Lời Từ Biệt
The Farewell - Comedy, Drama
Cả gia đình của Bili từ New York quay trở về Trung Quốc để tham dự một đám cưới giả - cái cớ để cho cả đại gia đình được đoàn tụ khi biết tin người bà của mình chỉ còn vài tuần để sống. Trong khi đó, bà lại là người duy nhất hoàn toàn không biết đến căn ác bệnh của mình.
Đánh giá của hoangcuong77
The Farewell do Mỹ với Trung Quốc hợp tác sản xuất mà nói thật xem xong thấy nó chẳng phải Mỹ cũng chẳng phải Trung Quốc, cứ gọi là Việt Nam đặc. Nghĩa là nhìn vào đâu cũng thấy con người Việt Nam, gia đình Việt Nam trong đó, như một tấm gương lớn soi chiếu cuộc sống của chúng ta vậy. The Farewell chẳng có đao to búa lớn gì hết, câu chuyện trong đó cũng không thể cũ hơn, nhưng qua góc nhìn của một đạo diễn trẻ tuổi, mọi thứ vẫn cứ tươi mới, vẫn cứ hấp dẫn, vẫn khiến khán giả phải gật gù tán thưởng.
Thứ chúng ta thấy ở The Farewell là những va đập văn hóa không thể tránh khỏi trong thời buổi toàn cầu hóa, những mâu thuẫn tư duy của con người phải chới với lựa chọn giữa vật chất tức thời và tương lai bền vững, mà đoạn hội thoại cực kỳ xuất sắc về chuyện du học của một thằng nhóc là minh chứng rõ rệt nhất. Người Trung Quốc như vậy, người Việt Nam cũng chẳng khác gì.
Thứ mà The Farewell muốn hỏi cũng chỉ xoay quanh một vấn đề ta thấy nhiều như cơm bữa: có nên nói dối để phục vụ cho một mục đích (mà ta cho là) tốt đẹp hay không? Với người Trung Quốc hay Việt Nam, câu trả lời hẳn dễ như ăn kẹo. Nhưng với người lớn lên trong môi trường tôn trọng sự thật, tôn trọng sự khác biệt, tôn trọng tự do cá nhân, họ sẽ nghĩ thế nào, sẽ ứng xử ra làm sao? Hiển nhiên bộ phim không đưa ra đáp án cụ thể, câu trả lời tùy thuộc vào cách nhận thức của mỗi khán giả.
Bối cảnh của The Farewell thoạt trông có vẻ nặng nề, nhưng nổi lên trên cái nặng nề đó lại là đủ mọi tình tiết hài hước được cài cắm không thể khéo léo hơn. Phim thực sự thư giãn và cuối cùng, rõ là nó khiến cho ta yêu cuộc sống hơn, biết trân trọng gia đình hơn, ý thức hơn về sự nỗ lực. Khác biệt Đông – Tây về lối sống không cho phép ta kết luận đúng – sai nhưng từ góc nhìn trong The Farewell, được ở gần cha mẹ, được chăm sóc họ lúc tuổi xế chiếu, nói gì thì nói, vẫn là một điều hạnh phúc.
Thứ chúng ta thấy ở The Farewell là những va đập văn hóa không thể tránh khỏi trong thời buổi toàn cầu hóa, những mâu thuẫn tư duy của con người phải chới với lựa chọn giữa vật chất tức thời và tương lai bền vững, mà đoạn hội thoại cực kỳ xuất sắc về chuyện du học của một thằng nhóc là minh chứng rõ rệt nhất. Người Trung Quốc như vậy, người Việt Nam cũng chẳng khác gì.
Thứ mà The Farewell muốn hỏi cũng chỉ xoay quanh một vấn đề ta thấy nhiều như cơm bữa: có nên nói dối để phục vụ cho một mục đích (mà ta cho là) tốt đẹp hay không? Với người Trung Quốc hay Việt Nam, câu trả lời hẳn dễ như ăn kẹo. Nhưng với người lớn lên trong môi trường tôn trọng sự thật, tôn trọng sự khác biệt, tôn trọng tự do cá nhân, họ sẽ nghĩ thế nào, sẽ ứng xử ra làm sao? Hiển nhiên bộ phim không đưa ra đáp án cụ thể, câu trả lời tùy thuộc vào cách nhận thức của mỗi khán giả.
Bối cảnh của The Farewell thoạt trông có vẻ nặng nề, nhưng nổi lên trên cái nặng nề đó lại là đủ mọi tình tiết hài hước được cài cắm không thể khéo léo hơn. Phim thực sự thư giãn và cuối cùng, rõ là nó khiến cho ta yêu cuộc sống hơn, biết trân trọng gia đình hơn, ý thức hơn về sự nỗ lực. Khác biệt Đông – Tây về lối sống không cho phép ta kết luận đúng – sai nhưng từ góc nhìn trong The Farewell, được ở gần cha mẹ, được chăm sóc họ lúc tuổi xế chiếu, nói gì thì nói, vẫn là một điều hạnh phúc.