Joker
Action, Thriller, Crime
Joker (2019) lấy bối cảnh những năm 1980, lúc này, kẻ thù của Batman vẫn còn là một diễn viên hài thảm hại mang tên Arthur Fleck. Sau nhiều biến cố lớn, Arthur dần lún sâu hơn và những trò bệnh hoạn của mình và trở thành một kẻ cuồng sát.
Đánh giá của ChuThien
ChuThien 9
Joker - The Great Depression (Đại Suy Thoái)
Thật thiếu sót nếu nói về phim Joker (2019) mà không nhắc tới bối cảnh kinh tế - chính trị trong phim. Từ lúc mở đầu phim cho đến hết về sau, phim rất nhiều lần nhắc đến phân cực giai cấp trong thành phố Gotham - một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của Joker. Một trong những "lời nhắc" ấy chính là cảnh giới thượng lưu ở Gotham thưởng thức bộ phim "Thời Đại Tân Kỳ" của Charlie Chaplin.
Bộ phim "Thời Đại Tân Kỳ" này có gì đặc biệt? Nó đặc biệt ở chỗ thời điểm công chiếu là năm 1939, thời điểm nước Mỹ vừa xong cơn vật lộn với Đai Suy Thoái bắt đầu năm 1929. Nội dung của bộ phim cũng mô tả cuộc sống bấp bênh của hàng triệu người Mỹ trong cơn khủng hoảng. Họ sống trong cuộc sống vô vọng không ngày mai, không gì níu kéo, nhân cách xói mòn ho đến khi chỉ còn là những xác sống lập đi lập lại ngày qua ngày.
Có thể thấy, "Thời Đại Tân Kỳ" chính là hình ảnh phản ánh tình trạng xã hội Gotham trong phim. Một xã hội suy thoái tàn phá kinh tế và cuộc sống người dân. Trong khi đó, những kẻ giàu có tuy miệng hô hào sẽ mang đến cuộc sống tốt hơn nhưng thực chất lại quay lưng hoàn toàn với cuộc sống bên ngoài những tòa dinh thự nguy nga. Cùng lắm, họ chỉ cố gắng cứu bản thân mình khi vừa bước qua khủng hoàng năng lượng 1979 thì lại bước vào khủng hoảng kinh tế 1980.
Nực cười thay, bộ phim mỉa mai xã hội lại được thưởng thức hả hê bởi những ông chủ chóp bu tại thành phố Gotham. Họ cười nhạo trước những hành động "ngây ngô" của chú hề Charlie Chaplin trong phim. Trong khi đó, hàng ngàn người dân thấp cổ bé họng vây quanh họ đang giương cao khẩu hiệu "Chúng tôi là lũ hề". Sự giận dữ cũng chính đến từ sự ngạo thị của đám người cao cao tại thượng kia.
Một điểm đặc biệt nữa, là sự tương phản giữa gã lang thang (Charlie Chaplin đóng) và Arthur Fleck - nhân cách con người của Joker. Trong phim "Thời Đại Tân Kỳ", gã lang thang vô danh đã dần bước trên con đường tha hóa bản thân với ước vọng lớn nhất là... vào tù để có ăn, nếu không có sự xuất của một cô gái lang thang (Paulette Goddard đóng) mang lại tình yêu ấm áp cho kẻ sa cơ kia. Trải qua bao cay đắng ngọt bùi, tưởng như gục ngã, cả hai vẫn tươi cười bước về hướng bình minh trên con đường trốn chạy "Thời Đại Tân Kỳ".
Arthur, tiền thân của Mr. J, không có cái may mắn như vậy. Hay đúng hơn, dẫu có cũng chỉ là "ảo vọng cuối cùng" khi một ngày tồi tệ xảy đến nghiền nát con người khắc khổ ấy để lại một linh hồn sa đọa. Một kẻ bước xuống đường phố để tìm đến sân khấu của chính mình. Và ngày tồi tệ ấy, chính là sự chồng chất của chuỗi ngày khủng hoảng và suy thoái, từ sự đi xuống của xã hội đến tự thân Arthur.
"Thời Đại Tân Kỳ" được lựa chọn vì phản ánh xã hội thời kinh tế suy thoái là một phần, nhưng vẫn còn một lý do khác nó được chọn măc dù đã lệch với thời đại trong Joker những 40 năm? Chính bản thân Charlie Chaplin là câu trả lời.
Bởi Chaplin cũng xuất thân từ một gia đình nghèo khó, lớn lên trong trại tế bần và mẹ của Chaplin cũng đã có lúc phải vào trại tâm thần. Ngay bản thân Chaplin cũng bị nghe ngờ về vấn đề tâm thần, khi làm việc như kẻ điên trong khi tỏ ra bất ổn khi tiếp xúc người khác. Ở mức nhẹ nhàng hơn thì Sigmud Freud, nhà tâm thần học nổi tiếng, tuy tỏ ra yêu quý "thiên tài" hài hước kia cũng đánh giá Chaplin không thoát khỏi ám ảnh tuổi thơ của chính mình - vết sẹo thời gian.
Nếu "Thời Đại Tân Kỳ" mang lại sự tương phản, thì bản thân Charlie Chaplin lại mang phần nào tương đồng đến cho Arthur Fleck. Bởi vậy, phải chăng đôi mắt đầy thán phục của Arthur khi ngước nhìn tác phẩm "Thời Đại Tân Kỳ", cũng giống đôi mắt của đứa trẻ với vết thẹo trên đầu khi nhìn thấy ảo mộng của mình trong chiếc gương ảo ảnh?
Một điểm thú vị khác, cuộc đời của danh hài Sạc Lô từng được đưa lên màn ảnh rộng trong bộ phim Chaplin (1992). Và người thủ vai Charlie Chaplin chính là...?
Thật thiếu sót nếu nói về phim Joker (2019) mà không nhắc tới bối cảnh kinh tế - chính trị trong phim. Từ lúc mở đầu phim cho đến hết về sau, phim rất nhiều lần nhắc đến phân cực giai cấp trong thành phố Gotham - một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của Joker. Một trong những "lời nhắc" ấy chính là cảnh giới thượng lưu ở Gotham thưởng thức bộ phim "Thời Đại Tân Kỳ" của Charlie Chaplin.
Bộ phim "Thời Đại Tân Kỳ" này có gì đặc biệt? Nó đặc biệt ở chỗ thời điểm công chiếu là năm 1939, thời điểm nước Mỹ vừa xong cơn vật lộn với Đai Suy Thoái bắt đầu năm 1929. Nội dung của bộ phim cũng mô tả cuộc sống bấp bênh của hàng triệu người Mỹ trong cơn khủng hoảng. Họ sống trong cuộc sống vô vọng không ngày mai, không gì níu kéo, nhân cách xói mòn ho đến khi chỉ còn là những xác sống lập đi lập lại ngày qua ngày.
Có thể thấy, "Thời Đại Tân Kỳ" chính là hình ảnh phản ánh tình trạng xã hội Gotham trong phim. Một xã hội suy thoái tàn phá kinh tế và cuộc sống người dân. Trong khi đó, những kẻ giàu có tuy miệng hô hào sẽ mang đến cuộc sống tốt hơn nhưng thực chất lại quay lưng hoàn toàn với cuộc sống bên ngoài những tòa dinh thự nguy nga. Cùng lắm, họ chỉ cố gắng cứu bản thân mình khi vừa bước qua khủng hoàng năng lượng 1979 thì lại bước vào khủng hoảng kinh tế 1980.
Nực cười thay, bộ phim mỉa mai xã hội lại được thưởng thức hả hê bởi những ông chủ chóp bu tại thành phố Gotham. Họ cười nhạo trước những hành động "ngây ngô" của chú hề Charlie Chaplin trong phim. Trong khi đó, hàng ngàn người dân thấp cổ bé họng vây quanh họ đang giương cao khẩu hiệu "Chúng tôi là lũ hề". Sự giận dữ cũng chính đến từ sự ngạo thị của đám người cao cao tại thượng kia.
Một điểm đặc biệt nữa, là sự tương phản giữa gã lang thang (Charlie Chaplin đóng) và Arthur Fleck - nhân cách con người của Joker. Trong phim "Thời Đại Tân Kỳ", gã lang thang vô danh đã dần bước trên con đường tha hóa bản thân với ước vọng lớn nhất là... vào tù để có ăn, nếu không có sự xuất của một cô gái lang thang (Paulette Goddard đóng) mang lại tình yêu ấm áp cho kẻ sa cơ kia. Trải qua bao cay đắng ngọt bùi, tưởng như gục ngã, cả hai vẫn tươi cười bước về hướng bình minh trên con đường trốn chạy "Thời Đại Tân Kỳ".
Arthur, tiền thân của Mr. J, không có cái may mắn như vậy. Hay đúng hơn, dẫu có cũng chỉ là "ảo vọng cuối cùng" khi một ngày tồi tệ xảy đến nghiền nát con người khắc khổ ấy để lại một linh hồn sa đọa. Một kẻ bước xuống đường phố để tìm đến sân khấu của chính mình. Và ngày tồi tệ ấy, chính là sự chồng chất của chuỗi ngày khủng hoảng và suy thoái, từ sự đi xuống của xã hội đến tự thân Arthur.
"Thời Đại Tân Kỳ" được lựa chọn vì phản ánh xã hội thời kinh tế suy thoái là một phần, nhưng vẫn còn một lý do khác nó được chọn măc dù đã lệch với thời đại trong Joker những 40 năm? Chính bản thân Charlie Chaplin là câu trả lời.
Bởi Chaplin cũng xuất thân từ một gia đình nghèo khó, lớn lên trong trại tế bần và mẹ của Chaplin cũng đã có lúc phải vào trại tâm thần. Ngay bản thân Chaplin cũng bị nghe ngờ về vấn đề tâm thần, khi làm việc như kẻ điên trong khi tỏ ra bất ổn khi tiếp xúc người khác. Ở mức nhẹ nhàng hơn thì Sigmud Freud, nhà tâm thần học nổi tiếng, tuy tỏ ra yêu quý "thiên tài" hài hước kia cũng đánh giá Chaplin không thoát khỏi ám ảnh tuổi thơ của chính mình - vết sẹo thời gian.
Nếu "Thời Đại Tân Kỳ" mang lại sự tương phản, thì bản thân Charlie Chaplin lại mang phần nào tương đồng đến cho Arthur Fleck. Bởi vậy, phải chăng đôi mắt đầy thán phục của Arthur khi ngước nhìn tác phẩm "Thời Đại Tân Kỳ", cũng giống đôi mắt của đứa trẻ với vết thẹo trên đầu khi nhìn thấy ảo mộng của mình trong chiếc gương ảo ảnh?
Một điểm thú vị khác, cuộc đời của danh hài Sạc Lô từng được đưa lên màn ảnh rộng trong bộ phim Chaplin (1992). Và người thủ vai Charlie Chaplin chính là...?