Chàng Vợ Của Em
My Mr. Wife - Comedy, Drama
Cuộc sống thú vị của một gia đình có người đàn ông làm hậu phương vững chắc, để người phụ nữ đi “chinh chiến” bên ngoài.
Diễn viên
Thái Hoà,
Phương Anh Đào,
Thanh Trúc,
Hứa Vĩ Văn,
Vân Trang
Đạo diễn
Charlie Nguyễn
[REVIEW] Chàng Vợ Của Em - Hành trình đi tìm điều lớn lao của mỗi con người
Đánh giá phim · Moveek ·
Phim hướng đến những điều lớn lao, sâu sắc trong mỗi con người, hãy dắt cả nhà cùng xem nhé và tìm ra cho mình điều lớn lao hơn đó nhé.
Xu hướng hình tượng nữ chính độc lập, cá tính nở rộ trên màn ảnh Châu Á
TV Series · Tin điện ảnh · miduynph ·
"Nữ cường" đang dần nở rộ càng lúc càng nhiều trên màn ảnh.
Nhìn lại điện ảnh Việt năm 2018 – Một năm “buồn” nhiều hơn “vui”
Nhìn lại điện ảnh Việt năm 2018, có thể thấy đây là một năm buồn nhiều hơn vui.
Cộng đồng
Tuy nhiên, có vài ba điểm mấu chốt làm cho thông điệp trên hoàn toàn (theo thiển ý của tôi) là thiếu thuyết phục. Thứ nhất, Mai thành công một phần là nhờ "người vợ" Hùng giúp quán xuyến việc nhà, từ nấu nướng quét dọn đến nuôi "con" (tức con chó của Mai). Tức là tuy đổi vai trò, Mai và Hùng vẫn biểu trưng cho một cặp đôi truyền thống với hai trách nhiệm riêng biệt. Dù Mai có là "hình" và Hùng có là "bóng" đi nữa, mối quan hệ của họ thực ra không hề phủ nhận quan niệm "nam quản ngoại sự, nữ quản nội sự" của Mạnh. Và tôi thấy chuyện trong hôn nhân, nhất thiết phải có một bên chịu hy sinh làm "bóng" để một bên làm "hình" là rất không công bằng, mặc dù thực tế có rất nhiều cặp vợ chồng như vậy. Chuyện "bóng hình" bản thân nó không có gì sai, nhưng có lẽ chỉ nên tồn tại khi tính cách hai bên dẫn đến một mối quan hệ "bóng hình." Sẽ có lúc cả hai bên chỉ muốn làm "bóng", chỉ muốn làm "hình", hoặc có những mối quan hệ khác mà hình ảnh "bóng hình" không thể nào mô tả được.
Đến đây, có người có thể bảo rằng, bản thân chuyện đổi vai trong "bóng hình" giữa Mai và Hùng đã tiến bộ rồi. Nhưng thật ra sự đổi vai này có hoàn toàn suôn sẻ hay không thì chưa chắc. Đỉnh điểm của bộ phim diễn ra vào cuộc song đấu giữa Mai và Mạnh, nhưng thật khó để nói rằng ý tưởng đằng sau bài thuyết trình của Mai là do cô nghĩ ra. Trên thực tế, bộ phim ám chỉ rằng Hùng chính là người nảy ra ý tưởng chủ đạo hiến kế cho Mai. Nhưng nếu vậy thì cuộc đấu trí đó là giữa Mai và Mạnh, hay là Hùng và Mạnh (2 người đàn ông.) Kẻ thắng cuộc là ai? Hùng hay Mai? Nếu Mai chỉ là người thực thi ý tưởng của Hùng, vậy sự khẳng định của trí tuệ của cô là ở đâu? Nếu cô đã tự thân leo đến tận nấc thang quyền lực tương đương với Mạnh trong công ty, tại sao cô không được quyền chứng tỏ bản thân mà phải dựa vào một người đàn ông, ngay cả khi anh ta có đang đóng vai "vợ" đi nữa.
Tất nhiên, có thể bảo rằng chuyện Hùng tương trợ Mai là ý nói đến chuyện "vợ chồng" phải giúp đỡ nhau, chuyện "bóng hình" chỉ là cách nói chứ không có ranh giới chuyện của vợ, chuyện của chồng. Dân gian ta chẳng có câu "đồng vợ đồng chồng tát biển Đông cũng cạn" hay sao. Tuy nhiên, giả sử trường hợp Mai Hùng biểu trưng cho việc vợ chồng đoàn kết đi nữa, thì cái cách mà Mai chiến thắng Mạnh là rất có vấn đề, đi ngược lại tất cả thông điệp mà cô biểu trưng.
Như chúng ta đều nhớ, Mạnh trình bày hình ảnh một thế giới mang chủ nghĩa cá nhân, đơn độc, được kiểm soát bởi công nghệ đến từng chi tiết, tức một thế giới thiếu tình người. Mai, (hoặc Hùng thì đúng hơn), đưa ra một viễn cảnh bớt cực đoan, tiếp nhận công nghệ nhưng vẫn gìn giữ truyền thống. Và cái truyền thống được gìn giữ ở đây chính là một không gian gia đình ấm cúng. Nhưng trớ trêu thay cái không gian này là không gian nội trợ, và người làm chủ cái không gian nội trợ này chính là các bà, các mẹ, các người phụ nữ đã và đang làm cái "bóng" cho những ông chồng. Thật vậy, bài thuyết trình đẩy lên cao trào bằng cách đưa ra hàng vạn tấm hình và đoạn phim ngắn với hình ảnh những lời chúc nhắn nhủ của hàng ngũ những chiếc "bóng" đến với các quý ông, những chiếc "hình" đang chễm chệ ngồi chứng kiến. Mà nói vậy có nghĩa là Mai đã vô tình khẳng định chính điều mà cô phủ định với Mạnh trước đó: rằng đằng sau hình ảnh mỗi người đàn ông thành đạt là chiếc bóng của một bà nội trợ. Vậy là để đạt được sự thành đạt của đàn ông (tức được đề cử đi Tokyo làm sếp), Mai chỉ có cách phải lợi dụng chính cái khung quyền lực mà cô đang chống lại. Nếu có cố cứu vớt Mai bằng cách nói rằng đây là ý tưởng của Hùng, thì vậy còn tệ hơn, vì dù Hùng có đang đóng vai "hình", nhưng anh lại hiến kế đưa ra thông điệp trái ngược với những gì anh đang làm. Hơn nữa, lý do Mai chiến thắng là vì công ty của cô muốn bán một sản phẩm vừa hiện đại, vừa truyền thống. Tức là cái chiến thắng của cô có ẩn ý cho thấy việc đàn ông muốn mua một căn hộ với một không gian (hoặc cái đền thì đúng hơn) tôn thờ, trân trọng sự cống hiến của các bà nội trợ là hoàn toàn hợp lý. Nhưng chẳng phải cái sự tôn thờ, trân trọng, biết ơn đó cũng chính là buồng giam giữ cầm chân những người phụ nữ đằng sau tấm màn "gia đình", tấm màn "hậu phương vững chắc" vốn đã bắt họ làm những chiếc bóng hay sao? Bài thuyết trình của Mai có khác nào là kiểu lâu lâu cho cái "bóng" làm cái "hình", chỉ để cái "bóng" tiếp tục đồng lòng làm cái "bóng"?
Bình cũ rượu mới, hay bình mới rượu cũ? Nếm thử vẫn thấy vị cay đắng ngày nào.
Link gốc: https://tommyrotblog.wordpress.com/2018/09/07/ve-thong-diep-nu-quyen-trong-phim-chang-vo-cua-em/
Phuc Phan 10
Đại Kim 7