%
Chàng Vợ Của Em nhận được được xác thực với số điểm trung bình .
lượt đánh giáCộng đồng (14)
Phuc Phan 10
vừa vui vừa ý nghĩa. Nhiều khi đặt câu hỏi có phải con gái thời nay đang cần một chàng vợ như thế k, thời buổi kt là chính, con người trở nên rất thực dụng, chỉ nghĩ cho cái lợi ích của bản thân mà quên đi những điều đơn giản, mà chính những điều đó mới là giá trị của cuộc sống. Còn dàn diễn viên thì khỏi chê, tóm lại là quá xuất sắc!!
Đại Kim 7
Hay nên coi, nhịp điệu vừa phải, hài nhẹ nhàng tinh tế,
đã xem, cười rụng rốn
Xin được phép đi thẳng vào vấn đề: bộ phim được nhiều người khen ngợi vì truyền tải thông điệp nữ quyền, tiêu biểu là cảnh nữ chính Mai (vai chính diện) vạch trần lập luận phân biệt nam nữ của Mạnh (vai phản diện). Nói cụ thể hơn, Mai chỉ trích rằng dù vai trò của người phụ nữ là "bóng" có quan trọng đến đâu, thì cuối cùng họ vẫn chỉ là cái bóng đằng sau một người đàn ông thành đạt. Bóng chỉ là nền cho hình, mà hình ảnh mới là cái được con mắt của bàn dân thiên hạ để ý đến. Mà điều đó có nghĩa là phụ nữ sẽ không được hưởng thành quả của sự thành công: tăng lương, đề bạt, ngưỡng mộ, vân vân. Tóm lại, bộ phim xây dựng hình tượng Mai như một "nữ siêu nhân" xông pha trong môi trường tập đoàn khắc nghiệt, đòi hỏi đấu trí cân não, với thành phần nam giới áp đảo. Thêm một điểm nữa, ngoại trừ Mai, tất cả các nhân viên nữ trong công ty bất động sản đều mang chức vụ trợ lý. Đến cả Mai cũng chỉ là một thành viên nổi bật trong team của Mạnh. Sự cô độc và xuất chúng của Mai lại càng làm người xem ủng hộ cô trong cuộc chiến chứng tỏ giá trị bản thân. Vậy, trên bề mặt, việc Mai "đánh bại" Mạnh và giành lấy chuyến đi Nhật, nơi cô sẽ được nắm giữ một vị trí quyền lực trên tư cách điều hành trụ sở Tokyo, là biểu tượng cho một khẩu ngữ bình đẳng giới: phụ nữ, cũng như đàn ông, hoàn toàn có đủ thông minh, lý trí, để làm hình trong thế giới kinh doanh.
Tuy nhiên, có vài ba điểm mấu chốt làm cho thông điệp trên hoàn toàn (theo thiển ý của tôi) là thiếu thuyết phục. Thứ nhất, Mai thành công một phần là nhờ "người vợ" Hùng giúp quán xuyến việc nhà, từ nấu nướng quét dọn đến nuôi "con" (tức con chó của Mai). Tức là tuy đổi vai trò, Mai và Hùng vẫn biểu trưng cho một cặp đôi truyền thống với hai trách nhiệm riêng biệt. Dù Mai có là "hình" và Hùng có là "bóng" đi nữa, mối quan hệ của họ thực ra không hề phủ nhận quan niệm "nam quản ngoại sự, nữ quản nội sự" của Mạnh. Và tôi thấy chuyện trong hôn nhân, nhất thiết phải có một bên chịu hy sinh làm "bóng" để một bên làm "hình" là rất không công bằng, mặc dù thực tế có rất nhiều cặp vợ chồng như vậy. Chuyện "bóng hình" bản thân nó không có gì sai, nhưng có lẽ chỉ nên tồn tại khi tính cách hai bên dẫn đến một mối quan hệ "bóng hình." Sẽ có lúc cả hai bên chỉ muốn làm "bóng", chỉ muốn làm "hình", hoặc có những mối quan hệ khác mà hình ảnh "bóng hình" không thể nào mô tả được.
Đến đây, có người có thể bảo rằng, bản thân chuyện đổi vai trong "bóng hình" giữa Mai và Hùng đã tiến bộ rồi. Nhưng thật ra sự đổi vai này có hoàn toàn suôn sẻ hay không thì chưa chắc. Đỉnh điểm của bộ phim diễn ra vào cuộc song đấu giữa Mai và Mạnh, nhưng thật khó để nói rằng ý tưởng đằng sau bài thuyết trình của Mai là do cô nghĩ ra. Trên thực tế, bộ phim ám chỉ rằng Hùng chính là người nảy ra ý tưởng chủ đạo hiến kế cho Mai. Nhưng nếu vậy thì cuộc đấu trí đó là giữa Mai và Mạnh, hay là Hùng và Mạnh (2 người đàn ông.) Kẻ thắng cuộc là ai? Hùng hay Mai? Nếu Mai chỉ là người thực thi ý tưởng của Hùng, vậy sự khẳng định của trí tuệ của cô là ở đâu? Nếu cô đã tự thân leo đến tận nấc thang quyền lực tương đương với Mạnh trong công ty, tại sao cô không được quyền chứng tỏ bản thân mà phải dựa vào một người đàn ông, ngay cả khi anh ta có đang đóng vai "vợ" đi nữa.
Tất nhiên, có thể bảo rằng chuyện Hùng tương trợ Mai là ý nói đến chuyện "vợ chồng" phải giúp đỡ nhau, chuyện "bóng hình" chỉ là cách nói chứ không có ranh giới chuyện của vợ, chuyện của chồng. Dân gian ta chẳng có câu "đồng vợ đồng chồng tát biển Đông cũng cạn" hay sao. Tuy nhiên, giả sử trường hợp Mai Hùng biểu trưng cho việc vợ chồng đoàn kết đi nữa, thì cái cách mà Mai chiến thắng Mạnh là rất có vấn đề, đi ngược lại tất cả thông điệp mà cô biểu trưng.
Như chúng ta đều nhớ, Mạnh trình bày hình ảnh một thế giới mang chủ nghĩa cá nhân, đơn độc, được kiểm soát bởi công nghệ đến từng chi tiết, tức một thế giới thiếu tình người. Mai, (hoặc Hùng thì đúng hơn), đưa ra một viễn cảnh bớt cực đoan, tiếp nhận công nghệ nhưng vẫn gìn giữ truyền thống. Và cái truyền thống được gìn giữ ở đây chính là một không gian gia đình ấm cúng. Nhưng trớ trêu thay cái không gian này là không gian nội trợ, và người làm chủ cái không gian nội trợ này chính là các bà, các mẹ, các người phụ nữ đã và đang làm cái "bóng" cho những ông chồng. Thật vậy, bài thuyết trình đẩy lên cao trào bằng cách đưa ra hàng vạn tấm hình và đoạn phim ngắn với hình ảnh những lời chúc nhắn nhủ của hàng ngũ những chiếc "bóng" đến với các quý ông, những chiếc "hình" đang chễm chệ ngồi chứng kiến. Mà nói vậy có nghĩa là Mai đã vô tình khẳng định chính điều mà cô phủ định với Mạnh trước đó: rằng đằng sau hình ảnh mỗi người đàn ông thành đạt là chiếc bóng của một bà nội trợ. Vậy là để đạt được sự thành đạt của đàn ông (tức được đề cử đi Tokyo làm sếp), Mai chỉ có cách phải lợi dụng chính cái khung quyền lực mà cô đang chống lại. Nếu có cố cứu vớt Mai bằng cách nói rằng đây là ý tưởng của Hùng, thì vậy còn tệ hơn, vì dù Hùng có đang đóng vai "hình", nhưng anh lại hiến kế đưa ra thông điệp trái ngược với những gì anh đang làm. Hơn nữa, lý do Mai chiến thắng là vì công ty của cô muốn bán một sản phẩm vừa hiện đại, vừa truyền thống. Tức là cái chiến thắng của cô có ẩn ý cho thấy việc đàn ông muốn mua một căn hộ với một không gian (hoặc cái đền thì đúng hơn) tôn thờ, trân trọng sự cống hiến của các bà nội trợ là hoàn toàn hợp lý. Nhưng chẳng phải cái sự tôn thờ, trân trọng, biết ơn đó cũng chính là buồng giam giữ cầm chân những người phụ nữ đằng sau tấm màn "gia đình", tấm màn "hậu phương vững chắc" vốn đã bắt họ làm những chiếc bóng hay sao? Bài thuyết trình của Mai có khác nào là kiểu lâu lâu cho cái "bóng" làm cái "hình", chỉ để cái "bóng" tiếp tục đồng lòng làm cái "bóng"?
Bình cũ rượu mới, hay bình mới rượu cũ? Nếm thử vẫn thấy vị cay đắng ngày nào.
Link gốc: https://tommyrotblog.wordpress.com/2018/09/07/ve-thong-diep-nu-quyen-trong-phim-chang-vo-cua-em/
Tuy nhiên, có vài ba điểm mấu chốt làm cho thông điệp trên hoàn toàn (theo thiển ý của tôi) là thiếu thuyết phục. Thứ nhất, Mai thành công một phần là nhờ "người vợ" Hùng giúp quán xuyến việc nhà, từ nấu nướng quét dọn đến nuôi "con" (tức con chó của Mai). Tức là tuy đổi vai trò, Mai và Hùng vẫn biểu trưng cho một cặp đôi truyền thống với hai trách nhiệm riêng biệt. Dù Mai có là "hình" và Hùng có là "bóng" đi nữa, mối quan hệ của họ thực ra không hề phủ nhận quan niệm "nam quản ngoại sự, nữ quản nội sự" của Mạnh. Và tôi thấy chuyện trong hôn nhân, nhất thiết phải có một bên chịu hy sinh làm "bóng" để một bên làm "hình" là rất không công bằng, mặc dù thực tế có rất nhiều cặp vợ chồng như vậy. Chuyện "bóng hình" bản thân nó không có gì sai, nhưng có lẽ chỉ nên tồn tại khi tính cách hai bên dẫn đến một mối quan hệ "bóng hình." Sẽ có lúc cả hai bên chỉ muốn làm "bóng", chỉ muốn làm "hình", hoặc có những mối quan hệ khác mà hình ảnh "bóng hình" không thể nào mô tả được.
Đến đây, có người có thể bảo rằng, bản thân chuyện đổi vai trong "bóng hình" giữa Mai và Hùng đã tiến bộ rồi. Nhưng thật ra sự đổi vai này có hoàn toàn suôn sẻ hay không thì chưa chắc. Đỉnh điểm của bộ phim diễn ra vào cuộc song đấu giữa Mai và Mạnh, nhưng thật khó để nói rằng ý tưởng đằng sau bài thuyết trình của Mai là do cô nghĩ ra. Trên thực tế, bộ phim ám chỉ rằng Hùng chính là người nảy ra ý tưởng chủ đạo hiến kế cho Mai. Nhưng nếu vậy thì cuộc đấu trí đó là giữa Mai và Mạnh, hay là Hùng và Mạnh (2 người đàn ông.) Kẻ thắng cuộc là ai? Hùng hay Mai? Nếu Mai chỉ là người thực thi ý tưởng của Hùng, vậy sự khẳng định của trí tuệ của cô là ở đâu? Nếu cô đã tự thân leo đến tận nấc thang quyền lực tương đương với Mạnh trong công ty, tại sao cô không được quyền chứng tỏ bản thân mà phải dựa vào một người đàn ông, ngay cả khi anh ta có đang đóng vai "vợ" đi nữa.
Tất nhiên, có thể bảo rằng chuyện Hùng tương trợ Mai là ý nói đến chuyện "vợ chồng" phải giúp đỡ nhau, chuyện "bóng hình" chỉ là cách nói chứ không có ranh giới chuyện của vợ, chuyện của chồng. Dân gian ta chẳng có câu "đồng vợ đồng chồng tát biển Đông cũng cạn" hay sao. Tuy nhiên, giả sử trường hợp Mai Hùng biểu trưng cho việc vợ chồng đoàn kết đi nữa, thì cái cách mà Mai chiến thắng Mạnh là rất có vấn đề, đi ngược lại tất cả thông điệp mà cô biểu trưng.
Như chúng ta đều nhớ, Mạnh trình bày hình ảnh một thế giới mang chủ nghĩa cá nhân, đơn độc, được kiểm soát bởi công nghệ đến từng chi tiết, tức một thế giới thiếu tình người. Mai, (hoặc Hùng thì đúng hơn), đưa ra một viễn cảnh bớt cực đoan, tiếp nhận công nghệ nhưng vẫn gìn giữ truyền thống. Và cái truyền thống được gìn giữ ở đây chính là một không gian gia đình ấm cúng. Nhưng trớ trêu thay cái không gian này là không gian nội trợ, và người làm chủ cái không gian nội trợ này chính là các bà, các mẹ, các người phụ nữ đã và đang làm cái "bóng" cho những ông chồng. Thật vậy, bài thuyết trình đẩy lên cao trào bằng cách đưa ra hàng vạn tấm hình và đoạn phim ngắn với hình ảnh những lời chúc nhắn nhủ của hàng ngũ những chiếc "bóng" đến với các quý ông, những chiếc "hình" đang chễm chệ ngồi chứng kiến. Mà nói vậy có nghĩa là Mai đã vô tình khẳng định chính điều mà cô phủ định với Mạnh trước đó: rằng đằng sau hình ảnh mỗi người đàn ông thành đạt là chiếc bóng của một bà nội trợ. Vậy là để đạt được sự thành đạt của đàn ông (tức được đề cử đi Tokyo làm sếp), Mai chỉ có cách phải lợi dụng chính cái khung quyền lực mà cô đang chống lại. Nếu có cố cứu vớt Mai bằng cách nói rằng đây là ý tưởng của Hùng, thì vậy còn tệ hơn, vì dù Hùng có đang đóng vai "hình", nhưng anh lại hiến kế đưa ra thông điệp trái ngược với những gì anh đang làm. Hơn nữa, lý do Mai chiến thắng là vì công ty của cô muốn bán một sản phẩm vừa hiện đại, vừa truyền thống. Tức là cái chiến thắng của cô có ẩn ý cho thấy việc đàn ông muốn mua một căn hộ với một không gian (hoặc cái đền thì đúng hơn) tôn thờ, trân trọng sự cống hiến của các bà nội trợ là hoàn toàn hợp lý. Nhưng chẳng phải cái sự tôn thờ, trân trọng, biết ơn đó cũng chính là buồng giam giữ cầm chân những người phụ nữ đằng sau tấm màn "gia đình", tấm màn "hậu phương vững chắc" vốn đã bắt họ làm những chiếc bóng hay sao? Bài thuyết trình của Mai có khác nào là kiểu lâu lâu cho cái "bóng" làm cái "hình", chỉ để cái "bóng" tiếp tục đồng lòng làm cái "bóng"?
Bình cũ rượu mới, hay bình mới rượu cũ? Nếm thử vẫn thấy vị cay đắng ngày nào.
Link gốc: https://tommyrotblog.wordpress.com/2018/09/07/ve-thong-diep-nu-quyen-trong-phim-chang-vo-cua-em/
Dinhquy 10
Phim chất lượng, hài thì cười muốn té ghế, cảm động thì rớt nước mắt. Rất đáng xem ủng hộ nền điện ảnh Việt và anh Thái Hòa.
Khoa Đăng 10
Có thể nói sau tuyệt phẩm Tèo Em thì Thái Hòa trở lại với hình ảnh một "chàng vợ" hoàn hảo đến khó tin, nhân vật đưa người xem đến với muôn vàn cảm xúc, nhưng đặc biệt đó là những điều giản đơn mà ta bắt gặp hằng ngày, không cao sang, không xa xỉ. Bộ phim hội tụ đầy đủ các yếu tố hài hước và nhân văn. Không lạ với doanh thu bức phá và những comments đầy khen ngợi.
Dài dòng vầy thôi chứ film hay vl í :3 45k xứng đáng hị hị :3
Dài dòng vầy thôi chứ film hay vl í :3 45k xứng đáng hị hị :3
Bùi Trà Uyên 10
Phim hài mà hay nữa...đi coi đi mấy bạn...nhạc phim cũng dễ thương quá trời
Trang Ủn 10
Cười từ đầu đến cuối phim luông??
vudinhdo 10
Phim dễ thương và duyên dáng. Lâu lắm rồi mới được cười nhiều như vậy. Tình tiết hợp lý, cốt truyện rất phong phú. Rất thích nam chính và nữ chính, đặc biệt nhân vật nữ chính rất giống vài người bạn của mình, tham làm việc quên cả ngày đêm. Kkk!
Nhut225 10
Phim dễ thương, mới đầu coi chưa vô cảm xúc do diễn viên vai em Út diễn hơi yếu! Càng về sau thì phim diễn biến thu hút hơn. Có Thái Hoà là biết phim có những miếng hài không làm phim nhàm chán. Theo cá nhân cảm nhận phim xây dựng lấy chủ đề gia đình là chính (càng về cuối phim càng thấy rõ nội dung này) nhưng không quá lố, đủ để chạm đến khán giả. Diễn xuất của các diễn viên ổn! Thái Hoà lúc đầu nhìn thì nghĩ cũng một màu như những phim trước nhưng về sau thì tìm ra được cái khác biệt. Đặc biệt trong phim xuất hiện nhiều diễn viên quần chúng đặc biệt! Ai yêu chó sẽ xuýt xoa cả buổi, ra về còn bình muốn ôm một con về nuôi nếu được. Tóm lại, phim không nhảm, đáng để dẫn người yêu và bạn bè đi xem!
Loading...
End of content
No more pages to load
MaiTu
Phim hay, hài
Min91
Hay lắm nha