Chuyện Ngày Xưa ở... Hollywood
Once Upon a Time in Hollywood - Comedy, Action, Drama, Crime, Western
Chuyện Ngày Xưa ở... Hollywood lấy bối cảnh Los Angeles vào năm 1969 với hai nhân vật chính là Rick Dalton - cựu ngôi sao của một bộ phim truyền hình viễn Tây - và người đóng thế lâu năm cho anh là Cliff Booth. Khi những thứ mới mẻ ập đến và thay thế những kẻ hết thời như Rick và Cliff, họ buộc phải đấu tranh để có thể tồn tại và xây dựng lại sự nghiệp. Cuối cùng, cả hai đành phải nhờ tới cô hàng xóm xinh đẹp chính là nữ minh tinh Sharon Tate.
Đánh giá của Hanhfm
ONCE UPON A TIME IN HOLLYWOOD
Đánh giá: 9,5/10
Hãy cảnh giác khi khen bộ phim này, bởi có thể bạn khen nó chỉ vì diễn viên và đạo diễn, hoặc không dám chê vì sợ bị cho là không biết xem phim. Tôi thì khắt khe chấm phim 9,5/10. Không dám cho 10/10 vì tự thấy mình nổ quá.
Với thời lượng dài 2h45p vị chi là gần nửa giấc ngủ tiêu chuẩn 8 tiếng/ngày của con người rồi. Vẫn là lối kể chuyện lan man chẳng đâu vào đâu, Quentin thật sự khiến nhiều khán giả hoang mang bỏ về hoặc tranh thủ ngủ trong rạp vì không hiểu bộ phim muốn nói gì. Đó là điều hoàn toàn có thể xảy ra, khi người xem cứ bám theo câu chuyện của các nhân vật, mà càng đi theo lại càng không hiểu gì. Vấn đề là nếu xác định được nhân vật chính, chúng ta sẽ cảm nhận được sự hấp dẫn và thú vị từ đầu tới cuối phim.
Nhân vật chính của ONCE UPON A TIME IN HOLLYWOOD không phải tay diễn viên nổi tiếng sắp hết thời Rick (Leonardo Dicaprio), cũng không phải gã đóng thế điển trai nhưng cũng chỉ là một cái bóng Cliff Booth (Brad Pitt), càng không phải Sharon Tate (Margot Robbie), đương nhiên không phải đám người Hippies, hay lão già Marvin (Al Pacino)...
Nhân vật chính của ONCE UPON A TIME IN HOLLYWOOD là Hollywood. Ở đó, Rick đại diện cho những diễn viên luôn trong tình trạng sắp hết thời. Ở đó, Cliff kẻ đóng thế vô hình đại diện cho những cái bóng của các ngôi sao. Ở đó, nữ diễn viên xinh đẹp Sharon đại diện cho những nàng thơ của điện ảnh nhưng vẫn chỉ là cây tầm ngửi sống dựa nhờ vào đạo diễn. Ở đó, những kẻ hippies lại là những kẻ ăn theo, sống dựa vào nền công nghiệp phim ảnh ở kinh đô Hollywood. Ở đó, thật giả lẫn lộn, khi hiện thực và hư cấu cứ đan cài vào nhau, dễ khiến con người ta trở nên mất phương hướng.
Hollywood là thế! Ở đó, không gì là không thể nhưng ở đó là những điều không giống thực. Trong phim Quentin Tarantino đã để những kẻ giết người thực thì bị chết, còn những người bị giết chết ngoài đời thực thì còn sống. Bởi ở Hollywood và trên phim ảnh không gì là không thể nhưng nó cũng nói lên được sự thiếu chân thực của phim ảnh. Ở đó, thế hệ trẻ trưởng thành cùng với những bộ phim giết người trên TV. Để rồi chúng mới nhận ra những kẻ dạy giết người trên phim thì sống nhởn nhơ trong nhung lụa. Còn hiện thực của chúng thì sao? Để rồi đám khán giả điên cuồng đã ra tay giết hại đám nghệ sĩ giả tạo ấy. Nhưng Hollywood không chết.
ONCE UPON A TIME IN HOLLYWOOD là một câu chuyện cổ tích, ngày xửa ngày xưa ở Hollywood... nơi những giấc mơ được bắt đầu. Thông qua bộ phim đạo diễn Quentin Tarantino đã thể hiện những quan điểm về điện ảnh, nghệ thuật được cài cắm đầy ẩn ý trong từng câu thoại.
“Anh là diễn viên phải không?
Không anh là diễn viên đóng thế.”
...
“Không phải ai cũng cần đóng thế.”
...
“Cô hãy đứng cạnh cái poster nếu không họ sẽ không nhận ra cô là ai.”
Ở Hollywood diễn viên chỉ sống được nhờ những vai diễn của mình. Họ sẽ chẳng là gì nếu không có phim ảnh.
Và một trong những cảnh tuyệt vời nhất trong phim đó là cuộc đối thoại giữa Rick và cô bé Trudi. Quentin Tarantino lồng ghép nhiều thông điệp về nghề diễn viên qua nhân vật diễn viên nhí Trudi. Ở Trudi toát lên sự thông minh, sắc sảo tràn đầy niềm đam mê diễn xuất, nhưng cũng đầy ngây thơ trong mắt Rick tay diễn viên gạo cội đã nếm trải đủ ngọt bùi của hào quang danh vọng. Chắc chắn đây sẽ là một trong những bài học cho sinh viên trường điện ảnh.
Trong ONCE UPON A TIME IN HOLLYWOOD đạo diễn Quentin Tarantino đã dựng lên một hiện thực có hậu cho những nhân vật của ông và cho cả Hollywood. Ở đó khán giả thấy phim ảnh đẹp như một giấc mơ, dù cơn mơ nào thì cũng dễ gặp ác mộng. Nhưng vừa vui và cũng vừa buồn rằng, chỉ có trên phim ảnh những kẻ xấu mới bị giết chết, còn ngoài đời thực bạo lực vẫn hoành hành và đã có những nạn nhân vô tội. Phải chăng vì thế Hollywood sẽ không bao giờ chết, bởi khán giả cần xem phim như cần ước mơ và cần tin vào những điều tốt đẹp.
Vẫn còn nhiều điều nữa có thể đưa ra phân tích và nghiền ngẫm, nhưng phải xem lại lần nữa thì mới cảm nhận thêm được. Đừng vội bước ra khỏi rạp quá sớm, hãy nán lại và xem phần after credit.
Tôi thường quan tâm tới nội dung ý nghĩa của phim nhiều hơn là những vấn đề khác. Nên giờ mới tới đoạn bàn qua một chút về một số vấn đề khác hay được mọi người bàn tới.
Về diễn xuất thì dù không thích cả 2 nam chính nhưng tôi hy vọng cả Leo và Brad đều được đề cử Oscar. Đương nhiên rất có thể đây là bộ phim đầu tiên Quentin đoạt giải Phim Hay Nhất hoặc Đạo diễn xuất sắc nhất. Điều đó chỉ còn phụ thuộc vào những ứng cử viên khác mà thôi. Việc ONCE UPON A TIME IN HOLLYWOOD không đoạt giải Cannes cũng là một lợi thế rồi. Hy vọng rằng sự sáng tạo trong phong cách làm phim “không xung đột” của Quentin Taratino lần này sẽ được ghi nhận.
Thực chất những cảnh giết chóc trong ONCE UPON A TIME IN HOLLYWOOD tưởng là xung đột đẩy lên cao trào thật ra mới chỉ là thắt nút mà thôi. Quentin Tarantino muốn đẩy xung đột lên cao trào ra khỏi bộ phim bởi nó ở ngoài cuộc sống cơ. Vì vậy đây là phim tôi yêu thích nhất của Quentin, Leo và Brad.
#Hanhfm
Đánh giá: 9,5/10
Hãy cảnh giác khi khen bộ phim này, bởi có thể bạn khen nó chỉ vì diễn viên và đạo diễn, hoặc không dám chê vì sợ bị cho là không biết xem phim. Tôi thì khắt khe chấm phim 9,5/10. Không dám cho 10/10 vì tự thấy mình nổ quá.
Với thời lượng dài 2h45p vị chi là gần nửa giấc ngủ tiêu chuẩn 8 tiếng/ngày của con người rồi. Vẫn là lối kể chuyện lan man chẳng đâu vào đâu, Quentin thật sự khiến nhiều khán giả hoang mang bỏ về hoặc tranh thủ ngủ trong rạp vì không hiểu bộ phim muốn nói gì. Đó là điều hoàn toàn có thể xảy ra, khi người xem cứ bám theo câu chuyện của các nhân vật, mà càng đi theo lại càng không hiểu gì. Vấn đề là nếu xác định được nhân vật chính, chúng ta sẽ cảm nhận được sự hấp dẫn và thú vị từ đầu tới cuối phim.
Nhân vật chính của ONCE UPON A TIME IN HOLLYWOOD không phải tay diễn viên nổi tiếng sắp hết thời Rick (Leonardo Dicaprio), cũng không phải gã đóng thế điển trai nhưng cũng chỉ là một cái bóng Cliff Booth (Brad Pitt), càng không phải Sharon Tate (Margot Robbie), đương nhiên không phải đám người Hippies, hay lão già Marvin (Al Pacino)...
Nhân vật chính của ONCE UPON A TIME IN HOLLYWOOD là Hollywood. Ở đó, Rick đại diện cho những diễn viên luôn trong tình trạng sắp hết thời. Ở đó, Cliff kẻ đóng thế vô hình đại diện cho những cái bóng của các ngôi sao. Ở đó, nữ diễn viên xinh đẹp Sharon đại diện cho những nàng thơ của điện ảnh nhưng vẫn chỉ là cây tầm ngửi sống dựa nhờ vào đạo diễn. Ở đó, những kẻ hippies lại là những kẻ ăn theo, sống dựa vào nền công nghiệp phim ảnh ở kinh đô Hollywood. Ở đó, thật giả lẫn lộn, khi hiện thực và hư cấu cứ đan cài vào nhau, dễ khiến con người ta trở nên mất phương hướng.
Hollywood là thế! Ở đó, không gì là không thể nhưng ở đó là những điều không giống thực. Trong phim Quentin Tarantino đã để những kẻ giết người thực thì bị chết, còn những người bị giết chết ngoài đời thực thì còn sống. Bởi ở Hollywood và trên phim ảnh không gì là không thể nhưng nó cũng nói lên được sự thiếu chân thực của phim ảnh. Ở đó, thế hệ trẻ trưởng thành cùng với những bộ phim giết người trên TV. Để rồi chúng mới nhận ra những kẻ dạy giết người trên phim thì sống nhởn nhơ trong nhung lụa. Còn hiện thực của chúng thì sao? Để rồi đám khán giả điên cuồng đã ra tay giết hại đám nghệ sĩ giả tạo ấy. Nhưng Hollywood không chết.
ONCE UPON A TIME IN HOLLYWOOD là một câu chuyện cổ tích, ngày xửa ngày xưa ở Hollywood... nơi những giấc mơ được bắt đầu. Thông qua bộ phim đạo diễn Quentin Tarantino đã thể hiện những quan điểm về điện ảnh, nghệ thuật được cài cắm đầy ẩn ý trong từng câu thoại.
“Anh là diễn viên phải không?
Không anh là diễn viên đóng thế.”
...
“Không phải ai cũng cần đóng thế.”
...
“Cô hãy đứng cạnh cái poster nếu không họ sẽ không nhận ra cô là ai.”
Ở Hollywood diễn viên chỉ sống được nhờ những vai diễn của mình. Họ sẽ chẳng là gì nếu không có phim ảnh.
Và một trong những cảnh tuyệt vời nhất trong phim đó là cuộc đối thoại giữa Rick và cô bé Trudi. Quentin Tarantino lồng ghép nhiều thông điệp về nghề diễn viên qua nhân vật diễn viên nhí Trudi. Ở Trudi toát lên sự thông minh, sắc sảo tràn đầy niềm đam mê diễn xuất, nhưng cũng đầy ngây thơ trong mắt Rick tay diễn viên gạo cội đã nếm trải đủ ngọt bùi của hào quang danh vọng. Chắc chắn đây sẽ là một trong những bài học cho sinh viên trường điện ảnh.
Trong ONCE UPON A TIME IN HOLLYWOOD đạo diễn Quentin Tarantino đã dựng lên một hiện thực có hậu cho những nhân vật của ông và cho cả Hollywood. Ở đó khán giả thấy phim ảnh đẹp như một giấc mơ, dù cơn mơ nào thì cũng dễ gặp ác mộng. Nhưng vừa vui và cũng vừa buồn rằng, chỉ có trên phim ảnh những kẻ xấu mới bị giết chết, còn ngoài đời thực bạo lực vẫn hoành hành và đã có những nạn nhân vô tội. Phải chăng vì thế Hollywood sẽ không bao giờ chết, bởi khán giả cần xem phim như cần ước mơ và cần tin vào những điều tốt đẹp.
Vẫn còn nhiều điều nữa có thể đưa ra phân tích và nghiền ngẫm, nhưng phải xem lại lần nữa thì mới cảm nhận thêm được. Đừng vội bước ra khỏi rạp quá sớm, hãy nán lại và xem phần after credit.
Tôi thường quan tâm tới nội dung ý nghĩa của phim nhiều hơn là những vấn đề khác. Nên giờ mới tới đoạn bàn qua một chút về một số vấn đề khác hay được mọi người bàn tới.
Về diễn xuất thì dù không thích cả 2 nam chính nhưng tôi hy vọng cả Leo và Brad đều được đề cử Oscar. Đương nhiên rất có thể đây là bộ phim đầu tiên Quentin đoạt giải Phim Hay Nhất hoặc Đạo diễn xuất sắc nhất. Điều đó chỉ còn phụ thuộc vào những ứng cử viên khác mà thôi. Việc ONCE UPON A TIME IN HOLLYWOOD không đoạt giải Cannes cũng là một lợi thế rồi. Hy vọng rằng sự sáng tạo trong phong cách làm phim “không xung đột” của Quentin Taratino lần này sẽ được ghi nhận.
Thực chất những cảnh giết chóc trong ONCE UPON A TIME IN HOLLYWOOD tưởng là xung đột đẩy lên cao trào thật ra mới chỉ là thắt nút mà thôi. Quentin Tarantino muốn đẩy xung đột lên cao trào ra khỏi bộ phim bởi nó ở ngoài cuộc sống cơ. Vì vậy đây là phim tôi yêu thích nhất của Quentin, Leo và Brad.
#Hanhfm