cho khán giả nhiều suy xét. Rất nhiều sự việc cũng như tàu ngầm Kursk đã bị chìm dưới đáy biển sâu, chúng ta không thể kết nối để tìm ra sự thật. Cuối cùng những gì còn lại khi được trục vớt chỉ là những mảnh vỡ không vẹn nguyên, mang theo những mất mát trong lòng người. Bộ phim kết thúc bằng hình ảnh cậu bé được trao lại chiếc đồng hồ mà cha mình đã đem đi cầm cố trước khi đi vào lòng đại dương trong con tàu Kursk. Một chi tiết thể hiện rõ ý đồ của bộ phim về sự trao trả niềm tin vào thời gian và thế hệ tương lai.
#Hanhfm
Tháng 8 năm 2000, nước Nga đã phải đối mặt với một thảm họa nghiêm trọng khi tàu ngầm quân sự Kursk gặp sự cố trong khi tập trận và bị chìm xuống đáy đại dương. Dựa trên sự kiện có thật này, những nhà làm phim Âu-Mỹ đã xây dựng một bộ phim với nhiều tình tiết hư cấu không đúng với sự thật. Tuy nhiên điều gì khiến cho Kursk (2018) vẫn là một tác phẩm điện ảnh đáng xem?
Kursk (2018) được biên kịch bởi Robert Rodat người đã từng được đề cử giải Oscar kịch bản gốc xuất sắc với phim Saving Private Ryan (1998). Đảm nhận vai trò đạo diễn của phim là Thomas Vinterberg, người từng thành công với hai tác phẩm điện ảnh nổi tiếng The Hunt (2012) và Far from the Madding Crowd (2015). Bộ phim còn quy tụ dàn diễn viên sáng giá của điện ảnh thế giới. Matthias Schoenaerts - ngôi sao người Bỉ vào vai nhân vật sĩ quan Mikhail Kalekov người lãnh đạo tinh thần cho những thủy thủ sống sót bên trong tàu ngầm Kursk đang bị mắc kẹt dưới đáy biển. Lea Seydoux - nữ diễn viên người Pháp trong vai Tanya người vợ mạnh mẽ của Mikhail đang mang thai cùng một cậu con trai đợi chờ anh trở về. Colin Firth - "điệp viên Kingsman" từng đoạt giải Oscar trong vai đô đốc David Russell trực thuộc Hải quân Hoàng gia Anh.
Với hình ảnh, âm thanh chân thực bằng sự tạo nên những khoảng lặng nặng nề khiến khản giả cảm giác như mình cũng đang mắc kẹt dưới đáy biển sâu. Phần nhạc phim do nhạc sĩ Alexandre Desplat biên soạn tạo nên những giai điệu sâu lắng mang âm hưởng Nga trầm buồn nhưng vẫn toát lên sắc thái hùng tráng, bi kịch góp phần bộc lộ sắc thái, cảm xúc cho từng cảnh quay.
Là một phim về nước Nga, nhưng Kursk (2018) được biên kịch bởi người Mỹ, đạo diễn người Đan Mạch, diễn viên chính người Bỉ, Pháp, Anh, Thụy Điển... ngôn ngữ sử dụng tiếng Anh. Vì vậy trong phim Hải quân và chính phủ Nga được xây dựng có phần phiến diện, quy chụp. Tuy nhiên, đây không đơn thuần là bộ phim tài liệu tái hiện thảm họa tàu ngầm Kursk. Điều mà các nhà làm phim muốn nói đến là là vấn đề minh bạch thông tin. Trong suốt quá trình thảm họa xảy ra, thông tin luôn là một kẻ im lặng vô hình, ngắt kết nối giữa các nhân vật đang bị chia cắt bởi khoảng cách địa lý.
Ở dưới đáy biển sâu, là sự chờ đợi sự giúp đỡ của những người lính thủy bị mắc kẹt trong khoang tàu ngập nước đang phải đối mặt với cái chết. Trên mặt biển, là sở chỉ huy Hải quân Nga phải đối phó với những khó khăn hạn chế trong công tác cứu hộ, và Hải quân Anh bất chấp từ chối vẫn quyết tâm đưa quân tới giúp đỡ. Trong đất liền, là tâm trạng lo lắng, hoang mang của gia đình người thân các chiến sĩ và thái độ thờ ơ của chính phủ trong việc cung cấp thông tin. Đó là cuộc đấu tranh giữa sự sống và cái chết, giữa sự chờ đợi và hy vọng, của nỗ lực đàm phán và bí mật quốc gia.
Thực tế thì, không có chuyện hải quân Anh được phép tiếp cận con tàu, cũng không có chuyện hải quân hay chính phủ Nga thờ ơ, thiếu trách nhiệm trong vấn đề giải cứu các thủy thủ. Nhiều nội dung chi tiết trong phim hoàn toàn là hư cấu và sai sự thật. Nhưng suy cho cùng thì bộ phim chỉ "mượn" thảm họa tàu ngầm Kursk để lên án vấn đề thiếu minh bạch thông tin của các chính phủ, quốc gia.
Sử dụng sự thay đổi trong tỉ lệ khung hình, Kursk (2018) đã cho người xem một góc nhìn không đầy đủ về những gì đã xảy ra. Mở đầu, bộ phim sử dụng khung hình hẹp tỉ lệ 4:3, và bắt đầu từ khoảnh khắc khi tàu ngầm Kursk biến mất dưới lòng biển sâu, ống kính máy quay được mở rộng trong suốt diễn biến của vụ thảm họa xảy ra. Cho tới khoảnh khắc tìm thấy những thủy thủ dưới đáy biển sau, khung hình bị co hẹp trở lại như cảm xúc dồn nén, ức chế cho người xem. Đó là một chi tiết vô cùng tinh tế và khéo léo, để các nhà làm phim bày tỏ quan điểm của mình.
Không tô hồng quá khứ, thắng thắn nhìn lại lịch sử, bộ phim không ngần ngại thể hiện một cách trực diện thái độ tức giận, phán xét với những gì đã xảy ra. Đây cũng là một bài học cho những người làm phim trong cách tiếp cận sự kiện, lịch sử. Mặc dù trên phim đúng sai thế nào thì chúng ta vẫn không thể biết chính xác, nhưng thực tế vấn đề bí mật quân sự của các quốc gia vẫn đang cản trở trong việc minh bạch thông tin giữa chính phủ và người dân.
Sự cố tàu Kursk đến nay vẫn còn là bí ẩn, nhưng có một sự thật chắc chắn rằng: "Những người đàn ông của tàu Kursk để lại 71 đứa trẻ.” Dòng chữ cuối cùng hiện lên trên phim đã thật sự khiến người xem phải suy nghĩ. Và nhân vật ám ảnh nhất trong phim là gương mặt của cậu bé con trai người thuỷ thủ. Cậu chỉ biết đứng đó trong im lặng, chứng kiến những chuyện tranh cãi của người lớn. Mẹ cậu và những người hàng xóm đã chẳng thể làm gì ngoài việc hy vọng và chờ đợi thông tin, nhưng cậu bé có thể tỏ thái độ đứng im khi từ chối cái bắt tay của vị đô đốc hải quân già, người đã có những hành động cứng nhắc trong việc cung cấp thông tin và kế hoạch giải cứu con tàu.
Sau tất cả, Kursk (2018) đã tái hiện thảm họa tàu ngầm Kursk một cách chân thực, xúc động và đặt ra cho khán giả nhiều suy xét. Rất nhiều sự việc cũng như tàu ngầm Kursk đã bị chìm dưới đáy biển sâu, chúng ta không thể kết nối để tìm ra sự thật. Cuối cùng những gì còn lại khi được trục vớt chỉ là những mảnh vỡ không vẹn nguyên, mang theo những mất mát trong lòng người. Bộ phim kết thúc bằng hình ảnh cậu bé được trao lại chiếc đồng hồ mà cha mình đã đem đi cầm cố trước khi đi vào lòng đại dương trong con tàu Kursk. Một chi tiết thể hiện rõ ý đồ của bộ phim về sự trao trả niềm tin vào thời gian và thế hệ tương lai.
#Hanhfm
Loading...
End of content
No more pages to load