Ký Sinh Trùng
Parasite - Drama, Thriller
Đánh giá của Lucasnguyen1110
Không phải là con thú được sinh ra từ chất thải hóa học trong ‘Quái vật sông Hàn’, cũng không phải sinh vật lai giống bởi con người như trong ‘Okja’, Bong Joon Ho tập trung bóc tách chủng loài quen thuộc nhưng cũng đầy thách thức: Con Người.
Từ đầu năm 2019 đến nay, ít bộ phim nào khiến chúng ta tò mò như Parasite (Ký sinh trùng) của đạo diễn Bong Joon Ho. Từ tấm poster bí ẩn che mắt tất cả những nhân vật đậm màu ly kỳ, cho đến trailer gây hoang mang, bối rối, sau đó đển giải Cành Cọ Vàng danh giá và tràng pháo tay dài 8 phút ở Cannes, sự kích thích ngày một gia tăng ở những khán giả. Không ít người nhầm tưởng đây là một bộ phim kinh dị, phim xác sống, thậm chí là phim đại dịch. Dù chơi chữ khéo léo và ăn khớp với tác phẩm trước đây là “Vật Chủ” (The Host - Quái vật sông Hàn), Parasite của Bong không có bất kỳ một quái vật nào, càng không thuộc phạm trù “khoa học viễn tưởng” mà ông hay khai thác nhiều năm trở lại đây. Ở Parasite, Bong Joon Ho tiếp tục thể hiện rõ nỗi ám ảnh của ông với bản ngã con người khi đặt chủ thể giữa những bí mật được chôn giấu trong nơi sâu thẳm nhất của xã hội.
Parasite mở đầu bằng ô cửa sổ của một nhà hầm và kết thúc cũng bằng chính ô cửa sổ đó. Tại nơi này, gia đình nghèo khó họ Kim vật lộn mưu sinh qua ngày giữa những khói bụi và ô uế của một xóm lao động nghèo giữa Hàn Quốc. Cậu cả Ki-woo (Choi Woo-shik) và em gái Ki-jung (Park So-dam) rảo bước khắp nhà để câu trộm wifi từ các hộ lân cận, trèo cả lên cái toilet còn cao hơn cả sàn nhà của họ. Người mẹ Chung-sook (Jang Hye-jin) kiếm tiền bằng nghề gấp hộp bánh pizza, mà tiền liên tục bị cắt giảm vì gấp 4 hộp hư 1 hộp. “Trụ cột” Ki-taek (Song Kang-ho) gặm nhấm ổ bánh mì đã bắt đầu lên mốc và kêu các con mở cửa sổ để hưởng ké thuốc xịt côn trùng.
Cuộc sống nghèo khó của họ dần đảo lộn (theo đúng nghĩa đen) khi Min (Park Seo-jun), cậu bạn nhà giàu của Ki-woo tặng họ một cục đá phong thủy kèm theo một mối gia sư hấp dẫn. Từ đây, phim dẫn dắt khán giả vào một câu chuyện nhiều tầng cảm xúc, đầy bất ngờ và đọng nhiều trăn trở, với những chủ đề về sự đố kỵ, sự giận dữ,, lừa dối, tranh giành quyền lợi, bảo vệ bí mật. Một lần nữa, Bong đặt bản ngã con người giữa những lựa chọn, đưa ra những phép thử cho họ, thách thức giới hạn và khái niệm về “sự đồng cảm” nơi khán giả.
Thật khó để có thể nói chi tiết về Parasite vào thời điểm này, vì nếu tiết lộ bất cứ tình tiết nào từ hồi hai của kịch bản trở đi sẽ tác động mạnh đến trải nghiệm ra rạp của khán giả. Tác phẩm điện ảnh này đòi hỏi khán giả thả lỏng cơ thể để Bong Joon-ho cùng gia đình họ Kim dẫn dắt qua từng chặng đường, từng mốc cảm xúc. Theo đúng phương châm của Pixar, “story is King” (câu chuyện là vua), Parasite có một kịch bản mang hơi thở của thời đại, của xã hội, xoay quanh những chủ đề về tầng lớp, giai cấp và những ẩn ức của con người. Dù không thể gọi là quá mới mẻ, nhưng bộ óc tài tình của Bong Joon-ho đã kể câu chuyện này khéo léo, thông minh, giao thoa giữa nhiều thể loại. Trong một đoạn chia sẻ đầu phim, chính Bong cũng đã nói Parasite không phải là một bộ phim dựa dẫm vào một cú ngoặt (twist) lớn, nhưng bản thân ông tin rằng khán giả chỉ có thể thấm thía toàn bợ câu chuyện trong một tâm thế “đừng biết quá nhiều”, kèm lời kêu gọi đừng tiết lộ tình tiết phim mà mọi người hay gọi là spoil.
Với việc không thể tiết lộ quá nhiều về phim, câu hỏi về tựa phim lại càng gây sốt. Ký sinh trùng thật sự là gì? Với từ điển của Bong Joon-ho, có lẽ ông sẽ định nghĩa rằng đây là một chủng loài bám vào những bậc thang để sống, chủng loài mang tên “con người”. Hình ảnh những bậc thang xuyên suốt bộ phim, từ căn nhà hầm xập xệ của nhà Kim đến dinh thự khang trang của nhà Park, tất cả đều có lối vào là những bậc thang, chỉ khác ở chỗ hướng đi: để vào nhà Kim, phải đi xuống, còn để vào nhà Park, phải bước lên. Thứ bậc xã hội và mâu thuẫn giàu nghèo được gieo vào đầy tính ẩn dụ qua những hình ảnh tương tự: khối đá phong thủy, mùi quần áo, cơn mưa. Có lẽ cũng không tình cờ khi Bong Joon-ho chọn họ Kim và họ Park, hai cái họ phổ biến nhất của người Hàn, để đặt cho hai gia đình trung tâm của phim.
Là phim Hàn Quốc đầu tiên đoạt giải Cành Cọ Vàng, Parasite hiện đang lập kỷ lục doanh thu phòng vé với hơn 8 triệu lượt xem. Điều này chứng tỏ sức hút của một tác phẩm điện ảnh không phải bom tấn, không kỹ xảo cầu kỳ vẫn có thể mang lại sức hút cực lớn với khán giả quê nhà và cả khán giả đại chúng. Ở trang IMDb, website đánh giá phim cho khán giả không thuộc giới phê bình, phim đạt số điểm 8.6/10 với hơn 1000 lượt bình chọn, một số điểm cao với một phim “đi đấu giải”.
Khác với các định kiến trước đó, Parasite không hề mang nặng tính thể nghiệm, tính arthouse hay tính cá nhân cực đoan. Đây chính là nét đặc trưng nhất của Bong Joon-ho khi luôn cho ra những sản phẩm vừa mang cá tính, tư duy, thẩm mỹ của ông nhưng lại không khó xem với những khán giả bình thường. Cũng có thể nói, chính ông tự tạo ra một dòng phim riêng, mà trong dòng phim đó không có lằn ranh rõ ràng giữa các thể loại. Khán giả sẽ cười thật nhiều ở đầu phim, cho đến khi nó không còn buồn cười nữa
Như một gáo nước lạnh dội thẳng vào mặt, Parasite biến hóa như hai bộ phim trong cùng một kịch bản, tạo nên một tác phẩm giàu sức nặng và đeo bám khán giả khi họ rời khỏi rạp và tự hỏi: “chúng ta vừa xem một bộ phim gì vậy?”
Parasite sau khi chiếu ở Cannes đã được 192 quốc gia mua bản quyền, trong đó có Việt Nam. Phim khởi chiếu từ ngày 21/6.
Từ đầu năm 2019 đến nay, ít bộ phim nào khiến chúng ta tò mò như Parasite (Ký sinh trùng) của đạo diễn Bong Joon Ho. Từ tấm poster bí ẩn che mắt tất cả những nhân vật đậm màu ly kỳ, cho đến trailer gây hoang mang, bối rối, sau đó đển giải Cành Cọ Vàng danh giá và tràng pháo tay dài 8 phút ở Cannes, sự kích thích ngày một gia tăng ở những khán giả. Không ít người nhầm tưởng đây là một bộ phim kinh dị, phim xác sống, thậm chí là phim đại dịch. Dù chơi chữ khéo léo và ăn khớp với tác phẩm trước đây là “Vật Chủ” (The Host - Quái vật sông Hàn), Parasite của Bong không có bất kỳ một quái vật nào, càng không thuộc phạm trù “khoa học viễn tưởng” mà ông hay khai thác nhiều năm trở lại đây. Ở Parasite, Bong Joon Ho tiếp tục thể hiện rõ nỗi ám ảnh của ông với bản ngã con người khi đặt chủ thể giữa những bí mật được chôn giấu trong nơi sâu thẳm nhất của xã hội.
Parasite mở đầu bằng ô cửa sổ của một nhà hầm và kết thúc cũng bằng chính ô cửa sổ đó. Tại nơi này, gia đình nghèo khó họ Kim vật lộn mưu sinh qua ngày giữa những khói bụi và ô uế của một xóm lao động nghèo giữa Hàn Quốc. Cậu cả Ki-woo (Choi Woo-shik) và em gái Ki-jung (Park So-dam) rảo bước khắp nhà để câu trộm wifi từ các hộ lân cận, trèo cả lên cái toilet còn cao hơn cả sàn nhà của họ. Người mẹ Chung-sook (Jang Hye-jin) kiếm tiền bằng nghề gấp hộp bánh pizza, mà tiền liên tục bị cắt giảm vì gấp 4 hộp hư 1 hộp. “Trụ cột” Ki-taek (Song Kang-ho) gặm nhấm ổ bánh mì đã bắt đầu lên mốc và kêu các con mở cửa sổ để hưởng ké thuốc xịt côn trùng.
Cuộc sống nghèo khó của họ dần đảo lộn (theo đúng nghĩa đen) khi Min (Park Seo-jun), cậu bạn nhà giàu của Ki-woo tặng họ một cục đá phong thủy kèm theo một mối gia sư hấp dẫn. Từ đây, phim dẫn dắt khán giả vào một câu chuyện nhiều tầng cảm xúc, đầy bất ngờ và đọng nhiều trăn trở, với những chủ đề về sự đố kỵ, sự giận dữ,, lừa dối, tranh giành quyền lợi, bảo vệ bí mật. Một lần nữa, Bong đặt bản ngã con người giữa những lựa chọn, đưa ra những phép thử cho họ, thách thức giới hạn và khái niệm về “sự đồng cảm” nơi khán giả.
Thật khó để có thể nói chi tiết về Parasite vào thời điểm này, vì nếu tiết lộ bất cứ tình tiết nào từ hồi hai của kịch bản trở đi sẽ tác động mạnh đến trải nghiệm ra rạp của khán giả. Tác phẩm điện ảnh này đòi hỏi khán giả thả lỏng cơ thể để Bong Joon-ho cùng gia đình họ Kim dẫn dắt qua từng chặng đường, từng mốc cảm xúc. Theo đúng phương châm của Pixar, “story is King” (câu chuyện là vua), Parasite có một kịch bản mang hơi thở của thời đại, của xã hội, xoay quanh những chủ đề về tầng lớp, giai cấp và những ẩn ức của con người. Dù không thể gọi là quá mới mẻ, nhưng bộ óc tài tình của Bong Joon-ho đã kể câu chuyện này khéo léo, thông minh, giao thoa giữa nhiều thể loại. Trong một đoạn chia sẻ đầu phim, chính Bong cũng đã nói Parasite không phải là một bộ phim dựa dẫm vào một cú ngoặt (twist) lớn, nhưng bản thân ông tin rằng khán giả chỉ có thể thấm thía toàn bợ câu chuyện trong một tâm thế “đừng biết quá nhiều”, kèm lời kêu gọi đừng tiết lộ tình tiết phim mà mọi người hay gọi là spoil.
Với việc không thể tiết lộ quá nhiều về phim, câu hỏi về tựa phim lại càng gây sốt. Ký sinh trùng thật sự là gì? Với từ điển của Bong Joon-ho, có lẽ ông sẽ định nghĩa rằng đây là một chủng loài bám vào những bậc thang để sống, chủng loài mang tên “con người”. Hình ảnh những bậc thang xuyên suốt bộ phim, từ căn nhà hầm xập xệ của nhà Kim đến dinh thự khang trang của nhà Park, tất cả đều có lối vào là những bậc thang, chỉ khác ở chỗ hướng đi: để vào nhà Kim, phải đi xuống, còn để vào nhà Park, phải bước lên. Thứ bậc xã hội và mâu thuẫn giàu nghèo được gieo vào đầy tính ẩn dụ qua những hình ảnh tương tự: khối đá phong thủy, mùi quần áo, cơn mưa. Có lẽ cũng không tình cờ khi Bong Joon-ho chọn họ Kim và họ Park, hai cái họ phổ biến nhất của người Hàn, để đặt cho hai gia đình trung tâm của phim.
Là phim Hàn Quốc đầu tiên đoạt giải Cành Cọ Vàng, Parasite hiện đang lập kỷ lục doanh thu phòng vé với hơn 8 triệu lượt xem. Điều này chứng tỏ sức hút của một tác phẩm điện ảnh không phải bom tấn, không kỹ xảo cầu kỳ vẫn có thể mang lại sức hút cực lớn với khán giả quê nhà và cả khán giả đại chúng. Ở trang IMDb, website đánh giá phim cho khán giả không thuộc giới phê bình, phim đạt số điểm 8.6/10 với hơn 1000 lượt bình chọn, một số điểm cao với một phim “đi đấu giải”.
Khác với các định kiến trước đó, Parasite không hề mang nặng tính thể nghiệm, tính arthouse hay tính cá nhân cực đoan. Đây chính là nét đặc trưng nhất của Bong Joon-ho khi luôn cho ra những sản phẩm vừa mang cá tính, tư duy, thẩm mỹ của ông nhưng lại không khó xem với những khán giả bình thường. Cũng có thể nói, chính ông tự tạo ra một dòng phim riêng, mà trong dòng phim đó không có lằn ranh rõ ràng giữa các thể loại. Khán giả sẽ cười thật nhiều ở đầu phim, cho đến khi nó không còn buồn cười nữa
Như một gáo nước lạnh dội thẳng vào mặt, Parasite biến hóa như hai bộ phim trong cùng một kịch bản, tạo nên một tác phẩm giàu sức nặng và đeo bám khán giả khi họ rời khỏi rạp và tự hỏi: “chúng ta vừa xem một bộ phim gì vậy?”
Parasite sau khi chiếu ở Cannes đã được 192 quốc gia mua bản quyền, trong đó có Việt Nam. Phim khởi chiếu từ ngày 21/6.