Phim của các nữ siêu anh hùng luôn lấy bối cảnh quá khứ và đây là lý do tại sao

Phim Siêu Anh Hùng · Tin điện ảnh · Never ·

Phim của các nữ siêu anh hùng tại sao luôn là tiền truyện?

Wonder Woman và Captain Marvel (Slashfilm)
Wonder Woman và Captain Marvel (Slashfilm)

Wonder Woman thực sự là biểu tượng cho phái nữ thời đại của chúng ta ngày nay. Mạnh mẽ, đầy nghị lực, phức tạp và nhân từ, cô gái Diana của xứ Themyscira (do Gal Gadot thủ vai) chính là nữ siêu anh hùng mà rất nhiều bé gái vẫn luôn ngưỡng mộ và ăn vận theo. Vậy vì lí do gì mà cô lại vẫn luôn bị kẹt ở quá khứ?

Trong phần phim riêng đầu tiên Wonder Woman và cả phần 2 sắp tới Wonder Woman 1984, Diana và những công việc siêu anh hùng của cô đều diễn ra trong những thập kỷ trước. Đúng, chúng là những phần phim tiền truyện và Diana là cô gái đã hàng trăm tuổi nên đạo diễn có thể lấy bối cảnh ở bất kì thời điểm nào họ muốn. Nhưng vấn đề này không phải chỉ của riêng Wonder Woman mà còn rất nhiều nữ siêu anh hùng khác cũng luôn bị kẹt trong quá khứ trong những phần phim riêng của họ.

Hai dự án gần nhất có thể kể đến là phim riêng cho Captain Marvel Black Widow (có thể), cả hai đều sẽ là những phần tiền truyện, tức là những sự kiện trong phim đều xảy ra từ trước chứ không phải ở hiện tại. Như thể Hollywood không thể tìm ra cách để xây dựng câu chuyện của họ ở thời hiện đại này vậy. Và mặc dù khán giả vẫn rất thích thú được xem Gal Gadot trong bộ quần áo cổ điển hay Brie Larson với mái tóc kiểu Rachel, nhưng thật sự việc luôn đưa các nữ anh hùng về quá khứ là một điều rất đáng ngờ.

Diana, cô Công chúa của Quá khứ

Diana trong Wonder Woman (The Verge)
Diana trong Wonder Woman (The Verge)

Chúng ta được biết đến sự tồn tại của Wonder Woman (Gal Gadot) từ Batman v Superman: Dawn of Justice vào năm 2016, một bộ phim lấy bối cảnh ở thời điểm hiện tại. Nhưng khi đó cô chỉ là nhân vật phụ và chỉ xuất hiện trong hơn 15 phút. Đó chắc chắn là một màn ra mắt bùng nổ và khiến mọi người đều háo hức muốn xem phần phim riêng của cô, Wonder Woman. Bộ phim ra mắt ngay năm sau đó, nhưng trong phim của Patty Jenkins lần này, chúng ta được chứng kiến một Diana trẻ tuổi, ngây thơ xứ Themyscira trên chuyến hành trình khám phá thế giới loài người đầu tiên, vào năm 1918.

Trong phần phim riêng đầu tiên kể về nguồn gốc của Diana, ta có thể hiểu khi nó được lấy bối cảnh hàng thập kỷ trước Batman v Superman: Dawn of Justice. Và việc để Wonder Woman lần đầu biết đến thế giới loài người vào đúng thời điểm Thế Chiến I cũng là một bước đi thông minh, và là một cú ngoặt sáng tạo so với ấn phẩm Wonder Woman đầu tiên của William Moulton Marston khi ông lấy bối cảnh Thế Chiến II.

Nhưng có lẽ một trong những lí do lớn nhất Wonder Woman được lấy bối cảnh trong quá khứ là để ta có thể thấy những giá trị nữ tính của cô đối lập với một xã hội gia trưởng vào những năm 1910: chiến trường không phải chỗ cho phụ nữ! Phụ nữ thì chỉ có thể mặc váy thôi! Tất cả mọi người đều đáng giá thấp Diana và điều này chỉ khiến chúng ta càng có cảm giác thành tựu hơn khi cô chứng minh họ đã sai! Đó chính là chủ nghĩa nữ quyền được biến hóa sao cho thật dễ tiếp thu: khán giả có thể hiểu được toàn bộ ý tưởng về chủ nghĩa nữ quyền mà không bị nhồi nhét một đống thứ liên quan đến chính trị như ngày nay.

Đồng thời, khi đặt Wonder Woman ở quá khứ, Patty Jenkins đã có thể giữ cho phần phim riêng này tách biệt với một vũ trụ DCEU đang ngày càng trở nên rối rắm và đen tối hơn. Nhưng điều thú vị là, ngay cả Warner Bros. cũng phải công nhận Wonder Woman là bước ngoặt cho DCEU và là sự khởi đầu cho một vũ trụ điện ảnh mới, tươi sáng hơn.

Trong Wonder Woman 1984 sắp ra mắt trong thời gian tới, chúng ta sẽ lại được gặp lại Diana ở cuối một cuộc chiến tranh khác. Chúng ta chưa biết nhiều thông tin về phần hậu truyện này, nhưng ít nhất ta được biết Diana sẽ có một cuộc sống kín đáo trong thời kì Nội Chiến (Civil War), có lẽ vẫn là dưới tư cách một sử gia nghệ thuật khi không thực hiện những công việc siêu anh hùng như ta được thấy ngày nay.

Vậy tại sao bộ phim không lấy luôn bối cảnh ở thời kì hiện đại luôn? Những năm 1980 là thời điểm cuộc sống của phụ nữ đã tốt hơn rất nhiều bởi họ vừa mới trải qua làn sóng nữ quyền lần thứ hai. Nhưng đó cũng là thời kì khi nhiều kẻ bệnh hoạn đi trộm đồ lót của phụ nữ hoặc cưỡng hiếp họ cho vui. “Quyền lực của phái nữ” chỉ là từ được họ treo ở đầu môi mà thôi. Và có thể đây là lí do phần hậu truyện của Wonder Woman lại tiếp tục được lấy bối cảnh trong quá khứ.

Captain Marvel

concept art của Captain Marvel (Slash Film)
concept art của Captain Marvel (Slash Film)

Bối cảnh của Captain Marvel được lấy vào những năm 1990 và còn thần bí hơn so với Wonder Woman. Từ góc độ kể chuyện, việc lấy thời điểm hơn 20 năm trước so với hiện tại cũng là điều khá có lý. Chủ tịch của Marvel Studios Kevin Feige đã nói rằng Captain Marvel là siêu anh hùng hùng mạnh nhất của MCU và là người có thể đánh ngang tay với Thor hay Doctor Strange. Đặt cô ở xã hội hiện đại bây giờ trong tư cách một siêu anh hùng mới nổi sẽ khiến sự tồn tại của Avengers trở nên thừa thãi.

Nhưng hiện chúng ta cũng chưa giải thích được tại sao Captain Marvel lại bị đặt ở hơn một thập kỷ trước dòng thời gian hiện tại của MCU. Đây không phải lần đầu tiên của Marvel, Captain America đã là tấm gương đầu tiên. Theo nguồn tin, Captain Marvel sẽ giới thiệu về Skrulls, loài sinh vật biến hình ngoài trái đất đã khủng bố các anh hùng của Marvel trong nguyên tác truyện tranh suốt nhiều năm trời và có thể đóng một vai trò quan trọng trong MCU. Rồi sau đó chúng ta có đoạn credit cuối phim Avengers: Infinity War ám chỉ về việc Captain Marvel có thể sẽ là con bài chốt của Nick Fury trong Avengers 4.

Câu hỏi là: Khi nào thì các nhân vật nữ của chúng ta mới trở lại thì tương lai?

Chiến binh Ong Evangeline Lilly (Slash Film)
Chiến binh Ong Evangeline Lilly (Slash Film)

Nữ siêu anh hùng duy nhất của Marvel được xuất hiện trong tư cách nhân vật chính trong một bộ phim ở thời kì hiện đại là Chiến binh Ong (Wasp) của Evangeline Lilly trong Người Kiến và Chiến binh Ong (Ant-Man and the Wasp). Và tương lai của các nữ siêu anh hùng khác cũng không tươi sáng hơn là mấy khi Black Widow của Scarlett Johansson cũng được cho là một phần tiền truyện.

Lời giải thích có thể là Marvel và Warner Bros. không muốn lặp lại thất bại đáng xấu hổ trong quá khứ với những bộ phim về nữ siêu anh hùng lấy bối cảnh thời kì hiện đại như Elektra hay Catwoman. Hoặc bởi vì chúng ta mới chỉ đang ở đầu thời kì của những bộ phim nữ siêu anh hùng và sẽ cần mất thêm vài thập kỷ nữa để đưa họ về với thời điểm hiện tại. Dù là lí do gì đi nữa thì cũng hi vọng xu hướng này sẽ không diễn ra trong thời gian quá dài.

Nguồn: Slash Film