Đại Chiến Hành Tinh Khỉ
War for the Planet of the Apes - Action, Drama, Adventure, Science Fiction
Trải qua 2 phần phim Rise Of The Planet Of The Apes và Dawn Of The Planet Of The Apes, Caesar nhận ra rằng dù mình có tốt với loài người như thế nào đi nữa thì họ vẫn chỉ xem anh là một con khỉ mà thôi. 2 loài với trí thông minh và khả năng vượt trội không thể nào cùng chia sẻ với nhau 1 hành tinh nhỏ bé được. 1 trong 2 sẽ làm bá chủ, kẻ còn lại phải bị xóa sổ.
Đánh giá của ditah8884
Review phim “War for the planet of the Apes”
Ngày hôm qua, “War for the planet of the Apes” đã được công chiếu và nhận được nhiều đánh giá tích cực từ các nhà phê bình cũng như đông đảo khán giả. Ditah đã xem phim và những lời khen ngợi dành cho phim là chính xác. Series này xứng đáng bước vào ngôi nhà chung của các trilogy huyền thoại như The Dark knight, The Lord of the Rings... Nếu bạn hỏi Ditah rằng phim hay như thế nào? Ditah sẽ trả lời bạn rằng bộ phim này như món salad trộn trong buổi tiệc buffet nhiều dầu mỡ, một món ăn khác biệt khi bạn đã quá dư thừa với các món nướng, chiên xào.
Một điều quan trọng nhất làm nên thành công của loạt phim “Rise, Dawn và War of the Planet Apes” này chính là diễn xuất và công nghệ “motion capture”. Ditah xem và buộc phải thốt lên rằng: đó là bậc thầy, là master, đúng là awnsome luôn. Những gì Andy Serkis và các bạn diễn làm được thực sự đã biến Ceasar và loài khỉ trên phim trở thành những nhân vật thật đâu đó ngoài kia, không biết là Andy Serkis đã nhập vai thành Ceasar hay Andy Serkis chính là Ceasar. Các diễn viên và ekip kỹ thuật thành công khi tạo ra được các nhân vật khỉ giống về hình dáng, cử chỉ mà còn thể hiện được nội tâm nhân vật qua những ánh mắt lúc hận thù, lúc đau khổ, khi thì chan chứa tình cảm. Để show hết tất cả kỹ năng của diễn viên, những cảnh quay trong phim đa phần là cận cảnh, những biểu cảm như cái nhếch mép, cái nhăn mặt, khuôn mặt ngạc nhiên hay lo sự phải nói là rõ mồn một luôn. Nhiều lúc thật quá mà cảnh quay gần, nhưng khuôn mặt là mặt khỉ nên Ditah cảm giác hơi rờn rợn, không phải vì sợ mà vì cái cảm giác xa lạ khi đối diện giống loài không giống như mình.
Điểm thu hút thứ hai là đạo diễn Matt Reeves đã gợi nhớ cho Ditah phong cách điện ảnh của thập niên 70 thế kỷ trước. Những đại cảnh với góc máy rộng khá giống với phong cách của cố đạo diễn Sergio Leone trong “Dollars Trilogy”. Những cảnh Ceasar và những người bạn cưỡi ngựa lướt đi trong tiếng nhạc khi trầm khi bổng làm Ditah kích thích ghê, cứ như đang được sống trong một thiên sử thi. Nếu các bạn để ý, cách hắt sáng trong phim để gương mặt nhân vật một bên sáng một bên mờ tối rất giống trong loạt phim Bố già. Cách chọn góc máy, rồi sử dụng ánh sáng hợp lý tạo nên cảm xúc dạt dào theo từng khung cảnh.
Tựa gốc có từ “War” và tựa tiếng Việt có chữ “Đại chiến” nên nhiều bạn hy vọng sẽ được xem một bộ phim hành động với tiết tấu nhanh, các cảnh bắn phá tưng bừng. Nhưng cuộc chiến trong phim không diễn ra như vậy. Tiết tấu phim vừa phải, các tình huống xảy ra hợp lý. Một cách khéo léo thông qua diễn biến câu chuyện và nội tâm nhân vật, các cuộc chiến từ từ xuất hiện và bùng nổ.
- Ở cấp độ vĩ mô, thì đây là cuộc chiến cấp “planet”. Vâng, Ditah đang nói tới cuộc chiến với thiên nhiên. Thiên nhiên đã cho con người đầy đủ, thậm chí là quá nhiều so với cái con người thực sự cần. Nhưng con người với lòng tham, sự tự tôn thái quá đã từng bước, từng bước phá hoại thế giới tự nhiên. Khi Mẹ thiên nhiên nổi giận, con người hay bất kỳ giống loài nào cũng thật nhỏ bé và yếu ớt trước sức mạnh đó. Biển chết, nhiệt độ tăng lên, biến đổi khí hậu, nhiều con vật dần dần biến mất và đó chính là hậu quả mà con người phải gánh chịu khi dám tuyên chiến với Mẹ thiên nhiên.
- Theo quy luật tự nhiên, một giống loài mới trỗi dậy sẽ ảnh hưởng đến sự thống trị của một giống loài khác. Để duy trì sự thống trị, liệu bạn có đủ tàn bạo đến mức vứt bỏ lòng nhân từ và chà đạp lên tất cả những người khác? Dù ở đâu, cái giá của tự do là máu và sinh mạng. Nhưng nếu không đấu tranh, chúng ta mãi mãi chỉ là những con khỉ bị nhốt trong chuồng.
- Ở cấp độ vi mô, đó là cuộc chiến nội tâm của hai nhân vật luôn đối đầu nhau: một người – một khỉ, đó là Ceasar và Ngài Đại tá. Có nhiều con đường theo đuổi thù hận, nhưng kết cục chỉ có một: sự đau thương.
- Bất kỳ cuộc chiến tranh nào cũng bắt đầu từ những cuộc cãi vã, những ngôn từ cay độc được thốt ra từ miệng dễ làm người khác đau nhói. Nova là biểu tượng của sự sơ khai và thuần khiết, cũng có thể là một giống loài mới mà Mẹ thiên nhiên gieo hạt trong lòng Trái Đất đầy mâu thuẫn. Nova là một cô bé không nói được. Từ đó là một cuộc chiến khác, một cuộc chiến chỉ mới bắt đầu. Một cuộc chiến của giống loài mới đi tìm sự hòa nhập. Một ngôi sao lụi tàn cũng là lúc một ngôi sao khác lấp lánh hơn thay thế, đó là một tân tinh (Nova).
Ngày hôm qua, “War for the planet of the Apes” đã được công chiếu và nhận được nhiều đánh giá tích cực từ các nhà phê bình cũng như đông đảo khán giả. Ditah đã xem phim và những lời khen ngợi dành cho phim là chính xác. Series này xứng đáng bước vào ngôi nhà chung của các trilogy huyền thoại như The Dark knight, The Lord of the Rings... Nếu bạn hỏi Ditah rằng phim hay như thế nào? Ditah sẽ trả lời bạn rằng bộ phim này như món salad trộn trong buổi tiệc buffet nhiều dầu mỡ, một món ăn khác biệt khi bạn đã quá dư thừa với các món nướng, chiên xào.
Một điều quan trọng nhất làm nên thành công của loạt phim “Rise, Dawn và War of the Planet Apes” này chính là diễn xuất và công nghệ “motion capture”. Ditah xem và buộc phải thốt lên rằng: đó là bậc thầy, là master, đúng là awnsome luôn. Những gì Andy Serkis và các bạn diễn làm được thực sự đã biến Ceasar và loài khỉ trên phim trở thành những nhân vật thật đâu đó ngoài kia, không biết là Andy Serkis đã nhập vai thành Ceasar hay Andy Serkis chính là Ceasar. Các diễn viên và ekip kỹ thuật thành công khi tạo ra được các nhân vật khỉ giống về hình dáng, cử chỉ mà còn thể hiện được nội tâm nhân vật qua những ánh mắt lúc hận thù, lúc đau khổ, khi thì chan chứa tình cảm. Để show hết tất cả kỹ năng của diễn viên, những cảnh quay trong phim đa phần là cận cảnh, những biểu cảm như cái nhếch mép, cái nhăn mặt, khuôn mặt ngạc nhiên hay lo sự phải nói là rõ mồn một luôn. Nhiều lúc thật quá mà cảnh quay gần, nhưng khuôn mặt là mặt khỉ nên Ditah cảm giác hơi rờn rợn, không phải vì sợ mà vì cái cảm giác xa lạ khi đối diện giống loài không giống như mình.
Điểm thu hút thứ hai là đạo diễn Matt Reeves đã gợi nhớ cho Ditah phong cách điện ảnh của thập niên 70 thế kỷ trước. Những đại cảnh với góc máy rộng khá giống với phong cách của cố đạo diễn Sergio Leone trong “Dollars Trilogy”. Những cảnh Ceasar và những người bạn cưỡi ngựa lướt đi trong tiếng nhạc khi trầm khi bổng làm Ditah kích thích ghê, cứ như đang được sống trong một thiên sử thi. Nếu các bạn để ý, cách hắt sáng trong phim để gương mặt nhân vật một bên sáng một bên mờ tối rất giống trong loạt phim Bố già. Cách chọn góc máy, rồi sử dụng ánh sáng hợp lý tạo nên cảm xúc dạt dào theo từng khung cảnh.
Tựa gốc có từ “War” và tựa tiếng Việt có chữ “Đại chiến” nên nhiều bạn hy vọng sẽ được xem một bộ phim hành động với tiết tấu nhanh, các cảnh bắn phá tưng bừng. Nhưng cuộc chiến trong phim không diễn ra như vậy. Tiết tấu phim vừa phải, các tình huống xảy ra hợp lý. Một cách khéo léo thông qua diễn biến câu chuyện và nội tâm nhân vật, các cuộc chiến từ từ xuất hiện và bùng nổ.
- Ở cấp độ vĩ mô, thì đây là cuộc chiến cấp “planet”. Vâng, Ditah đang nói tới cuộc chiến với thiên nhiên. Thiên nhiên đã cho con người đầy đủ, thậm chí là quá nhiều so với cái con người thực sự cần. Nhưng con người với lòng tham, sự tự tôn thái quá đã từng bước, từng bước phá hoại thế giới tự nhiên. Khi Mẹ thiên nhiên nổi giận, con người hay bất kỳ giống loài nào cũng thật nhỏ bé và yếu ớt trước sức mạnh đó. Biển chết, nhiệt độ tăng lên, biến đổi khí hậu, nhiều con vật dần dần biến mất và đó chính là hậu quả mà con người phải gánh chịu khi dám tuyên chiến với Mẹ thiên nhiên.
- Theo quy luật tự nhiên, một giống loài mới trỗi dậy sẽ ảnh hưởng đến sự thống trị của một giống loài khác. Để duy trì sự thống trị, liệu bạn có đủ tàn bạo đến mức vứt bỏ lòng nhân từ và chà đạp lên tất cả những người khác? Dù ở đâu, cái giá của tự do là máu và sinh mạng. Nhưng nếu không đấu tranh, chúng ta mãi mãi chỉ là những con khỉ bị nhốt trong chuồng.
- Ở cấp độ vi mô, đó là cuộc chiến nội tâm của hai nhân vật luôn đối đầu nhau: một người – một khỉ, đó là Ceasar và Ngài Đại tá. Có nhiều con đường theo đuổi thù hận, nhưng kết cục chỉ có một: sự đau thương.
- Bất kỳ cuộc chiến tranh nào cũng bắt đầu từ những cuộc cãi vã, những ngôn từ cay độc được thốt ra từ miệng dễ làm người khác đau nhói. Nova là biểu tượng của sự sơ khai và thuần khiết, cũng có thể là một giống loài mới mà Mẹ thiên nhiên gieo hạt trong lòng Trái Đất đầy mâu thuẫn. Nova là một cô bé không nói được. Từ đó là một cuộc chiến khác, một cuộc chiến chỉ mới bắt đầu. Một cuộc chiến của giống loài mới đi tìm sự hòa nhập. Một ngôi sao lụi tàn cũng là lúc một ngôi sao khác lấp lánh hơn thay thế, đó là một tân tinh (Nova).