Tenet
Action, Thriller
Hai nhân vật được một tổ chức bí ẩn chiêu mộ, sử dụng một thứ được gọi là “Tenet” - được cho là “có thể mở ra những cửa đúng” và “vài cửa sai”, nhằm ngăn chặn Thế chiến thứ III từ trước khi nó xảy ra. Thay vì du hành thời gian, phương pháp nó hoạt động là “nghịch đảo” những gì đã có.
Đánh giá của H_AnhNguyen
H_AnhNguyen 10
"Đừng cố hiểu.
Hãy cảm nhận".
Với những người chuẩn bị lần đầu ra rạp chiêm ngưỡng một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Christopher Nolan, hai câu nói trên có thể chỉ là sự chống chế của một tay review phim nghiệp dư nào đó khi anh ta không thể hiểu được nội dung dù đã xem nhiều lần. Nhưng với những ai đã có cơ hội thưởng thức bộ phim, ít nhất là bản thân mình, thì sự mông lung và lạc lối trong việc cố gắng hiểu và xâu chuỗi các sự kiên xuyên suốt tuyến cốt truyện chắc chắn là cảm giác mà bất cứ ai cũng sẽ phải trải qua sau khi bộ phim kết thúc.
Được hứa hẹn là tác phẩm tham vọng và hoành tráng nhất từ trước đến nay của ông bác "đầu có sạn" Christopher Nolan, sự kỳ vọng của khán giả và các fan hâm mộ dành cho Tenet ngay từ khi mới công bố dự án là rất lớn. Sau sự thất vọng tràn trề với Dunkirk, cộng đồng yêu thích điện ảnh bắt đầu dấy lên những hoài nghi về chất lượng của bộ phim tiếp theo và khả năng thực sự của ông trong khâu biên kịch. Tất cả mọi người đều trông đợi vào một bước đột phá và "tăng cấp" hơn nữa trong ý tưởng và nội dung. Bẵng đi một thời gian dài, Tenet bất ngờ tung ra trailer đầu tiên và nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của đông đảo báo chí cũng như các fan hâm mộ. Và sau 3 năm chờ đợi, Tenet đã chính thức được công chiếu trên toàn thế giới.
Giữa thời điểm COVID-19 vẫn còn đang diễn biến phức tạp ở khắp nơi trên thế giới, khi các hãng phim gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và phát hành còn khán giả thì vẫn chưa có thói quen trở lại rạp, việc tung ra quả bom tấn thương hiệu được xem như một cú hích, đem lại sinh khí cho cả một nền điện ảnh đang ngắc ngoải vì dịch bệnh. Với tổng kinh phí sản xuất khổng lồ lên tới 225 triệu USD và là phim hiếm hoi được ra mắt trong mùa dịch, Tenet chính là "canh bạc" lớn của Warner Bros. Pictures và cả Christopher Nolan. Nhưng trái lại với những dự đoán về một khung cảnh rạp chiếu hiu hắt, thiếu vắng sự huyên náo thường ngày, bạn chắc chắn sẽ bất ngờ nếu đặt chân đến rạp vào thời điểm này. Bất kể là suất chiếu nào, giữa trưa hay tối muộn, hàng dài những người đeo khẩu trang vẫn cứ xếp hàng dày đặc từ ngoài sảnh chờ đến từng chỗ ngồi trong phòng chiếu. Điều đó cũng phần nào cho thấy sức nóng, độ phủ của bộ phim và sự kỳ diệu mà ông bác Nolan đã đem lại cho chúng ta.
Tenet là câu chuyện kể về hai điệp viên được một tổ chức bí ẩn chiêu mộ, sử dụng cái gọi là "Học thuyết" (Tenet) nhằm ngăn chặn Thế chiến III từ trước khi nó xảy ra. Nhưng thay vì du hành thời gian, phương pháp nó hoạt động là "nghịch đảo" những gì đã có.
Tenet chính là hình mẫu hàng đầu của dòng phim "bom tấn" mùa hè, hội tụ đủ những tố chất nó cần có: Hành động mãn nhãn, ý tưởng sáng tạo, tình tiết lôi cuốn cùng dàn diễn viên tên tuổi. Bộ phim không chỉ là khúc tráng ca về điệp viên và sứ mệnh giải cứu thế giới mà lồng ghép trong đó còn là bài học nhân văn về tình mẫu tử. Mất tới 7 năm để hoàn thiện kịch bản, ông hoàng "hack não" lại một lần nữa đem tới cho khán giả một trải nghiệm điện ảnh ấn tượng và đầy mê hoặc. Nhưng lần này mức độ phức tạp của bộ phim là lớn hơn rất nhiều so với những người tiền nhiệm Inception hay Interstellar.
Suốt 2 giờ 30 phút thời lượng bộ phim, người xem sẽ được "mở mang và rèn luyện trí tuệ" với đống lý thuyết vật lý đan xen vào nhau gây nhức đầu. Khái niệm về "sự đảo ngược thời gian" được khai thác triệt để trong tác phẩm lần này, với tận ba dòng thời gian khác nhau thử thách sự nhạy bén trong óc suy luận của khán giả. Sự dẫn dắt tình tiết và lối kể chuyện, triển khai kịch bản của Nolan là một cái gì đó rất "hiếm có khó tìm". Ông khiến cho người xem không thể và không muốn rời mắt khỏi màn hình dù chỉ một giây với những phân cảnh kịch tính và quyến rũ đến khó tin, bỏ sang một bên những khúc mắc trong storyline đến từ chuỗi kiến thức Tự nhiên được rải đều khắp bộ phim như một quyển sách giáo khoa.
Khác với những phim điệp viên khác, các cảnh chiến đấu hay đánh đấm trong Tenet đem lại cho người xem sự thực tế. Chúng không quá màu mè, ảo diệu nhưng cũng không quá sơ sài, giả tạo. Tương tự với những cảnh cháy nổ, va chạm hay thậm chí là "đảo ngược thời gian", người xem sẽ cảm thấy phấn khích bởi sự chân thực hoàn toàn đến từ khâu sản xuất và phong cách làm phim không lẫn đi đâu được của Nolan. Phông nền xanh và CGI được hạn chế sử dụng ở mức tối đa, cùng với bối cảnh được quay ở 7 quốc gia khác nhau, tất cả đều được ghi hình với "người thật việc thật".
Nói về dàn cast "trai xinh gái đẹp" góp mặt trong tác phẩm lần này, không thể không nhắc đến bộ tứ Elizabeth Debicki, Robert Pattinson, John David Washington và Kenneth Branagh. Họ chính là những người có công lớn thổi hồn vào bộ phim, khiến nó trở thành một "emotional rollercoaster" chứ không chỉ là một bài thuyết giảng khô khan. Cả bốn người họ đều rất nhập tâm vào vai diễn của mình và đã làm tốt hơn kỳ vọng rất nhiều, nhưng nếu phải kể ra người xuất sắc nhất thì với mình, đó chắc chắn là Debicki. Chị hóa thân vào vai Kat - một người mẹ, người vợ khốn cùng. Khi xem phần truyện của Kat, có lẽ không chỉ mình mà rất nhiều người khác nữa cũng sẽ cảm thấy rõ sự đồng cảm và gần gũi đến ngạc nhiên. Màn trình diễn ngoạn mục của chị trong Tenet rất có thể sẽ đem về cho chị một đề cử Oscars. Cá nhân mình rất muốn Debicki ăn được Best Actress :D
Hans Zimmer, một cái tên cực kỳ quen thuộc luôn song hành cùng Christopher Nolan trong chuỗi siêu phẩm nhiều năm trở lại đây, đã để lại nhiều tiếc nuối cho người hâm mộ khi ông không còn tham gia vào dự án mới nhất của Nolan bởi đang bận với Dune. Ngay sau đó, Ludwig Göransson được giao trọng trách sản xuất soundtrack cho Tenet. Sự thay đổi này có lẽ đã tạo nên một khác biệt lớn cho bộ phim. Thay cho những bản nhạc không lời, Ludwig đã đem đến luồng gió mới với vibe nhạc đầy năng lượng và cuốn hút, cùng màn collab với Travis Scott cho ca khúc chủ đề - The Plan. Tuy phải thừa nhận rằng soundtrack lần này không được epic cho lắm nhưng về tổng thể thì nó rất phù hợp với chủ đề phim và Ludwig cũng đã hoàn thành rất tốt nhiệm vụ của mình.
Tóm lại, Tenet là một câu chuyện mới mẻ và đầy táo bạo nhưng không dành cho tất cả mọi người. Phải, người xem sẽ cần phải tiếp thu hằng hà sa số những thông tin và mối liên kết trong bộ phim, điều đó thực sự khá là mệt đầu nhưng nó chứa đựng những dòng cảm xúc mà khi credits hiện lên, bạn sẽ có suy nghĩ rằng mình phải xem và chiêm nghiệm lại nó, một lần nữa. Một cảm giác mà sẽ còn rất lâu nữa bạn mới có cơ hội để trải nghiệm lại trong đời.
(ý kiến cá nhân: hay hơn Inception)
Hãy cảm nhận".
Với những người chuẩn bị lần đầu ra rạp chiêm ngưỡng một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Christopher Nolan, hai câu nói trên có thể chỉ là sự chống chế của một tay review phim nghiệp dư nào đó khi anh ta không thể hiểu được nội dung dù đã xem nhiều lần. Nhưng với những ai đã có cơ hội thưởng thức bộ phim, ít nhất là bản thân mình, thì sự mông lung và lạc lối trong việc cố gắng hiểu và xâu chuỗi các sự kiên xuyên suốt tuyến cốt truyện chắc chắn là cảm giác mà bất cứ ai cũng sẽ phải trải qua sau khi bộ phim kết thúc.
Được hứa hẹn là tác phẩm tham vọng và hoành tráng nhất từ trước đến nay của ông bác "đầu có sạn" Christopher Nolan, sự kỳ vọng của khán giả và các fan hâm mộ dành cho Tenet ngay từ khi mới công bố dự án là rất lớn. Sau sự thất vọng tràn trề với Dunkirk, cộng đồng yêu thích điện ảnh bắt đầu dấy lên những hoài nghi về chất lượng của bộ phim tiếp theo và khả năng thực sự của ông trong khâu biên kịch. Tất cả mọi người đều trông đợi vào một bước đột phá và "tăng cấp" hơn nữa trong ý tưởng và nội dung. Bẵng đi một thời gian dài, Tenet bất ngờ tung ra trailer đầu tiên và nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của đông đảo báo chí cũng như các fan hâm mộ. Và sau 3 năm chờ đợi, Tenet đã chính thức được công chiếu trên toàn thế giới.
Giữa thời điểm COVID-19 vẫn còn đang diễn biến phức tạp ở khắp nơi trên thế giới, khi các hãng phim gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và phát hành còn khán giả thì vẫn chưa có thói quen trở lại rạp, việc tung ra quả bom tấn thương hiệu được xem như một cú hích, đem lại sinh khí cho cả một nền điện ảnh đang ngắc ngoải vì dịch bệnh. Với tổng kinh phí sản xuất khổng lồ lên tới 225 triệu USD và là phim hiếm hoi được ra mắt trong mùa dịch, Tenet chính là "canh bạc" lớn của Warner Bros. Pictures và cả Christopher Nolan. Nhưng trái lại với những dự đoán về một khung cảnh rạp chiếu hiu hắt, thiếu vắng sự huyên náo thường ngày, bạn chắc chắn sẽ bất ngờ nếu đặt chân đến rạp vào thời điểm này. Bất kể là suất chiếu nào, giữa trưa hay tối muộn, hàng dài những người đeo khẩu trang vẫn cứ xếp hàng dày đặc từ ngoài sảnh chờ đến từng chỗ ngồi trong phòng chiếu. Điều đó cũng phần nào cho thấy sức nóng, độ phủ của bộ phim và sự kỳ diệu mà ông bác Nolan đã đem lại cho chúng ta.
Tenet là câu chuyện kể về hai điệp viên được một tổ chức bí ẩn chiêu mộ, sử dụng cái gọi là "Học thuyết" (Tenet) nhằm ngăn chặn Thế chiến III từ trước khi nó xảy ra. Nhưng thay vì du hành thời gian, phương pháp nó hoạt động là "nghịch đảo" những gì đã có.
Tenet chính là hình mẫu hàng đầu của dòng phim "bom tấn" mùa hè, hội tụ đủ những tố chất nó cần có: Hành động mãn nhãn, ý tưởng sáng tạo, tình tiết lôi cuốn cùng dàn diễn viên tên tuổi. Bộ phim không chỉ là khúc tráng ca về điệp viên và sứ mệnh giải cứu thế giới mà lồng ghép trong đó còn là bài học nhân văn về tình mẫu tử. Mất tới 7 năm để hoàn thiện kịch bản, ông hoàng "hack não" lại một lần nữa đem tới cho khán giả một trải nghiệm điện ảnh ấn tượng và đầy mê hoặc. Nhưng lần này mức độ phức tạp của bộ phim là lớn hơn rất nhiều so với những người tiền nhiệm Inception hay Interstellar.
Suốt 2 giờ 30 phút thời lượng bộ phim, người xem sẽ được "mở mang và rèn luyện trí tuệ" với đống lý thuyết vật lý đan xen vào nhau gây nhức đầu. Khái niệm về "sự đảo ngược thời gian" được khai thác triệt để trong tác phẩm lần này, với tận ba dòng thời gian khác nhau thử thách sự nhạy bén trong óc suy luận của khán giả. Sự dẫn dắt tình tiết và lối kể chuyện, triển khai kịch bản của Nolan là một cái gì đó rất "hiếm có khó tìm". Ông khiến cho người xem không thể và không muốn rời mắt khỏi màn hình dù chỉ một giây với những phân cảnh kịch tính và quyến rũ đến khó tin, bỏ sang một bên những khúc mắc trong storyline đến từ chuỗi kiến thức Tự nhiên được rải đều khắp bộ phim như một quyển sách giáo khoa.
Khác với những phim điệp viên khác, các cảnh chiến đấu hay đánh đấm trong Tenet đem lại cho người xem sự thực tế. Chúng không quá màu mè, ảo diệu nhưng cũng không quá sơ sài, giả tạo. Tương tự với những cảnh cháy nổ, va chạm hay thậm chí là "đảo ngược thời gian", người xem sẽ cảm thấy phấn khích bởi sự chân thực hoàn toàn đến từ khâu sản xuất và phong cách làm phim không lẫn đi đâu được của Nolan. Phông nền xanh và CGI được hạn chế sử dụng ở mức tối đa, cùng với bối cảnh được quay ở 7 quốc gia khác nhau, tất cả đều được ghi hình với "người thật việc thật".
Nói về dàn cast "trai xinh gái đẹp" góp mặt trong tác phẩm lần này, không thể không nhắc đến bộ tứ Elizabeth Debicki, Robert Pattinson, John David Washington và Kenneth Branagh. Họ chính là những người có công lớn thổi hồn vào bộ phim, khiến nó trở thành một "emotional rollercoaster" chứ không chỉ là một bài thuyết giảng khô khan. Cả bốn người họ đều rất nhập tâm vào vai diễn của mình và đã làm tốt hơn kỳ vọng rất nhiều, nhưng nếu phải kể ra người xuất sắc nhất thì với mình, đó chắc chắn là Debicki. Chị hóa thân vào vai Kat - một người mẹ, người vợ khốn cùng. Khi xem phần truyện của Kat, có lẽ không chỉ mình mà rất nhiều người khác nữa cũng sẽ cảm thấy rõ sự đồng cảm và gần gũi đến ngạc nhiên. Màn trình diễn ngoạn mục của chị trong Tenet rất có thể sẽ đem về cho chị một đề cử Oscars. Cá nhân mình rất muốn Debicki ăn được Best Actress :D
Hans Zimmer, một cái tên cực kỳ quen thuộc luôn song hành cùng Christopher Nolan trong chuỗi siêu phẩm nhiều năm trở lại đây, đã để lại nhiều tiếc nuối cho người hâm mộ khi ông không còn tham gia vào dự án mới nhất của Nolan bởi đang bận với Dune. Ngay sau đó, Ludwig Göransson được giao trọng trách sản xuất soundtrack cho Tenet. Sự thay đổi này có lẽ đã tạo nên một khác biệt lớn cho bộ phim. Thay cho những bản nhạc không lời, Ludwig đã đem đến luồng gió mới với vibe nhạc đầy năng lượng và cuốn hút, cùng màn collab với Travis Scott cho ca khúc chủ đề - The Plan. Tuy phải thừa nhận rằng soundtrack lần này không được epic cho lắm nhưng về tổng thể thì nó rất phù hợp với chủ đề phim và Ludwig cũng đã hoàn thành rất tốt nhiệm vụ của mình.
Tóm lại, Tenet là một câu chuyện mới mẻ và đầy táo bạo nhưng không dành cho tất cả mọi người. Phải, người xem sẽ cần phải tiếp thu hằng hà sa số những thông tin và mối liên kết trong bộ phim, điều đó thực sự khá là mệt đầu nhưng nó chứa đựng những dòng cảm xúc mà khi credits hiện lên, bạn sẽ có suy nghĩ rằng mình phải xem và chiêm nghiệm lại nó, một lần nữa. Một cảm giác mà sẽ còn rất lâu nữa bạn mới có cơ hội để trải nghiệm lại trong đời.
(ý kiến cá nhân: hay hơn Inception)